Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Chùa Cái Bầu

Chùa Cái Bầu, chùa cái bầu, cái bầu, ccb, cb

Vị trí: xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Chùa Cái Bầu ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn. Chùa được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời Trần cách đây trên 700 năm)
Ngày 07/12/2007, chùa được khởi công xây dựng trên tổng diện tích 20 ha, với tổng mức đầu tư trên 24 tỷ đồng bằng nguồn vốn huy động xã hội hóa và khánh thành giai đoạn I vào cuối năm 2009. Chùa ở gần khu du lịch Bãi Dài nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ bên bờ Vịnh Bái Tử Long. Với vị trí lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, đây có lẽ là một trong những ngôi chùa có vị trí đẹp nhất trong hệ thống chùa của Việt Nam. Đây còn là Thiền viện Giác Tâm, một trong hai thiền viện phật giáo của Quảng Ninh.

Chùa Cái Bầu - Thiện viện Trúc Lâm Giác là công trình văn hóa tâm linh có kiến trúc và cảnh quan đẹp tọa lạc bên bờ Vịnh Bái Tử Long, nơi gắn liền với bao chiến công hiển hách của những anh hùng hào kiệt đã giữ vững cửa ải địa đầu của vùng Đông Bắc. Đây cũng là nơi còn ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần. Trải qua thời gian và những thăng trầm lịch sử, chùa đã bị hư hỏng nặng. Vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước chùa đã được tôn tạo lại nhưng còn đơn sơ, thiếu quy hoạch. Từ năm 2007 chùa đã được quy hoạch đầu tư xây dựng lại khang trang, xứng với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của nơi đây. Chùa Cái Bầu mang dấu ấn, dấu tích giống các ngôi chùa cổ về cả kiến trúc, trang trí, phù điêu, hoa văn trang trí, bậc thang… Hiện tại Chùa đã hoàn thành các hạng mục: thiền viện - Chánh điện cao 2 tầng rộng 6.000 m2, cổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông, thất ở hòa thượng, nhà khách chư tăng- chư ni, bến bãi đỗ xe... Giai đoạn II chùa Cái Bầu sẽ được tiếp tục đầu tư gồm: Thất đường trụ trì, thất chuyên tu, thiền đường, nhà trưng bày trai đường và dựng 1 tượng Phật cao 50 m trên đỉnh núi sau Thiền Viện.
Trụ trì nhà chùa - Ni sư Hạnh Nhã cho biết: “Để giữ gìn sự tôn nghiêm nơi cửa phật, công tác an ninh trật tự trong khu vực chùa được các tăng ni, phật tử triển khai thực hiện rất tốt. Trong khuôn viên nhà chùa không cho phép bán hàng, không có những hoạt động chèo kéo du khách. Du khách đến chùa muốn dùng cơm chay hay tá túc tại đây sẽ không phải trả tiền. Nhà chùa chỉ đặt hòm công đức để cho du khách tùy tâm công đức.
Hòa trong dòng người về đây lễ chùa, điều tôi cảm nhận được là sự yên bình, thanh thản, một không khí trong lành và cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Có lẽ chính vì nhiều người đến đây đều có chung cảm nhận giống tôi nên những người đến vãn cảnh chùa đang ngày một đông. Và Chùa Cái Bầu đang dần trở thành một điểm du lịch tâm linh đối với du khách mỗi lần về với Quảng Ninh, về với Vân Đồn.
Cổng Tam Quan
Các điểm đến tiếp theo:

Nghè Quan Lạn
Nghè Quan Lạn, nghè quan lạn, nghè ql, quan lạn ql

Nghè nằm về phía đông bắc của đảo Quan Lạn trên trục đường chính Quan Lạn đi Minh Châu cách đình khoảng 1,2km. Nghè cũ sau khi bị hỏng đến năm 1986 được xây dựng lại khang trang, dân làng long trọng rước Bài vị, sắc phong đức thánh về an toạ tại nghè. Hàng năm đúng vào ngày 16/6 âm lịch, dân làng làm lễ rước bài vị, sắc phong của ngài từ nghè về đình tổ chức hội chèo bơi truyền thống và ngày 19/6 âm lịch làm lễ xa giá hoàn cung rước bài vị, sắc phong của ngài về nghè.


Nghè và đình Quan Lạn có mối quan hệ gắn bó, mật thiết trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư địa phương. Đám rước từ nghè về đình và hội đua thuyền Quan Lạn là biểu hiện sinh động cho mối quan hệ nói trên.

Đảo Ba Mùn
Đảo Ba Mùn, đảo ba mùn , đảo bm, ba mùn, bm

Đảo Ba Mùn là đảo phiến thạch duy nhất có rừng nguyên sinh của vịnh Hạ Long. Đảo còn có tên gọi khác là đảo Cao Lô, có diện tích khoảng 1800 ha với chiều dài hơn 20km, chiều ngang hẹp, chạy dài theo hướng đông tây. Ngọn núi cao nhất là núi Quít, đỉnh cao 397 m. Hệ động thực vật trên đảo rất phong phú và có nhiều loài quí hiếm.
Đảo Ba Mùn là nơi còn bảo tồn được nhiều loài động vật quý hiếm như sơn dương, hươu, nai, khỉ, voọc cùng các loài chim biển, chim di cư... Trên đảo có vô vàn các loài thực vật quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, vàng hương cùng nhiều loài cây cổ thụ khác, có những cây to ba bốn người ôm không xuể. Ngày 24/01/1997 rừng Ba Mùn đã được công nhận là rừng quốc gia Bái Tử Long.


Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong quần thể vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội gần 200km về phía đông. Vườn quốc gia Bái Tử Long bao gồm hệ sinh thái biển với diện tích mặt biển chiếm 2/3 diện tích vườn quốc gia và là nơi lưu giữ nhiều mẫu gen động thực vật quý hiếm nhiều loài được ghi vào sách đỏ. Với tổng diện tích 15.783 ha, trong đó diện tích rừng và đất rừng là 6.125 ha với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ và 9.650ha diện tích mặt nước biển, vụng áng, bãi triều ngập nước. Trong đó khu sinh thái đảo Ba Mùn, xã Minh Châu là vùng lõi của vườn quốc gia.



 Theo khảo sát Vườn Quốc gia có trên 178 loài thực vật thuỷ sinh 119 loài cá, 132 loài động vật không xương sống, 106 loài san hô trú ngụ, sinh trưởng tại vùng biển, bãi triều, vụng áng và hàng chục loài chim săn mồi đặc hữu như: diều hâu Miến Điện, chim ưng Nhật Bản, diều hâu đen, chích chòe lửa, bìm bịp lớn, đớp ruồi Hải Nam... Các loài động thực vật sinh sống trong vườn rừng và vùng biển tại khu vực Vườn Quốc gia Bái Tử Long rất phong phú, quý hiếm, có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen.

Cấu tạo địa chất của Vườn quốc gia Bái Tử Long bao gồm những đảo đất nằm xen kẽ với đảo đá như: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Hòn Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy, Soi Nhụ, có những dãy núi đá vôi vây. Quanh những thung lũng rộng lớn tạo thành những thung áng tạo ra môi trường sống phong phú của nhiều loại động thực vật khác nhau. 

Nổi bật là Thung áng Hang Dơi nằm ở khu vực Cái Lim, thuộc đảo Trà Ngọ Lớn, đây là khu rừng ngập mặn rộng khoảng 10ha, địa hình của thung áng Hang Dơi là không trực tiếp tiếp xúc với nước biển. Nước biển chảy qua những hang ngầm hay những khe hốc đá, cộng với nước ngọt chảy trên sườn núi xuống tạo ra sự đa dạng của các loài động thực vật. Ở đây có nhiều loài sinh sống như ếch, nhái, rắn, xen kẽ với những loài nước mặn như tôm, ngán, sam... Đây còn là khu bảo tồn về cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn văn hóa lịch sử với các di chỉ khảo cổ như hang Soi Nhụ nơi phát hiện sự tồn tại của người Việt cổ cách đây khoảng 14 nghìn năm với dấu tích một thương cảng Vân Đồn sầm uất trước đây. Nằm trong quần thể Vườn quốc gia Bái Tử Long có xã Minh Châu, nơi sở hữu bãi biển tự nhiên cát trắng mịn dài khoảng 2 km được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Vịnh Bắc Bộ. Phía trên bãi biển là khu rừng trâm nguyên sinh trải dài trên diện tích 14ha rất phù hợp với phát triển du lịch sinh thái.

Chùa Quan Lạn
Chùa Quan Lạn, chùa quan lạn, chùa ql, quan lạn, ql

Chùa thường được gọi là chùa Quan Lạn, tọa lạc ở xã Quan Lạn, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.


Chùa thường được gọi là chùa Quan Lạn, tọa lạc ở xã Quan Lạn, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Chùa nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng gồm: chùa Quan Lạn, đình Quan Lan, đền Vân Hải, miếu Đức Ông. Điện thoại: 033.877481. Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Bắc tông.

Tam quan chùa được xây khá lớn vào năm 1953. Cổng giữa có tầng lầu treo quả đại hồng chung. Sau tam quan là đài Quan Âm được xây năm 2002.

Ngôi chánh điện được trùng tu nhiều lần, lần trùng tu mới nhất do Sư cô trụ trì Thích Nữ Trung Thế tổ chức vào năm 2004. Mái ngôi chánh điện chồng diêm, bên trong có nhiều hoành phi và câu đối.
Điện Phật bài trí trang nghiêm. Đặc biệt chùa còn giữ nhiều pho tượng cổ bằng đồng như bộ tượng Tam Thế Phật, tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát đản sanh, tượng Mẫu.

Đến đây bạn nên chọn cho mình một khách sạn tại hạ long hoặc chọn cho mình một nơi nghỉ dưỡng phù hợp với mình. Bạn có thể chọn ATI - Bái Tử Long Resort ở Thôn 2, Xã Hạ Long, Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh

Trải dài trên diện tích 100 ha với thế mạnh 10 km bờ biển, Khu Du lịch Sinh thái Biển ATI - Bái Tử Long là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống Á Đông và phong cách hiện đại Phương Tây.
Hệ thống nhà sàn khép kín được bố trí sát biển tạo cho du khách cảm giác gần gũi với thiên nhiên, xoá nhoà ranh giới giữa cuộc sống hiện đại ồn ào, náo nhiệt để hoà mình vào biển cả mênh mông. Khách sạn bao gồm 21 căn nhà nằm ven biển, mỗi căn nhà có 4 phòng riêng biệt. Khu nhà sàn với những trang thiết bị hiện đại sẽ thích hợp với qúy khách có nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan kết hợp du lịch, hội nghị, hội thảo, sự kiện marketing… Cùng với đó 17 căn biệt thự với 45 phòng cũng được trang bị đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra, khách sạn cũng có các phòng hội nghị chuyên nghiệp với sức chứa từ 100 - 300 khách. Các phòng có tiện nghi, trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần làm nên thành công cho sự kiện của quý khách.
Đến với Khu Du lịch ATI - Bái Tử Long, du khách có cơ hội thưởng thức những món ăn truyền thống Á Âu, những đặc sản chỉ có duy nhất ở vùng biển nhiệt đới với sự chế biến của các đầu bếp tài ba. Nhà hàng có thể phục vụ đến 500 thực khách cùng một lúc. ATI - Bái Tử Long cũng có hệ thống quầy bar sang trọng phục vụ một thực đơn phong phú các loại đồ uống từ cocktail đến các loại rượu.
Nếu bạn là người ưa hoạt động thì khu vui chơi giải trí với các loại hình độc đáo hấp dẫn sẽ tạo cho kỳ nghỉ của bạn những ấn tượng thực sự khó quên.
Và nếu bạn muốn thoả mãn trí tưởng tượng bay bổng và mong ước khám phá tận cùng những kỳ thú của thiên nhiên, những chiếc cano của ATI sẽ đưa bạn tới những hòn đảo nguyên sơ với những câu chuyện đậm màu huyền thoại. Phút ghé thăm làng nghề truyền thống ven biển sẽ góp phần làm nên ý nghĩa cho cuộc hành trình thú vị.
Đặc sản Hạ Long
















Chả mực bánh cuốn

Cách chế biến chả mực đòi hỏi sự khéo tay và kinh nghiệm. Từ việc lựa con mực đến việc “giải phẫu” bỏ phần ruột và bọng mực, lớp da bên ngoài cho đến việc nêm gia vị, cách giã, cách rán. Chả mực khi mới rán xong có màu vàng ruộm, mùi thơm nức, vị đậm đà ăn với bánh cuốn hoặc xôi rất ngon.
Ở thành phố Hạ Long có dãy phố chuyên làm chả mực bánh cuốn ở cạnh rạp Bạch Đằng đã trở nên quen thuộc, nhiều người gọi là phố “Chả mực bánh cuốn”. Cà Sáy Tiên Yên

Cà sáy là vịt lai ngan. Giống vịt lai ngan được dân địa phương thuần chủng và nuôi tại đây từ lâu đời. Người Tiên Yên làm thịt cà sáy và chế biến món nước chấm chuyên dùng của nó hết chỗ chê. Một thứ nước chấm có vị thơm của nước mắm Cái Rồng, Vạn Yên, Cát Hải, lại có vị ngọt ngào nồng ngậy của xá xị Quảng Tây cùng với vị cay dịu của gừng Tiên Yên trồng trên đất quê nhà.
Thịt cà sáy không phải vịt cũng chẳng phải ngan nhưng hương vị lại có cả hai và qua bàn tay người Tiên Yên chế biến thì lại ngon lên gấp bội.

Nem chua và Canh hà Quảng Yên
Nem chua Quảng Yên có thể sánh cùng nem chạo Thanh Hoá. Song mỗi nơi lại có hương vị riêng. Còn Canh hà Quảng Yên thì không đâu có. Đặc biệt là giống hà còn sống ở dòng sông Chanh. Đây là dòng sông cửa biển, có sự giao hoà giữa nước ngọt từ đồng bằng ra hoà với nước mặn của biển Hạ Long.
Hà sông Chanh đem nấu canh chua ăn rất ngon và có cả bốn mùa, nhưng thú vị nhất vẫn là được ăn vào những ngày hè nóng bức.
Sái Sùng rang - mồi xào

Ở vùng biển Quảng Ninh có một loại hải sản đặc biệt, được gọi là sái sùng (hay sá sùng), tiếng Hán Việt gọi là sá trùng (con sâu cát), dân địa phương gọi là con mồi.
Xứ sở của sái sùng là vùng bờ biển huyện đảo Vân Hải, nhất là các xã Minh Châu, Quan Lạn. Sái sùng sống trong các bãi cát có nước triều lên xuống. Khi nước triều xuống, người dân địa phương ra đào. Người đào sái sùng đòi hỏi có kinh nghiệm, có kỹ thuật, động tác điệu nghệ như người nghệ sỹ múa trên cát. Sái sùng đào được đem xào với tỏi tươi ăn rất ngon, một món ăn dân dã đặc sắc mà người dân vùng biển Hạ Long gọi là mồi xào.
Sái sùng khô đem rang, khi chín có màu vàng, mùi rất thơm, một hương thơm nồng ngậy đậm đà của biển. Sái sùng rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau dấp cá, rau thơm và uống với bia thì thật là tuyệt. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ

Rượu được chế tạo từ loại gạo nếp đặc sản của địa phương. Gạo nếp không giã, được nấu chín đưa vào ủ. Khi đã lên men và đến độ ngấu thì người ta cho vào ngâm cùng với thứ men lá lấy từ trong rừng Hoành Bồ, sau một thời gian chuyển thành rượu. Rượu được chắt ra đựng trong hũ, lọ để uống dần, mỗi bữa một vài chén.
Khi có khách thì mang cả hũ ra đãi. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ có vị chua ngòn ngọt, có tác dụng kích thích tiêu hoá, giải khát rất tốt, nhất là vào mùa hè. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ vốn dễ uống, có độ nhẹ nhàng, nên nhiều người cho là không thể say được. Nhưng khi uống quá nhiều thì bị say li bì, có khi phải 2-3 ngày mới tỉnh. Ưu điểm là khi tỉnh rượu không bị đau đầu, vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, trong người vẫn thấy khoẻ và lần sau lại muốn được uống tiếp.
Thú vị nhất khi uống rượu nếp ngâm Hoành Bồ là khi đi thuyền trên hồ Yên Lập, ăn cá trắm hoặc cá chép được đánh bắt ngay tại hồ và được ngắm nhìn thưởng thức cảnh đẹp nên thơ của thiên nhiên kỳ thú.
Rượu ngán Hạ Long
Ngán luộc, ngán nướng, người ta có thể ăn ngay cũng rất ngon, nhưng khi đem pha chế thành rượu ngán thì sẽ trở thành một thứ đồ uống tuyệt hảo.
Rượu ngán có mùi thơm, một mùi thơm khó tả rất riêng của biển. Cái thú vị khi uống rượu ngán là được tự tay điều chế. Một ly rượu ngán chuẩn phải có màu hồng, có vị hơi mằn mặn, chan chát, có mùi thơm thì mới đúng là rượu ngán Hạ Long.
Uống rượu ngán Hạ Long ăn tôm hấp, sò huyết, ghẹ luộc, cá nướng, chả mực, hay bất kỳ một thứ hải sản nào cũng đều rất hợp.

 

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét