Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Khu du lịch sinh thái Bãi Chồng

Khu du lịch sinh thái Bãi Chồng, khu du lịch sinh thái bãi chồng, kdlst bãi chồng, bãi chồng

Vị trí: Hội An, Quảng Nam
Bãi Chồng bây giờ đã là điểm du lịch sinh thái lý tưởng đối với nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, Hội An (Quảng Nam). Thế nhưng, ít ai biết rằng 11 năm trước nơi đây chỉ là một vùng biển đảo hoang sơ, vắng lặng.
Một góc biển đảo Cù Lao Chàm – Hội An
Vẻ đẹp hoang sơ

Với diện tích 34.800m2, Bãi Chồng có bãi cát biển mịn vào loại bậc nhất trên Hòn Lao (1 trong 8 hòn đảo của Cù Lao Chàm), có thảm thực vật xanh mượt với những khe nước tự nhiên đổ xuống từ núi cao và những hình đá kỳ thú gợi trí tưởng tượng phong phú.

Ẩn hiện bên những bãi tắm uốn lượn, cát trắng nước trong tuyệt đẹp là “những hòn đá được thời gian mài tròn, xếp chồng lên nhau” như biểu tượng âm-dương, chồng-vợ, làm cho cảnh quan thiên nhiên nơi đây vô cùng thơ mộng, quyến rũ những người ham thú du ngoạn thưởng lãm cùng thiên nhiên…

Ông Lê Thanh Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao (VH-TT) Hội An, phụ trách khu du lịch Bãi Chồng nhớ lại: “Được lãnh đạo thị xã lúc bấy giờ khuyến khích và giao nhiệm vụ làm thử nghiệm mô hình “du lịch hoang dã” tại đây, chúng tôi rất lo lắng. Bãi Chồng hồi ấy vắng vẻ đến lạ lùng, chỉ có 3 hộ dân ở Bãi Làng lâu lâu ghé qua thăm rẫy chuối, vườn hoa màu theo mùa vụ mà họ khai phá trồng trọt. Lần đầu đổ quân xuống phát quang, tổ chức bữa cơm trưa dã ngoại là một ngày trung tuần tháng 7/1999. Đó là ngày chúng tôi không thể nào quên…”.

Theo các nhân viên ở đây, những ngày đầu đón khách, do không có cầu cảng nên công việc này hết sức khó khăn; nhiều khi phải trung chuyển khách bằng thuyền nhỏ, thúng chai, thậm chí ban quản lý phải dự phòng bằng đường bộ nếu điều kiện thời tiết xấu. Cơ sở vật chất thì hầu như chẳng có gì, thiếu chỗ lưu trú, khu vệ sinh, nước sạch, điện thắp sáng, phương tiện, vật dụng cho du khách… đã vậy còn lệ thuộc nhiều vào thời tiết. Có đêm trời mưa, cả khách lẫn nhân viên phải chuyển lên ngủ trên “thuyền văn hoá”.


Đá xếp chồng lên nhau như biểu tượng âm-dương, chồng-vợ...

Song, chính vẻ đẹp hoang dã với cảnh trời mây, biển núi, không gian thoáng đãng, kỳ vĩ của nơi này cùng những thú vui tắm mát, thưởng thức hải sản, lặn ngắm san hô… đã níu giữ bước chân du khách.

Lộ trình thích hợp

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, Trung tâm VH-TT Hội An đã có những bước đi thích hợp, đánh thức được tiềm năng và thế mạnh của vùng du lịch hoang dã nơi biển đảo này. Hiện tại ở Bãi Chồng đã có 1 nhà nghỉ tập thể, 1 nhà đón tiếp, 2 khu nhà hàng, 3 khu nhà tắm-vệ sinh, nhiều nhà dù, nhà lều, võng… đủ năng lực đáp ứng nhu cầu lưu trú cho khoảng 200 khách… Tổng kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong hơn 11 năm đạt trên 2 tỷ đồng.

Ông Võ Phùng - Giám đốc Trung tâm VH-TT Hội An, cho biết: “Công tác đầu tư được tính toán cẩn trọng trong điều kiện nguồn vốn có hạn, đặc biệt phải đáp ứng những vấn đề nan giải về giữ gìn cảnh quan tự nhiên, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng sinh học… mà vẫn đảm bảo những tiện ích cho du khách”.

Lộ trình đầu tư, theo giám đốc Võ Phùng, vì vậy cũng khá bài bản, công phu: đột phá là công tác vệ sinh nên khu nhà vệ sinh đầu tiên (xây năm 2000) được lợp, che bằng tranh tre và dừa để tham khảo các ý kiến đóng góp. Từ đó, các công trình xây sau được làm theo kiểu nhà sàn, bằng vật liệu gỗ, lợp lá gần gũi với môi trường tự nhiên. Hệ thống đường, điện, nước nội bộ… cũng được thiết kế phù hợp cảnh quan thiên nhiên kết hợp với cải tạo hồ nước, đường leo núi, điều chỉnh dòng suối, cầu qua kênh.

Môi trường xung quanh được chú trọng cải thiện theo hướng xanh, sạch, tự nhiên. Hơn 200 cây dừa gáo cũng được trồng dọc theo bãi biển, tạo sự thân thiện cho du khách. Chất lượng phục vụ du khách không ngừng được nâng cao. Công tác đảm bảo thông tin liên lạc, cứu hộ, vệ sinh ăn uống, phòng chữa bệnh… luôn có phương án chặt chẽ, chủ động, đảm bảo an toàn về mọi mặt cho du khách.


Du khách thả mình giữa thiên nhiên thơ mộng, quyến rũ của Bãi Chồng

Hơn 11 năm “khởi đầu nan”, Khu du lịch sinh thái Bãi Chồng đã đón trên 60.000 lượt khách trong nước và quốc tế, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Ngoài ra còn có hơn 10.000 lượt khách đối ngoại các cấp đến tham quan, nghỉ mát. Đặc biệt, sau khi Cù Lao Chàm được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, từ tháng 6/2009 đến nay (trong thời điểm thuận lợi về thời tiết) lượng khách đến Cù Lao Chàm và tham quan Bãi Chồng tăng gấp đôi.

Tiềm năng khu du lịch hoang dã Bãi Chồng đã được đánh thức, nhưng để trở thành một điểm du lịch sinh thái biển-đảo lý tưởng ngay giữa lòng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, Hội An cần phải có sự vươn mình mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Đến đây bạn có thể chọn cho mình một khách sạn tại hội an để nghỉ ngơi. Có nhiều khách sạn tại hội an để bạn lựa chọn. Bạn có thể chọn Khách Sạn Green Field Hội An ở 423 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam

Đồng xanh - Green Field Hotel là khách sạn toạ lạc trên trục đường chính từ Hội An đến biển cửa Đại. Chung quanh được bao bọc bởi cây xanh cùng với gió biển trong lành, mát mẻ.
 Chỉ cách phố cổ 4 phút đi bộ, đi xe đạp chỉ 10 phút đến biển Cửa Đại Hội An, rất thuận tiện cho du khách tắm biển, mua sắm hoặc dạo chơi phố cổ
 Với phương châm phục vụ: " Chất lượng - Thân thiện - Hiệu quả " Trong thời gian lưu trú tại Green Field Hotel. Khách sẽ cảm thấy hài lòng và hoàn toàn yên tâm thoải mái như đang ở nhà mình.
Khách sạn có 60 phòng ngủ, hấu hết các phòng có ban công nhìn ra hồ bơi và sân vườn.tất cả các phòng đều có cửa sổ thoáng mát cùng các tiện nghi hiện đại và đầy đủ các dịch vụ theo tiêu chuẩn khách sạn ba sao.
Quầy bar và nhà hàng Âu Á với 100 chỗ ngồi cạnh hồ bơi và sân vườn cây cảnh.

 
Các điểm đến tiếp theo:
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, khu bảo tồn biển cù lao chàm, khu bảo tồn cù lao chàm, cù lao chàm

Tiếp sau khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam được xây dựng tại Hòn Mun (Khánh Hòa) năm 2000, với sự trợ giúp của Chính phủ Đan Mạch, một khu bảo tồn thứ hai trong mạng lưới khu bảo tồn biển Việt Nam vừa được thiết lập tại vùng biển Cù lao Chàm (tỉnh Quảng Nam).

Khu vực dành riêng cho khu bảo tồn này gồm 8 hòn đảo và 5.175ha mặt nước, với khoảng 165 rạn san hô, 500ha thảm rong, cỏ biển và các loài hải sản có giá trị cao sinh sống.


Bảo vệ Rùa Biển

Các nhà khoa học đã tìm thấy ở Cù lao Chàm 135 loại san hô, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam; 202 loài cá; 4 loài tôm hùm và và 84 loài nhuyễn thể.


San hô tại khu bảo tồn

Chùa Hải Tạng
Chùa Hải Tạng, chùa hải tạng, hải tạng, ht

Chùa Hải Tạng là một ngôi cổ tự trên đảo Cù lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Chùa được xây dựng vào năm 1758 (năm Cảnh Hưng thứ 19)
Chùa Hải Tạng là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ phật kết hợp thờ Thánh Thần nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cư dân trên đảo Cù Lao Chàm và cho thương thuyền các nước ghé vào hành lễ. Chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi này khoảng 200m về hướng đông bắc, sau vì do bão làm hư hại nặng và để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ nên vào năm Tự Đức nguyên niên (1848) chùa dời về vị trí hiện nay.
Chùa Hải Tạng trên đảo Cù Lao Chàm
Chùa Hải Tạng được xây dựng với mục đích đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cư dân vùng đảo Cù Lao Chàm nói riêng, đồng thời là nơi cho thương thuyền các nước ghé vào hành lễ cúng kính tín ngưỡng Phật giáo với cầu mong được phù hộ trên con đường làm ăn, buôn bán của họ. Lúc đầu chùa được xây dựng ở vị trí cách hiện nay khoảng 200m về hướng Đông Bắc, sau do bão làm hư hại nhiều và để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ nên vào năm Tự Đức, chùa đã dời về vị trí hiện nay và tiếp tục được tôn tạo khang trang hơn.
Chùa Hải Tạng gần 300 năm tuổi trên Cù Lao Chàm
Chùa ở vào thế phong thủy lý tưởng, tọa lạc sát chân núi phía Tây của Hòn Lao thuộc Cù Lao Chàm, lưng tựa núi vững chãi, mặt tiền xoay theo hướng Tây – Tây Nam nhìn thẳng vào núi Bà Mộc như thể hòn xôi án ngữ. Đây là hướng nhìn lý tưởng, bởi có sự thông thoáng, tiền hậu, tả hữu phân minh. Ngay dưới chân là đồng ruộng, khu dân cư và mờ xa về đất liền là Đô thị cổ Hội An. Phía Nam có khoảng trống gió lùa trải dài qua Rừng Cấm (nay là Xóm Cấm) đưa hơi nước từ Hòn Nhờn lướt qua trước mặt thổi lên khu dốc Chùa. Theo truyền thuyết, trước đây khu này rừng rậm có nhiều trăn, rắn độc. Vì thế, để an toàn, tường thành bao bọc xung quanh chùa được xây bằng đá, cổng tam quan phía trước gồm 3 lối vào, tam quan tạo dáng vòm, mái lợp ngói âm dương và đắp nhiều con giống. Toàn bộ tam quan cao 5m, rộng nhất 1,5m, dài 6m. Kề ngay đấy là 4 trụ biểu, trên chóp trụ có khối hình hoa sen cánh lật… Dù thiên nhiên khắc nghiệt, lại phải đương đầu với nhiều trận cuồng phong hàng trăm năm qua nhưng đến nay, công trình chính vẫn vững vàng, bề thế. Tuy nhà Tây đã bị sập hoàn toàn, nhà Đông còn lại phần kiến trúc chính nhưng toàn bộ di tích vẫn toát lên vẻ hào sảng uy nghiêm hiếm thấy ở các di tích khác. Chính điện lợp ngói âm dương, bờ nóc, bờ hồi đắp nổi nhiều đường nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển tạo cảm giác nhẹ nhàng.
Lùi vào mái hiên khoảng 2,5m là hệ thống cửa (thường khép kín), thượng song hạ bản, gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh ngăn không gian bên ngoài với không gian nội thất. Toàn bộ nếp nhà chính này có hệ vì kèo kết cấu kiểu “chồng rường giả thủ” chia làm 3 lòng. Việc mở rộng diện tích ở đây được sử dụng biện pháp tăng thêm lòng nhà bằng cách tăng cường hệ liên kết các cây rường, cột cái, cột quân và giả thủ trong thế đỡ thẳng lên đòn tay (hoành), lòng 3 của mái trước được ngăn cách bởi hệ thống cửa tạo thành mái hiên. Với lối kiến trúc này, cộng với liên kết ngang gồm 4 vì (vài) chia làm 3 gian, tạo cho không gian nội thất của chùa thông thoáng, vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu và mở rộng.
Nội thất chùa lộng lẫy nhờ hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, uy nghiêm, lớp lang huyền ảo thiêng liêng nhờ hệ thống tượng thờ đồ sộ trên những bàn hương án tả hữu, trước sau như những mạch tiếp nối huyền bí thẳm sâu trong khung cảnh đường bệ đầy màu sắc. Nổi bật là bộ Tam thế Phật bằng hợp chất gồm 3 tượng. Kế đến là tượng Thích Ca ngồi trên đài sen…
Chùa có nhiều truyền thuyết nhưng cư dân ở đây vẫn tâm đắc nhất câu chuyện về việc xây chùa. Tương truyền các cây cột được làm từ ngoài Bắc đem về làm một chùa nào đó trong Nam nhưng khi về đến Cù Lao Chàm vì trời tối nên phải neo ghe nghỉ lại. Sáng ra, ghe kéo neo đi tiếp, nhưng thật lạ lùng, biển tự dưng sóng dậy, ghe cứ xà quần, tới lui lòng vòng không đi ra khỏi Lao. Sau có người trong đoàn lên cúng xin keo mới biết dàn cột này phải để lại dựng chùa cho Cù Lao Chàm không được đem đi. Vì thế chùa dựng lên lấy tên là Hải Tạng. Hải là biển, Tạng là kinh, ý nói Chùa là nơi hội tụ kinh tạng mênh mông như biển. Một ý khác là Kinh tạng của Nhà Phật đây được hội tụ từ mọi con đường trên biển.
Cùng với sự hiện diện gần như nguyên trạng về kết cấu kiến trúc, mỹ thuật, cách bố trí tượng thờ nguyên thủy của thời kỳ Tam giáo Đồng nguyên trong Phật giáo ở Hội An, chùa Hải Tạng là nguồn tư liệu quý trong việc nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, khi Cù Lao Chàm trở thành khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, di tích là một bức tranh trong tổng thể di tích, danh thắng Cù Lao Chàm.
Món ngon và những địa chỉ bạn nên đến:
Bánh đập – hến xào
Bánh đập hến xào Hội An - iVIVU.com
Miếng bánh đập ròn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An.
Địa chỉ: Đi qua cây cầu Cẩm Nam nhỏ xinh (xe 45 chỗ không qua được) chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này: “chè bắp, bánh đập, hến xào”. Có đến hơn 10 quán liên tục nhau bán đúng 3 loại đặc sản trên.
 Chè bắp

Chè bắp Hội An - iVIVU.com
Chè bắp – một món ăn dân dã trở nên rất nổi tiếng ở Hội An là bởi nó được chế biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Chè có vị ngọt, thơm thanh tao và tự nhiên của bắp mới bẻ. Khác với chè của miền Nam, chè bắp Hội An không nấu với nước dừa nên có hương vị nguyên bản của bắp, chỉ khi ăn mới rưới chút nước cốt lên trên để tăng vị béo. Mùa bắp Cẩm Nam cũng là mùa chè rộ nhất là từ tháng 3 – tháng 9 hàng năm.
Địa chỉ: Như phần 4
 Bánh bèo Hội An

Bánh bèo Hội An - iVIVU.com
Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon, nhân bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là tôm, thịt… Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Ăn bánh bèo phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các món ngon Hội An khác được chế tác bằng gạo. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà bạn có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào. 
Địa chỉ: Bánh bèo có mặt khắp ở Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam… với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẻ, ấm cúng.
 Mì Quảng
Mỳ Quảng Hội An - iVIVU.com
Cũng gần giống như Cao lầu, là món ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam và rất hay bị nhầm với Cao lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mỳ Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm nữa.
Địa chỉ: Ở Hội An, mì Quảng được bán khắp nơi, từ các quán ăn ở thành thị đến các hàng quán ở thôn quê, nhưng thú hơn cả vẫn là những quán mì bên các hè phố rêu phong.
Hoành thánh

Hoành thánh chiên Hội An - iVIVU.com
Hoành thánh là món ăn của người Hoa nhưng tồn tại ở Hội An khá lâu rồi nên có thể coi đây là một đặc sản của Hội An. Hoành thánh có nhiều loại lắm, nào là: hoành thánh súp, hoành thành mì, hoành thánh chiên… rồi mỗi loại còn chia ra thành heo, gà, tôm nữa. Thế nên để nếm thử được hết tất cả các loại thì cũng tốn khá nhiều tiền của đấy nhỉ? Theo kinh nghiệm thì Hoành thánh gà và heo rất dễ ăn, Hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn Hoành thánh chiên thì hơi ngấy một chút.
Địa chỉ: Quán ăn Vạn Lộc trên đường Trần Phú, bình dân hơn có quán ở 26 Thái Phiên.
 Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt)
Bánh tráng Hội An - iVIVU.com
Cũng gần giống với bánh cuốn Thanh Trì ở Hà Nội nhưng thay vì là bánh tráng mỏng kèm với nhân mọc nhĩ thì ở Hội An, bánh tráng còn có thêm tôm chấy nữa. Khi ăn, bánh được rưới thêm mỡ hành rất thơm và ăn kèm chả lụa (giò lụa).
Địa chỉ: Phố ẩm thực ven sông Hoài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét