Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Chùa Hải Tạng

Chùa Hải Tạng, chùa hải tạng, hải tạng, ht

Vị trí: Cù lao Chàm, Hội An, Quảng Nam
Chùa Hải Tạng là một ngôi cổ tự trên đảo Cù lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Chùa được xây dựng vào năm 1758 (năm Cảnh Hưng thứ 19)
Chùa Hải Tạng là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ phật kết hợp thờ Thánh Thần nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cư dân trên đảo Cù Lao Chàm và cho thương thuyền các nước ghé vào hành lễ. Chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi này khoảng 200m về hướng đông bắc, sau vì do bão làm hư hại nặng và để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ nên vào năm Tự Đức nguyên niên (1848) chùa dời về vị trí hiện nay.
Chùa Hải Tạng trên đảo Cù Lao Chàm
Chùa Hải Tạng được xây dựng với mục đích đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cư dân vùng đảo Cù Lao Chàm nói riêng, đồng thời là nơi cho thương thuyền các nước ghé vào hành lễ cúng kính tín ngưỡng Phật giáo với cầu mong được phù hộ trên con đường làm ăn, buôn bán của họ. Lúc đầu chùa được xây dựng ở vị trí cách hiện nay khoảng 200m về hướng Đông Bắc, sau do bão làm hư hại nhiều và để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ nên vào năm Tự Đức, chùa đã dời về vị trí hiện nay và tiếp tục được tôn tạo khang trang hơn.
Chùa Hải Tạng gần 300 năm tuổi trên Cù Lao Chàm
Chùa ở vào thế phong thủy lý tưởng, tọa lạc sát chân núi phía Tây của Hòn Lao thuộc Cù Lao Chàm, lưng tựa núi vững chãi, mặt tiền xoay theo hướng Tây – Tây Nam nhìn thẳng vào núi Bà Mộc như thể hòn xôi án ngữ. Đây là hướng nhìn lý tưởng, bởi có sự thông thoáng, tiền hậu, tả hữu phân minh. Ngay dưới chân là đồng ruộng, khu dân cư và mờ xa về đất liền là Đô thị cổ Hội An. Phía Nam có khoảng trống gió lùa trải dài qua Rừng Cấm (nay là Xóm Cấm) đưa hơi nước từ Hòn Nhờn lướt qua trước mặt thổi lên khu dốc Chùa. Theo truyền thuyết, trước đây khu này rừng rậm có nhiều trăn, rắn độc. Vì thế, để an toàn, tường thành bao bọc xung quanh chùa được xây bằng đá, cổng tam quan phía trước gồm 3 lối vào, tam quan tạo dáng vòm, mái lợp ngói âm dương và đắp nhiều con giống. Toàn bộ tam quan cao 5m, rộng nhất 1,5m, dài 6m. Kề ngay đấy là 4 trụ biểu, trên chóp trụ có khối hình hoa sen cánh lật… Dù thiên nhiên khắc nghiệt, lại phải đương đầu với nhiều trận cuồng phong hàng trăm năm qua nhưng đến nay, công trình chính vẫn vững vàng, bề thế. Tuy nhà Tây đã bị sập hoàn toàn, nhà Đông còn lại phần kiến trúc chính nhưng toàn bộ di tích vẫn toát lên vẻ hào sảng uy nghiêm hiếm thấy ở các di tích khác. Chính điện lợp ngói âm dương, bờ nóc, bờ hồi đắp nổi nhiều đường nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển tạo cảm giác nhẹ nhàng.
Lùi vào mái hiên khoảng 2,5m là hệ thống cửa (thường khép kín), thượng song hạ bản, gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh ngăn không gian bên ngoài với không gian nội thất. Toàn bộ nếp nhà chính này có hệ vì kèo kết cấu kiểu “chồng rường giả thủ” chia làm 3 lòng. Việc mở rộng diện tích ở đây được sử dụng biện pháp tăng thêm lòng nhà bằng cách tăng cường hệ liên kết các cây rường, cột cái, cột quân và giả thủ trong thế đỡ thẳng lên đòn tay (hoành), lòng 3 của mái trước được ngăn cách bởi hệ thống cửa tạo thành mái hiên. Với lối kiến trúc này, cộng với liên kết ngang gồm 4 vì (vài) chia làm 3 gian, tạo cho không gian nội thất của chùa thông thoáng, vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu và mở rộng.
Nội thất chùa lộng lẫy nhờ hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, uy nghiêm, lớp lang huyền ảo thiêng liêng nhờ hệ thống tượng thờ đồ sộ trên những bàn hương án tả hữu, trước sau như những mạch tiếp nối huyền bí thẳm sâu trong khung cảnh đường bệ đầy màu sắc. Nổi bật là bộ Tam thế Phật bằng hợp chất gồm 3 tượng. Kế đến là tượng Thích Ca ngồi trên đài sen…
Chùa có nhiều truyền thuyết nhưng cư dân ở đây vẫn tâm đắc nhất câu chuyện về việc xây chùa. Tương truyền các cây cột được làm từ ngoài Bắc đem về làm một chùa nào đó trong Nam nhưng khi về đến Cù Lao Chàm vì trời tối nên phải neo ghe nghỉ lại. Sáng ra, ghe kéo neo đi tiếp, nhưng thật lạ lùng, biển tự dưng sóng dậy, ghe cứ xà quần, tới lui lòng vòng không đi ra khỏi Lao. Sau có người trong đoàn lên cúng xin keo mới biết dàn cột này phải để lại dựng chùa cho Cù Lao Chàm không được đem đi. Vì thế chùa dựng lên lấy tên là Hải Tạng. Hải là biển, Tạng là kinh, ý nói Chùa là nơi hội tụ kinh tạng mênh mông như biển. Một ý khác là Kinh tạng của Nhà Phật đây được hội tụ từ mọi con đường trên biển.
Cùng với sự hiện diện gần như nguyên trạng về kết cấu kiến trúc, mỹ thuật, cách bố trí tượng thờ nguyên thủy của thời kỳ Tam giáo Đồng nguyên trong Phật giáo ở Hội An, chùa Hải Tạng là nguồn tư liệu quý trong việc nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, khi Cù Lao Chàm trở thành khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, di tích là một bức tranh trong tổng thể di tích, danh thắng Cù Lao Chàm.

Tiếp đó bạn đến khu du lịch sinh thái Bãi Chồng

Khu du lịch sinh thái Bãi Chồng, khu du lịch sinh thái bãi chồng, kdlst bãi chồng, bãi chồng

Bãi Chồng bây giờ đã là điểm du lịch sinh thái lý tưởng đối với nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, Hội An (Quảng Nam). Thế nhưng, ít ai biết rằng 11 năm trước nơi đây chỉ là một vùng biển đảo hoang sơ, vắng lặng.
Một góc biển đảo Cù Lao Chàm – Hội An
Vẻ đẹp hoang sơ

Với diện tích 34.800m2, Bãi Chồng có bãi cát biển mịn vào loại bậc nhất trên Hòn Lao (1 trong 8 hòn đảo của Cù Lao Chàm), có thảm thực vật xanh mượt với những khe nước tự nhiên đổ xuống từ núi cao và những hình đá kỳ thú gợi trí tưởng tượng phong phú.

Ẩn hiện bên những bãi tắm uốn lượn, cát trắng nước trong tuyệt đẹp là “những hòn đá được thời gian mài tròn, xếp chồng lên nhau” như biểu tượng âm-dương, chồng-vợ, làm cho cảnh quan thiên nhiên nơi đây vô cùng thơ mộng, quyến rũ những người ham thú du ngoạn thưởng lãm cùng thiên nhiên…

Ông Lê Thanh Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao (VH-TT) Hội An, phụ trách khu du lịch Bãi Chồng nhớ lại: “Được lãnh đạo thị xã lúc bấy giờ khuyến khích và giao nhiệm vụ làm thử nghiệm mô hình “du lịch hoang dã” tại đây, chúng tôi rất lo lắng. Bãi Chồng hồi ấy vắng vẻ đến lạ lùng, chỉ có 3 hộ dân ở Bãi Làng lâu lâu ghé qua thăm rẫy chuối, vườn hoa màu theo mùa vụ mà họ khai phá trồng trọt. Lần đầu đổ quân xuống phát quang, tổ chức bữa cơm trưa dã ngoại là một ngày trung tuần tháng 7/1999. Đó là ngày chúng tôi không thể nào quên…”.

Theo các nhân viên ở đây, những ngày đầu đón khách, do không có cầu cảng nên công việc này hết sức khó khăn; nhiều khi phải trung chuyển khách bằng thuyền nhỏ, thúng chai, thậm chí ban quản lý phải dự phòng bằng đường bộ nếu điều kiện thời tiết xấu. Cơ sở vật chất thì hầu như chẳng có gì, thiếu chỗ lưu trú, khu vệ sinh, nước sạch, điện thắp sáng, phương tiện, vật dụng cho du khách… đã vậy còn lệ thuộc nhiều vào thời tiết. Có đêm trời mưa, cả khách lẫn nhân viên phải chuyển lên ngủ trên “thuyền văn hoá”.


Đá xếp chồng lên nhau như biểu tượng âm-dương, chồng-vợ...

Song, chính vẻ đẹp hoang dã với cảnh trời mây, biển núi, không gian thoáng đãng, kỳ vĩ của nơi này cùng những thú vui tắm mát, thưởng thức hải sản, lặn ngắm san hô… đã níu giữ bước chân du khách.

Lộ trình thích hợp

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, Trung tâm VH-TT Hội An đã có những bước đi thích hợp, đánh thức được tiềm năng và thế mạnh của vùng du lịch hoang dã nơi biển đảo này. Hiện tại ở Bãi Chồng đã có 1 nhà nghỉ tập thể, 1 nhà đón tiếp, 2 khu nhà hàng, 3 khu nhà tắm-vệ sinh, nhiều nhà dù, nhà lều, võng… đủ năng lực đáp ứng nhu cầu lưu trú cho khoảng 200 khách… Tổng kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong hơn 11 năm đạt trên 2 tỷ đồng.

Ông Võ Phùng - Giám đốc Trung tâm VH-TT Hội An, cho biết: “Công tác đầu tư được tính toán cẩn trọng trong điều kiện nguồn vốn có hạn, đặc biệt phải đáp ứng những vấn đề nan giải về giữ gìn cảnh quan tự nhiên, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng sinh học… mà vẫn đảm bảo những tiện ích cho du khách”.

Lộ trình đầu tư, theo giám đốc Võ Phùng, vì vậy cũng khá bài bản, công phu: đột phá là công tác vệ sinh nên khu nhà vệ sinh đầu tiên (xây năm 2000) được lợp, che bằng tranh tre và dừa để tham khảo các ý kiến đóng góp. Từ đó, các công trình xây sau được làm theo kiểu nhà sàn, bằng vật liệu gỗ, lợp lá gần gũi với môi trường tự nhiên. Hệ thống đường, điện, nước nội bộ… cũng được thiết kế phù hợp cảnh quan thiên nhiên kết hợp với cải tạo hồ nước, đường leo núi, điều chỉnh dòng suối, cầu qua kênh.

Môi trường xung quanh được chú trọng cải thiện theo hướng xanh, sạch, tự nhiên. Hơn 200 cây dừa gáo cũng được trồng dọc theo bãi biển, tạo sự thân thiện cho du khách. Chất lượng phục vụ du khách không ngừng được nâng cao. Công tác đảm bảo thông tin liên lạc, cứu hộ, vệ sinh ăn uống, phòng chữa bệnh… luôn có phương án chặt chẽ, chủ động, đảm bảo an toàn về mọi mặt cho du khách.


Du khách thả mình giữa thiên nhiên thơ mộng, quyến rũ của Bãi Chồng

Hơn 11 năm “khởi đầ
u nan”, Khu du lịch sinh thái Bãi Chồng đã đón trên 60.000 lượt khách trong nước và quốc tế, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Ngoài ra còn có hơn 10.000 lượt khách đối ngoại các cấp đến tham quan, nghỉ mát. Đặc biệt, sau khi Cù Lao Chàm được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, từ tháng 6/2009 đến nay (trong thời điểm thuận lợi về thời tiết) lượng khách đến Cù Lao Chàm và tham quan Bãi Chồng tăng gấp đôi.
Tiềm năng khu du lịch hoang dã Bãi Chồng đã được đánh thức, nhưng để trở thành một điểm du lịch sinh thái biển-đảo lý tưởng ngay giữa lòng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, Hội An cần phải có sự vươn mình mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Bạn có thể chọn cho mình một khách sạn tại hội an phù hợp với mình. Ví dụ như Khách Sạn Green Field Hội An ở 423 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam.


Đồng xanh - Green Field Hotel là khách sạn toạ lạc trên trục đường chính từ Hội An đến biển cửa Đại. Chung quanh được bao bọc bởi cây xanh cùng với gió biển trong lành, mát mẻ.
 Chỉ cách phố cổ 4 phút đi bộ, đi xe đạp chỉ 10 phút đến biển Cửa Đại Hội An, rất thuận tiện cho du khách tắm biển, mua sắm hoặc dạo chơi phố cổ
 Với phương châm phục vụ: " Chất lượng - Thân thiện - Hiệu quả " Trong thời gian lưu trú tại Green Field Hotel. Khách sẽ cảm thấy hài lòng và hoàn toàn yên tâm thoải mái như đang ở nhà mình.
Khách sạn có 60 phòng ngủ, hấu hết các phòng có ban công nhìn ra hồ bơi và sân vườn.tất cả các phòng đều có cửa sổ thoáng mát cùng các tiện nghi hiện đại và đầy đủ các dịch vụ theo tiêu chuẩn khách sạn ba sao.
Quầy bar và nhà hàng Âu Á với 100 chỗ ngồi cạnh hồ bơi và sân vườn cây cảnh.

Đến Hội An ăn cao lầu, cơm gà, chè bắp

Đến Hội An không thể không ăn cao lầu, tuy nhiên nếu bỏ qua cơm gà thì sẽ là cả một sự hối tiếc, và trong lúc mải ngắm những ngôi nhà cổ, bạn cũng đừng quên rẽ vào quán nhỏ để ăn một bát chè bắp.

Hội An là điểm đến đầy thú vị của du khách trong và ngoài nước. Những ngôi nhà cổ, những quán cà phê nhỏ xinh, những gánh hàng hoa rực rỡ, những đêm rằm thả đèn hoa đăng lãng mạn… đã mê hoặc lòng người.

Và dĩ nhiên, đi dọc theo những con phố tĩnh lặng của Hội An, khi bụng đã réo ầm ĩ thì bạn không thể tìm cho mình một món ăn ngon. Xin điểm những món ăn ngon khó bỏ qua và rất dễ tìm thấy khi đến phố Hội.

Cơm gà Hội An


Sự lựa chọn đầu tiên của bạn, chắc chắn sẽ là cơm gà Hội An. Bởi trước khi đến đây, bất kỳ ai cũng “google” những món ngon của xứ sở này, và cơm gà là đặc sản. Nhưng Hội An không có nhiều quán cơm gà, phải đi vòng vèo vài con phố, bạn mới “tia” thấy lác đác những tấm biển gỗ, và đặc sắc nhất là quán cơm gà Bà Buội, Cô Nga, thường bắt đầu từ 11h trưa hoặc tối.

Đó là một đĩa cơm nhỏ, với gà xé, gà trộn và rau sống. Cơm trắng nấu riêng, được trộn trước với một ít mỡ gà, béo ngậy và vàng ươm. Thịt gà ta được xé nhỏ, lọc hết xương, trộn và bóp đều với các loại gia vị, chanh, ớt, tỏi, rau sống.


Cơm gà Hội An


Trong tiết trời ấm áp của Hội An, chỉ vì mải chơi quá nên lúc nhìn đĩa cơm gà vàng ươm, dậy mùi thì chỉ sau 5 phút bạn đã “xử” hết veo một đĩa cơm gà. Nếu muốn bạn có thể gọi thêm một đĩa, nhưng ăn theo kiểu “thòm thèm” thì mới ngon và còn chỗ để tiếp tục thưởng thức những món khác khi dạo phố. Giá cơm gà ở Hội An rất phải chăng, từ 25.000-40.000 tùy vào độ lớn nhỏ.

Tò mò với cao lầu

Với những “tín đồ” của phim truyền hình Việt Nam thì sau những thước phim Cho một tình yêu, cao lầu sẽ là món ăn khiến bạn tò mò nhất khi đến Hội An. Đây cũng là món ăn gắn liền với thương hiệu của phố Hội từ xưa đến nay.

So với cơm gà thì cao lầu được bán phổ biến hơn tại phố cổ. Trong những nhà hàng sang trọng, những quán ăn nhỏ hay đơn giản là một gánh hàng trong đêm, bạn đều có thể gọi món cao lầu. Mỗi bát cao lầu có giá từ 10.000-20.000 đồng, tùy vào địa điểm mà bạn lựa chọn.

Cao lầu được bán rất nhiều tại Hội An.


Cao lầu của người Hội An được chế biến rất công phu.

Nhiều người không quen ăn thường cho rằng cao lầu có vị giống mì Quảng, tuy nhiên, chế biến cao lầu là cả một quá trình chăm chút và tinh tế hơn rất nhiều. Cũng từ đó mà vị của món ăn này có sức hút đối với không chỉ người trong nước mà còn cả du khách quốc tế.

Sợi mì làm nên cao lầu được làm từ bột gạo sống và chín, trải qua nhiều công đoạn sẽ cho ra sợi mì giòn và dai hơn mì Quảng. Ngoài giá, rau sống, tóp mỡ giòn tan, thì điểm nhấn chính của một bát cao lầu là thịt lợn xá xíu. Và nước thịt xá xíu này cũng chính là nước cho vào bát cao lầu, rất đậm đà và dậy mùi thơm.

Bánh rán hàng rong

Trên phố, một vài chiếc xe bán các loại bánh rán cũng đẩy đưa rất mời gọi. Mỗi chiếc bánh này có giá từ 4.000-5.000 đồng/chiếc, được bày bán trên chiếc xe nhỏ rất sạch sẽ. Muốn ăn chiếc nào, bạn chỉ vào chiếc đó và chủ xe cho bánh vào chảo mở nóng ran, một lúc sau bạn đã có trên tay chiếc bánh này.

Bánh rán hàng rong.
Tuy nhiên, bánh rán ở Hội An không đa dạng và không có mùi vị đặc trưng riêng, đơn giản đó là những chiếc bánh làm bằng bột mì, nhân đậu, thịt được rán giòn theo vị mặn hoặc ngon.
Tào phớ
Sau khi bước chân qua cầu Nhật Bản, ghé thăm ngôi nhà cổ Phùng Hưng với muôn vàn chiếc đèn lồng sặc sỡ, bạn bước chân ra hít thở khí trời trong lành. Và bên kia đường, bạn nhìn thấy một gánh tào phớ nóng hổi và thơm lừng. Thế là, món ăn này đến với bạn, vừa ngon, vừa vui, vừa gợi nhớ những kỷ niệm thời ấu thơ với những gánh hàng rong: “Ai tào phớ, tào phớ đê”….
Tào phớ ấm lòng
Chè bắp phố Hội
Buổi tối, Hội An lung linh với những quán cà phê ngập tràn sắc màu của đèn lồng. Bạn cũng có thể chọn một quán cà phê bên dòng sông Hoài, nằm giữa trung tâm phố để vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức món ngon. Đồ uống của Hội An cũng không có gì đặc biệt, tuy nhiên, trong lĩnh vực chè thì Hội An rất hãnh diện với chè bắp, chè sen.
Chè sen đặt trong một chiếc ly nhỏ, những hạt sen tươi, trắng muốt, thơm và mát, tương tự như bất kỳ một ly chè sen ở nơi khác, nhưng giá thì rẻ hơn rất nhiều, chỉ 5.000-6.000 đồng/ly.
Chè sen

Chè bắp và bánh tráng đập.

Với chè bắp thì đó là sự khác biệt. Bắp ở đây không hề để nguyên cả hạt như những hạt bắp chúng ta vẫn thường ăn chè ở Hà Nội, TP.HCM hay nhiều nơi khác. Hạt bắp được bào thành những lát rất mỏng, nấu nhừ ở mức độ vừa phải để khi cho ra bát thì đa số vẫn giữ nguyên lát li ti đó.

Vị chè bắp của Hội An cũng thơm, cũng dẻo, nhưng ăn không cần phải cho thêm đá mà vẫn rất mát dịu. Mỗi bát chè bắp nhỏ xinh đó, giá chỉ khoảng 4.000-5.000 đồng.

Bánh tráng đập

Nếu chưa từng một lần ăn bánh tráng đập, đặc sản của người Quảng Nam - Quảng Ngãi, chỉ với 5.000-10.000 đồng, bạn sẽ có ngay món ăn này tại bất kỳ con phố nào ở Hội An. Nghe tên gọi bánh đập thì nhiều người tưởng phải “tung chưởng” ghê lắm, nhưng bánh đập đơn giản là bánh tráng kẹp bánh ướt, đập nhẹ rồi chấm với nước mắm ngọt, cay.

Bánh tráng đập cho vào miệng, có sự giòn tan của bánh tráng, mềm và mát của bánh ướt, chút đậm đà, cay cay sau khi chấm. Ngon một cách dịu nhẹ như đang ở một buổi chiều hoặc đêm mùa hè mát mẻ. Chỉ đơn giản là thế thôi, nhưng cũng đủ để bạn cảm thấy thư thái hơn trong một buổi dạo quanh phố cổ, với những món ăn nhẹ nhàng mà khó quên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét