Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa

Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa, nhà thờ chánh tòa bà rịa, nhà thờ, bà rịa

Vị trí: Phường Phước Hưng, Thị Xã Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu
Phường Phước Hưng, Thị Xã Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu Tel:(064) 3825705
Giáo phận Bà Rịa được tách từ giáo phận Xuân Lộc năm 2005, là một trong các giáo phận đàn em, nhưng việc sống Tin Mừng đã phát triển tại đây rất sớm (khoảng năm 1698). Trên 300 năm hình thành và phát triển, nhờ ơn Chúa và sự góp sức chung lòng của các thừa sai: dòng Tên, Hội Thừa Sai Paris, thừa sai thuộc Thánh Bộ, dòng Phanxicô, các linh mục, tu sĩ và giáo dân vùng Vũntàu Bà Rịa đã viết nên trang sử của mình và góp phần vào trang sử Giáo hội Việt Nam.
Từ sắc chỉ cấm đạo của nhà Nguyễn năm 1630-1665, và cuộc khai phá đất Phương Nam (1698), các Kitô hữu đến vùng đất Bar-Ya hay Ba-ria (Bà Rịa), Dou-nai (Ðồng Nai), Ben-go (Bến Gỗ), Dat-do (Ðất Ðỏ)... để yên bề sinh sống và giữ đạo. Họ được các thừa sai dòng Tên đi theo phục vụ. Năm 1670, ở Xích Lam (Ðất Ðỏ), gần Bà Rịa đã có gần 300 gia đình Công giáo. Năm 1692, Ðức cha F. Pérez kinh lý các họ đạo tại vùng Bến Gỗ. Theo Ðức cha M. Labbé, năm 1670, "miền Ðồng Nai có ít nhất trên 2,000 giáo dân". Sự việc các cha dòng Tên ở Ðồng Nai, được cha Juan Antonio nhắc tới từ năm 1700, cụ thể năm 1738, cha Johann Grueber phục vụ 8,000 giáo hữu. Ngày 2-7-1740, Ðức cha E.F. de la Baume (khâm sai Tòa Thánh) ra nghị định phân chia địa sở cho các thừa sai hoạt động, trong đó Ðồng Nai được trao cho các cha dòng Tên coi sóc (trừ Bến Gỗ thuộc Hội Thừa Sai Paris). Theo cha Adrien Launay, năm 1747, vùng Ðồng Nai có số giáo hữu như: Ben-go (Bến Gỗ) 200 giáo hữu thuộc Hội Thừa Sai Paris. Các cha dòng Tên coi sóc: R. Dou-nai (Ðồng Nai) 400, Ben-go (Bến Gỗ) 250, Da-lua 500, Ke-tat 70, Dou-mon 40, R. Moxoai (Mô Xoài) 400, Ba-ria (Bà Rịa) 140, Nui-nua (Núi Nứa) 50 và Ðất Ðỏ 380.
Năm 1844, giáo phận Ðàng Trong được chia thành hai: Ðông Ðàng Trong (Quy Nhơn) và Tây Ðàng Trong (Saigòn). Tây Ðàng Trong gồm 6 tỉnh Nam Kỳ, xứ Cao Miên (Khơ Me) và các tỉnh phía Nam Ai Lao. Vùng đất Bà Rịa, Vũng Tàu, có đông giáo hữu thuộc giáo phận Tây Ðàng Trong do Ðức cha D. Lefèbvre Ngãi coi sóc.
Năm 1850, Tòa Thánh tách trọn phần đất Khơ Me để thành lập giáo phận mới gọi là Nam Vang, trao cho Ðức cha J.C. Miche Mịch coi sóc. Từ ngày phân chia giáo phận đến hết năm 1862, các thừa sai, linh mục, tu sĩ và giáo dân thuộc giáo phận Bà Rịa ngày nay đã phải gánh chịu cơn bách hại cách tàn khốc. Ngoài các bản án được triều đình phê chuẩn cụ thể như vụ thiêu sinh 4 ngục: ngục Dinh (Phước Lễ), ngục Thơm (Long Kiên), ngục Thành (Long Ðiền) và ngục Ðất Ðỏ (Phước Thọ) gồm 700 người. Ðêm 7-1-1862), nhà cầm quyền cho đốt bốn ngục thiêu sinh 444 giáo hữu thuộc 5 họ lẻ: Ðất Ðỏ, Thơm, Dinh, Thành, Gò Sâm (Thạnh Mỹ) hạt Bà Rịa, các vị tử đạo được thừa sai Croc Hòa và cha Trí mai táng trong ba ngôi mộ thập thể ngày 8-1-1862.
 
Năm 1924, giáo phận Tây Ðàng Trong được đổi tên thành giáo phận Saigòn. Năm 1954, gần 800,000 người Công Giáo từ Bắc Việt di cư vào Nam và ở rải rác khắp các tỉnh từ miền Trung trở vào, một số rất đông đã tụ về miền Xuân Lộc Bà Rịa Vũng Tàu tạo nên các xứ đạo mới như Hố Nai, Gia Kiệm, Phương Lâm, Vũng Tàu... Năm 1960, Tòa Thánh chia giáo phận Saigòn thành 3 giáo phận: một giữ tên cũ giáo phận Saigòn, giáo phận Ðà Lạt và giáo phận Mỹ Tho. Vùng đất giáo phận Xuân Lộc thuộc giáo phận Saigòn.
Ngày 14-10-1965, Ðức Phaolô VI ban sắc chỉ tách giáo phận Saigòn thành 3 giáo phận: giáo phận Saigòn vẫn giữ tên cũ, giáo phận Phú Cường và giáo phận Xuân Lộc. Giáo phận Xuân Lộc gồm 3 tỉnh: Long Khánh, Biên Hòa và Phước Tuy (Bà Rịa). Tòa Thánh bổ nhiệm Ðức cha Giuse Lê Văn Ấn làm giám mục tiên khởi. Khi thành lập, giáo phận Xuân Lộc gồm: 164,144 giáo dân trong tổng số dân 521,595 người với 133 giáo xứ, 135 linh mục triều, 19 linh mục dòng, 50 tu sĩ (La San, Gioan Thiên Chúa, Xitô, Ða Minh), 200 nữ tu (Thánh Phaolô, Mến Thánh Giá, Ða Minh). Năm 1974, có 374,560 giáo hữu trên tổng số 1,048,164 dân với 155 giáo xứ, 218 linh mục triều, 25 linh mục dòng, 97 đại chủng sinh, 215 tiểu chủng sinh, 109 tu sĩ, 949 nữ tu, 168 trường trung - tiểu học.
Ðức cha Giuse Lê Văn Ấn đã mở mang giáo phận Xuân Lộc về mọi phương diện. Ngài đã xây dựng những cơ sở cần thiết cho giáo phận như tòa giám mục Xuân Lộc, chủng viện, Trung Tâm Hành Hương Ðức Mẹ Bãi Dâu. Ngày 17-6-1974, ngài đã qua đời sau một cơn bạo bệnh.
Ðức cha Ða Minh Nguyễn Văn Lãng được Tòa Thánh chỉ định làm giám mục Chính Tòa Giáo phận Xuân Lộc ngày 11-8-1974. Từ giữa năm 1975, tình hình chính trị Việt Nam thay đổi, Ðức cha Ða Minh đã sáng suốt lèo lái con thuyền giáo phận Xuân Lộc trong những khó khăn thử thách lớn lao.
 
Vì nhu cầu mục vụ của giáo phận Xuân Lộc ngày càng tăng, Ðức cha Ða Minh, với sự chấp thuận của Tòa Thánh, đã làm lễ tấn phong giám mục cho cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật và đặt ngài làm giám mục phó giáo phận Xuân Lộc ngày 16-7-1975.
 
Ngày 22-2-1988, Ðức cha Ða Minh Nguyễn Văn Lãng đột ngột qua đời, Ðức cha Nguyễn Minh Nhật lên làm giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc trong thời kỳ đất nước đang đổi mới. Ngài đã tích cực xây dựng giáo phận, nhất là thúc đẩy phong trào học hỏi giáo lý trong toàn giáo phận, đào tạo Hội Ðồng Giáo Xứ và đặc biệt đào tạo các ơn gọi linh mục.

Năm 1992, cha Tôma Nguyễn Văn Trâm được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc. Ngài được tấn phong ngày 7-5-1992.
Ngày 30-9-2004, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Ða Minh Nguyễn Chu Trinh làm giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc. Ngày 11-11-2004, lễ tấn phong giám mục được tổ chức tại nhà thờ chính tòa giáo phận Xuân Lộc, cũng ngày này Ðức cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật chính thức nghỉ hưu.
Ngày 22 tháng 11 năm 2005, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã thiết lập Tân Giáo Phận Bà Rịa, tách ra từ giáo phận Xuân Lộc, vừa đồng thời bổ nhiệm Ðức Cha Tomas Nguyễn Văn Trâm, làm giám mục chính toà tiên khởi của tân giáo phận Bà Rịa.
 
Giáo Phận Mới Bà Rịa nằm trọn trong địa giới hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích 1,975 km2, dân số công giáo là 224,474 người giữa tổng dân cư 908,622 người, tức khoảng 24.7%. Số linh mục giáo phận là 67; số linh mục dòng là 35, nam tu 192 và nữ tu 406. Nhà Thờ Giáo Xứ Bà Rịa, được dâng kính hai thánh tông đồ Giacôbê và Philipphê, trở thành Nhà Thờ Chánh Toà của Tân Giáo Phận Bà Rịa. Tân Giáo Phận Bà Rịa thuộc về Giáo Tỉnh Sài Gòn.

Khách Sạn Long Hải ở  Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền là nơi lý tưởng cho bạn nghỉ ngơi sau những ngày dài mệt mỏi.

 Bên cạnh đó có rất nhiều khách sạn tại vũng tàu cho bạn lựa chọn như: Khách Sạn Minh Hiệp, khách sạn Rạng Đông....

Đến đây bạn nhớ tham gia Lễ hội Nghinh Cô - Dinh Cô
Lễ hội Nghinh Cô -  Dinh Cô, lễ hội nghinh cô-dinh cô , nghinh ông-dinh cô, nghinh ông, dinh cô

Vị trí: Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Thời gian: 12/2 âm lịch. Địa điểm: Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đối tượng suy tôn: “Cô” có tên là Lê Thị Hồng Thuỷ. Đặc điểm: Lễ hội nước (lễ rước bằng tàu thuyền trên biển) đông người tham dự. Ngày vía cô trở thành lễ hội lớn thu hút rất đông khách từ nhiều tỉnh thành khác đến. Các đội múa lân, dàn nhạc ngũ âm từ nhiều tỉnh Nam bộ đến góp vui. Các nghi lễ trong ngày hội: lễ cầu an tại chính điện vào đêm hôm trước. Bên ngoài diễn ra đêm hội hoa. Lễ rước vào sáng 12 trên hàng chục chiếc ghe thuyền trang hoàng lộng lẫy để cầu mong trời yên bể lặng, tôm cá đầy khoang.
Lễ hội Nghinh Cô nằm trong hệ thống lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần tiêu biểu của ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng đây không đơn thuần chỉ thờ Mẫu - Nữ thần mà là sự kết hợp của lễ hội Cầu Ngư với tục thờ cúng Thần biển (Bà Thủy Long, cá voi của người Chăm) và tín ngưỡng thờ Mẫu - Nữ thần của cư dân địa phương.

Hàng năm, cứ đến ngày mồng 10 tháng 02 âm lịch hàng chục ngàn người ở khắp các miền quê tề tựu về Dinh Cô (Thị trấn Long Hải - Bà Rịa - Vũng Tàu) tham dự lễ hội. Đây là lễ hội không thuộc loại lâu đời nhưng lại được coi là một trong những lễ hội nước lớn nhất của ngư dân ven biển Nam Bộ. Lễ hội diễn ra ở Dinh Cô, dưới mom núi Thùy Vân thuộc ấp Hải Sơn, thị trấn Long Hải huyện Long Đất. Người dân địa phương thường gọi đây là lễ hội Dinh Cô.


Truyền thuyết kể lại rằng, có một cô gái tên là Lê Thị Hồng Thủy, quê quán ở Phan Rang. Cô là con gái duy nhất của ông Lê Văn Khương và bà Thạch Thị Hà. Thỉnh thoảng cô hay theo cha vào vùng Bà Rịa và Gò Công buôn bán. Cô rất yêu cảnh mến người và không muốn rời xa vùng đất phía Nam. Trong một lần vào Nam buôn bán, khi thuyền còn neo đậu tại vùng Mù U (Long Hải), cô không muốn rời khỏi đất này nên đã xin cha ở lại đây sinh sống lâu dài. Nhưng người cha kiên quyết không bằng lòng nên buộc cô phải trở về quê hương cùng ông. Khi thuyền bắt đầu nhổ neo, người cha tìm mãi không thấy cô đâu. Sau ba ngày không tìm thấy cô ông buồn bã quay về quê nhà.

Vài hôm sau, xác cô trôi dạt vào Hòn Hang. Ngư dân Phước Hải chôn cất cô trên đồi cát gần nơi tìm thấy xác cô (đó là Mộ Cô bây giờ). Mộ của cô luôn được cát bồi đắp, cỏ không mọc được mà ngay bên cạnh một cây đa tươi tốt mọc nhanh như thổi che mát mộ Cô. Sau một thời gian vùng này có dịch bệnh, có rất nhiều người bị đau và chết. Trong khi dịch bệnh đang hoành hành thì có người nằm mơ thấy Cô báo mộng về giúp dân làng vượt qua khỏi dịch khí. Dân làng thấy vậy liền thắp hương cầu khấn cô, quả nhiên dịch bệnh qua khỏi. Sau sự việc ấy, có người đã xin bà con xây am thờ phụng để mong Cô sẽ độ trì dân làng làm ăn phát đạt cuộc sống an lành. Hàng năm lễ hội Dinh Cô được ngư dân Long Hải tổ chức rất long trọng theo nghi thức cổ truyền vào 3 ngày từ 10 đến 12 tháng 2 âm lịch.

Trong ngày lễ. Dinh Cô được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm, có chăng đèn kết hoa. Các nhà trong vạn ghe đều đặt bàn hương, trên có nhang đèn, bánh trái, mâm xôi... ban đêm có treo đèn lồng. Các tàu thuyền của ngư phủ đều đậu ờ bến, mỗi chiếc đều treo đèn giấy nhiều màu, kết hoa từ mũi đến lái, kể cả cột buồm. Những chiếc thuyền ghe từ các làng cá như Long Hải, Phước Hải, Phước Tỉnh, Vũng Tàu và một số thuyền ghe từ miền Trung vào đều trở nên rộng lẫy. Vì thế, ban đêm ở đây hiện ra cảnh nhộn nhịp huy hoàng của hội hoa đăng. Thuyền ghe nào ở đây cũng hướng mũi vào trước Dinh Cô thực hiện nghi thức "Chầu Cô".


Khi đêm xuống những chiếc thuyền ghe chiếu sáng một góc trời. Ngư dân tin rằng khi thuyền của họ về chầu Cô, nếu trang trí đẹp cũng có nghĩa là bày tỏ lòng thành kính chân thành với Cô cùng với sự mong cầu Cô phù hộ, giúp đỡ cho thuyền ghe nhiều tôm cá. Chính từ quan niệm ấy cho nên tất cả các thuyền ghe đều thi đua trang trí thuyền ghe của mình sao cho đẹp nhất, tạo nên một vùng biển với hàng trăm chiếc ghe trang trí đủ màu sắc.


Một nghi thức khác xuất hiện trong lễ hội Nghinh Cô là lễ phóng sinh. Người ta mua chim để trong lồng và tổ chức thả chim ra, tương tự việc phóng sinh vào các ngày rằm hay mồng một mà nhân dân một số nơi vẫn làm.



Trong những ngày diễn ra lễ hội Nghinh Cô ở Bà Ria Vũng Tàu có các đoàn hát về diễn tuồng và hát bội. Các vở diễn cũng có nội dung giống như các vở diễn trong lễ Nghinh Cô. Ngoài ra, người ta còn tổ chức múa lân sư rồng, múa bông (mâm ngũ sắc, mâm vàng, mâm bạc) và các trò chơi dân gian khác như thi bắt cá, bắt lươn và các môn thi đua thuyền, đua thúng… Các trò chơi dân gian này thường thu hút đông đảo thanh niên ngư dân trong lòng tham gia. Vì vậy mà trò chơi này thường diễn ra rất hào hứng và sôi nổi vì sự cổ vũ nhiệt tình của người xem, giúp cho lễ hội thêm phần náo nhiệt và hấp dẫn.



Như vậy, có thể nói nét độc đáo của lễ hội Nghinh Cô Long Hải chính là sự hội tụ, ngưng đọng của nhiều dòng, nhiều nét đẹp văn hóa và hương vị riêng của mọi miền. Và trong khoảnh khắc của không khí lễ hội thiêng liêng và tin cẩn này, người dự hội có cảm giác khoảng cách giữa thần linh và đời sống dân dã dường như không còn nữa. Chính sự quy mô và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham dự lê hội Nghinh Cô đã tạo ra một diện mạo và tác động tích cực đối với lễ hội khác ở địa phương và trong vùng.

Món ngon Vũng Tàu

Bánh hỏi An Nhất
Bánh hỏi được làm bằng một thứ gạo thơm và bí quyết là cách pha chế bột sao cho bánh dẻo, dai. Miếng bánh hỏi trắng thơm mùi gạo mới càng nhai càng thấy ngọt hậu, bánh hỏi cuốn với rau sống , thịt xào , chấm với nước mắm kèm ngó sen chua ngọt, cuốn hết cuốn này thêm cuốn khác tới no mà vẫn thấy thèm, hoặc ăn với thịt bò xiên bằng que nướng trên bếp than hồng , chấm mắm nêm cũng rất ngon.
 
Thịt nướng kiểu Nga
Rất nhiều quán thịt nường chế biến theo kiểu Nga, nguyên liệu là thịt heo, bò gà…dùng xiên nứớng trên bếp lửa than, thịt được tẩm gia vị theo truyền thồng kiểu nga, trong đó có những quán nổi tiếng như quán Việt Nga, Vườn Bàng ở 37/4 Nguyễn Thái Học.
 
Tiết canh tôm
Dùng dao nhọn đâm vào gáy tôm lúc còn sống để lấy tiết, tôm làm tiết canh phải là lọai tôm từ 700gr trở lên. Tiết canh tôm ăn là lạ, thịt tôm mềm lẫn với tiết tôm sừng sựt như rau câu, mằn mặn , ngòn ngọt, thực khách được xem đầu bếp biểu diễn màn đánh tiết canh tôm ngay tại bàn .
Mứt hạt bàng
Bàng ở Côn Đảo là loại cây rừng, lá và quả thật to. Người dân Côn Đảo “thu hoạch” quả bàng đem phơi cho dốt vỏ, rồi trong những lúc rỗi việc nhà, đem ra chẻ lấy hạt dùng làm mứt…
Đến Côn Đảo, du khách thường được mời thưởng thức món đặc sản mứt hạt bàng. Có hai loại mứt hạt bàng: ngọt và mặn. Gọi là mứt nhưng thật sự đó là hạt bàng rang với muối hoặc với đường như đậu phộng rang muối, đường ở đất liền. Cho một vài hạt vào miệng, vị ngọt của đường hay vị mặn của muối hòa lẫn vị bùi và béo của hạt bàng ở đầu lưỡi, du khách đều công nhận: lạ và ngon!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét