Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Động Hoa Nghiêm

Động Hoa Nghiêm, động hoa nghiêm, động hn, đhn, hoa nghiêm, hn

Vị trí: Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Động Hoa Nghiêm, thuộc khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Từ cổng sau chùa Tam Thai, rẽ bên trái, chúng ta sẽ đến động Hoa Nghiêm. Động Hoa Nghiêm nằm bên cạnh động Huyền Không là những động đẹp bậc nhất của Ngũ Hành Sơn


Nằm trong khu Thủy Sơn thuộc Ngũ Hành Sơn, sau chùa Tam Thai, men theo lối mòn bên hông nhà chùa và rẽ trái là động Hoa Nghiêm. Bước chân đứng trước cổng vào động là cả một không gian huyền ảo của ánh sáng và đá tạo lên một bức tranh tuyệt đẹp cho nơi đây



Đây là một thạch động nhỏ, có Huyền Không Quan cổ kính, trầm mặc rêu phong, bên trong động có thờ Tượng Phật Bà Quan Thế Âm cao lớn, điệp màu với núi đá có đôi mắt từ bi nhìn ra cửa động, tượng Phật do Nghệ nhân Nguyễn Chất của Làng nghề đá mỹ nghệ tạo thành từ năm 1960.




Bên trái của Tượng Phật, trên vách động là tấm bia cổ Linh Trung Phật quý hiếm do nhà sự Huệ Đạo Minh lập năm Canh Thìn 1640; bia ghi lại việc trùng tu và tôn vinh công đức của các phật tử, trong đó có rất nhiều gia đình người Nhật Bản đến làm ăn từ phố cổ Hội An đã đến cúng công đức xây dựng chùa.





Động nhỏ hẹp, sáng sủa, có một bia khắc 3 chữ lớn "Phổ Đà Sơn"  có nghĩa là núi non hiểm trở. Mặc dù không huyền ảo như Huyền Không Động nhưng lại có một sức hút riêng. Động Hoa Nghiêm và Huyền Không cùng chung lối cổng vào, Động Hoa Nghiêm nằm trên mặt đất còn động Huyền Không nằm lõm sâu dưới mặt đất 5-6m.







Lối từ động Hoa Nghiêm xuống động Huyền Không
Động Huyền Không là động lớn nhất ở Ngũ Hành Sơn, có lẽ vì thế mà nó thu hút được khá nhiều du khách đến tham quan cho cả động Hoa Nghiêm. Mỗi động một vẻ đẹp khác nhau, có sức hấp dẫn khác nhau và đều là tour du lịch chính mà du khách chọn lựa khi đến tham quan Ngũ Hành Sơn.


Khách Sạn The Marble Mountain là là một trong nhiều khách sạn tại đà nẵng phù hợp với nhiều khách. Khách sạn ở 338 Lê Văn Hiến , Ngũ Hành Sơn , Đà Nẵng

Nằm ở vị trí thuận lợi thuộc Đà Nẵng, The Marble Mountain Hotel là một nơi nghỉ chân tuyệt vời để tiếp tục khám phá thành phố sôi động. Khách sạn nằm cách trung tâm thành phố 3 km và dễ dàng tiếp cận các địa điểm khác trong thành phố . Khách sạn hiện đại này nằm trong khu lân cận với các địa điểm tham quan nổi tiếng của thành phố như Bãi biển Bắc Mỹ An, núi Cẩm Thạch, Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Với việc mang lại dịch vụ cao cấp cho khách và một loạt những tiện nghi hiện đại, The Marble Mountain Hotel đã cam kết sẽ đem đến cho bạn một kì nghỉ thoải mái dễ chịu nhất có thể. Khách sạn đem đến sự tiếp cận hàng loạt dịch vụ như bãi đỗ xe, đưa đón khách sạn/sân bay, phòng hút thuốc, phục vụ ăn tại phòng, dịch vụ Internet.
The Marble Mountain Hotel có 12 phòng, tất cả đồ nội thất đều dễ chịu, êm ái, như tủ đồ ăn uống nhẹ, máy lạnh, bàn, tivi LCD/Plasma, tủ lạnh. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Dù cho lý do của bạn khi tham quan Đà Nẵng là gì đi nữa, The Marble Mountain Hotel là một nơi tuyệt vời cho chuyến nghỉ mát vui vẻ và thú vị.


Điểm đến tiếp là Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn, ngũ hành sơn, nhs

Đà Nẵng tự hào về vẻ đẹp của Ngũ Hành Sơn. Năm ngọn núi vươn ra như năm ngón tay có tên theo ngũ hành: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn (gồm Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn).
Dường như ai từng biết đến Đà Nẵng là biết đến Ngũ Hành Sơn. Nó nổi tiếng đến độ nhiều người muốn xem nó như là biểu tượng của vùng đất này. Không gian huyền ảo, thơ mộng, chùa chiền và hang động, cây cỏ và tiếng chuông chùa, sóng vỗ và những dằng dặc nghìn trùng... cách không xa trung tâm thành phố, Ngũ Hành Sơn từ lâu đã thật sự là một cõi thiên thai dành cho du khách.
Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, quận Ngũ Hành sơn. Đây là nhóm núi đá (trong đó có cả đá cẩm thạch) nằm kề với biển, liền sông. Mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ: Kim Sơn, Thủy Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn và Hỏa Sơn. Không gian huyền ảo, thơ mộng với chùa chiền, hang động, cây cỏ, tiếng chuông chùa... Ngũ Hành Sơn thật sự là cõi thiên thai giữa chốn trần gian.
Khách thập phương khi đến đây, được hòa mình vào thiên nhiên phóng khoáng với núi non trùng điệp, sóng vỗ dạt dào, cây cỏ xanh mướt và lắng lòng nghe tiếng chuông chùa xa xa vọng lại, mọi tạp niệm của cõi trần tục dường như được rũ sạch.
Từ trước đến nay, người ta đặt cho nhóm núi này nhiều tên. Người Việt đặt tên nó là Ngũ Chỉ, tượng trưng cho 5 ngón tay vì từ trên cao nhìn xuống, thấy các ngọn núi như 5 ngón tay ấn xuống đất. Người dân Quảng Nam gọi nó là núi Non Nước. Người Pháp ghi trên bản đồ địa dư đặt tên là núi Cẩm Thạch, và danh từ Ngũ Hành Sơn là do vua Minh Mạng đặt.

Chùa Tam Thai
Nơi đây, các dấu ấn văn hóa lịch sử còn in đậm trên các công trình chùa, tháp đầu thế kỷ 19, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ 14, 15. Những di tích văn hóa lịch sử như mộ thân mẫu tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự vẫn còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ... Tất cả là những minh chứng hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.


Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí.

Tận dụng nét độc đáo đó mà nhiều bàn tay tài hoa đã biến các khối đá vô tri vô giác kia thành những tác phẩm điêu khắc tinh xảo đến tuyệt vời, để rồi dần dần nơi đây hình thành nên làng đá mỹ nghệ - một làng nghề truyền thống, một điểm du lịch ấn tượng của Đà Nẵng và khu vực.
Thật ra Ngũ Hành Sơn có đến 6 ngọn chứ không phải 5 ngọn như mọi người thường nghĩ, bởi ngọn Hỏa Sơn chia thành 2 ngọn nhỏ gồm: Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn nối với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao lên.
Hòn Hỏa Sơn

Tuy nhiên khi nhắc đến Ngũ Hành Sơn, hầu như người ta chỉ biết đến 5 ngọn núi và quên đi tiểu tiết của ngọn Hỏa Sơn. Hơn nữa trong tư duy và trong đời sống phương Đông, 5 là con số cực kỳ quan trọng, vì vậy 5 ngọn: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tự nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường. Thủy Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn ở phía tây.
Hòn Kim Sơn
Chùa Quan Âm ở Kim Sơn
Kim Sơn là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi. Trong ngọn Kim Sơn có một hang động với những lớp thạch nhũ lấp lánh như kim tuyến bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm cao bằng người thật rất thanh tú, dưới chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa những làn sóng.
Lễ hội chùa Quan Âm

Sau khi phát hiện ra bức tượng, một vị hòa thượng đã mở rộng lối vào động và cho xây dựng chùa Quan Thế Âm dựa lưng vào núi, hướng mặt ra khúc sông đầy hoa sen thơm ngát. Hằng năm vào đầu xuân (19.2 âm lịch), chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm thu hút phật tử thập phương tề tựu về.


Hòn Mộc Sơn

Mộc Sơn nằm song song với Thủy Sơn. Ngọn núi này không có chùa chiền, chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng tựa như một người đang ngồi, người địa phương gọi là Cô Mụ hay Bà Quan Âm. Trong núi có một động nhỏ, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để tránh máy bay địch.
Thủy Sơn là núi đẹp nhất và lớn nhất trong cụm với phong cảnh hữu tình. Ngọn núi này có nhiều chùa, đẹp nhất là 2 chùa Tam Thai và Linh Ứng. Chùa Tam Thai được xây dựng từ năm 1630. Đến năm Minh Mạng thứ 6 (1825), vua cho xây lại chùa. Sau đó, nhà Nguyễn sắc phong ngôi chùa này là quốc tự.
Chùa Linh Ứng
Chùa Tam Thai

Vọng Giang Đài

Từ trên ngọn Thủy Sơn, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn thấy sông Cẩm Lệ, sông Hàn đẹp như tranh vẽ; hay ra Vọng Giang Đài ngắm nhìn bãi biển Non Nước quanh năm sóng vỗ; rồi vào động Huyền Không, động Linh Nham, động Lăng Hư, động Âm Phủ… để có cảm giác như được chạm vào cái thâm u, huyền bí sâu thẳm trong lòng núi.


Hòn Hoả Sơn (Âm Hoả Sơn Và Dương Hoả Sơn tính từ trái qua)

Hỏa Sơn có sườn núi hiểm trở, cây cối mọc dày đặc trong các kẽ đá, và cũng ẩn chứa trong mình nhiều hang động tĩnh mịch. Đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh, trên dãy núi Hỏa sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lở đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hoả sơn nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch non nước có nhiều vân, sắc đẹp hồng, xám, trắng, những loại đá khác nhau rất hữu ích cho công nghiệp, đá vụn để trãi đường, tô tường nhà. Hỏa Sơn gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên.Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, gần đường Lê Văn Hiến, chóp núi tròn nhô lên cao hơn. Sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy nghiêng cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá, ở mỏm núi phía đông có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn.


Hòn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây. Ngày xưa, khi còn giao lưu được giữa Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy, ở đây có một bến sông, ghe thuyền đi về buôn bán vô cùng tấp nập. Trên bờ sông, sát chân hòn Dương Hỏa Sơn có khu miếu Ông Chài, hiện đã bị đổ nát. Tên dân dã "núi Ông Chài" có thể bắt nguồn từ đó. Tại một điểm cao trên sườn núi cheo leo, vách đá thẳng đứng, phía bắc Dương Hỏa Sơn nhìn về phía Kim Sơn, có ba chữ Hán lớn, nhìn từ xa rất rõ "Dương Hoả Sơn" và một dòng chữ nhỏ phải đến gần mới thấy : "Sắc Minh mạng thập bát niên thất nguyệt nhật cát lợi".

Hòn Thổ Sơn

Thổ Sơn là núi nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như một con rồng nằm dài trên bãi cát. Thổ Sơn không có phong cảnh đẹp, chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn.


Đường Vào Động Hoa Nghiêm Và Động Huyền Không


Theo truyền thuyết, Thổ Sơn là nơi ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây. Ngày nay, người ta vẫn tìm thấy những nét văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá. Hãy thử một lần đến đây để chiêm nghiệm thêm về “thuyết ngũ hành” giữa đất trời quê ta.


Di tích Chàm ở động Huyền Không
Cũng như nhiều địa danh khác, những ngọn núi này bao bọc quanh mình nó rất nhiều những huyền thoại khác nhau. Không gian thơ mộng của cảnh trí và vẻ bãng lãng cổ tích của những câu chuyện cổ đã mang lại cho Ngũ Hành Sơn cái ý vị mà ít nơi nào có được. 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.

Tượng Quan Thế Âm




Tượng Thích Ca Mâu Ni

Cũng tại nơi đây, các hang động, cảnh quan tự nhiên và hệ thống chùa chiền vừa ngẫu nhiên, vừa có ý thức đã tạo ra một vẻ đẹp hài hòa, có cái quyến rũ, mời mọc nhưng cũng có những ý tứ, kín đáo, che giấu niềm cảm xúc bất ngờ trong suốt cuộc hành trình tham quan của du khách.

Vào những ngày hè, thử hình dung ta cùng bạn bè cất bước trên 108 bậc đá dẫn lên ngọn Thủy Sơn, ngồi nơi Vọng Giang đài nhìn con sông Trường Giang chảy xanh biếc trong hoàng hôn, hoặc đứng trên Vọng Hải đài dõi nhìn bãi cát cắt dọc theo con sóng. 

Buổi chiều người thành phố đổ xô ra biển, từng tốp ngư dân nhẫn nại đẩy thuyền thúng ra khơi, phía sau là những con đường đầy lá mục dẫn về các động, bên trong những ngôi chùa, mùi nhang trầm lặng lẽ tỏa hương... Một ngày ở Ngũ Hành Sơn như thế cho ta thêm yêu cuộc sống biết bao.

Bánh xèo Đà Nẵng

Những ai đã từng đến thăm Đà Nẵng ắt hẳn không dưới một lần thưởng thức món bánh xèo nổi tiếng nơi đây.

Tiêu chuẩn ăn bánh xèo ngon là nhờ nước tương, bánh phải giòn vừa phải có mùi béo ngậy của dầu phụng, vị ngọt của tôm và thịt nạc, rau phải xanh và đủ loại, thiếu một trong các yếu tố trên thì chưa phải là một đĩa bánh xèo ngon. Bánh phải ăn nóng mới đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa mà chỉ dùng tay. Khi thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét