Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Thích ca Phật đài

Thích ca Phật đài, thích ca phật đài , tcpđ



Vị trí: phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phật đài tọa lạc ở số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 


Cổng chùa

Mặt tiền chùa

Tên thường gọi:
Thích Ca Phật Đài
Phật đài tọa lạc ở số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ĐT: 064.834418. Chùa thuộc hệ phái Nam tông.

Trước đây, vùng núi này không có người sinh sống. Năm 1957, ông Lê Quang Vinh, một quan phủ thời Pháp thuộc, lên đây dựng chùa Thiền Lâm để tu hành.

Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam (NXB. TP. HCM, 2002) cho biết vào giữa thập niên 40, Đại đức Narada Maha Thera cùng ông Lê Quang Vinh, Đốc Phủ sứ hồi hưu, viếng núi Lớn. Đại đức cho rằng đây là nơi thích nghi để lập một ngôi chùa. Đến năm 1957, ông Lê Quang Vinh xuất gia, pháp danh Giác Pháp, lên đây dựng chùa Thiền Lâm để tu hành.

Chùa Thiền Lâm đã được trùng tu vào năm 1961. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Ở án thờ chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền (cao 1,2m), một tượng đức Phật Thích Ca nhỏ phía trước. Hai bên thờ hai tượng đức Phật Thích Ca trì bình khất thực (cao 1,2m). Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam (Sđd, trang 183) cho biết hai pho tượng hai bên là A Nan và Ca Diếp, nhưng chư Tăng của hệ phái Phật giáo Nam Tông thì cho biết đó là tượng đức Phật Thích Ca.

Đến năm 1961, Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy đã nhận thấy khung cảnh thiên nhiên ở đây đẹp đẽ, vị trí lại thuận tiện cho khách hành hương đến chiêm bái nên đã vận động tín đồ Phật tử đóng góp tiền của xây dựng khu Thích Ca Phật đài tại đây. Lễ đặt viên đá đầu tiên được tiến hành tại Bảo tháp ngày 4 – 6 – 1961. Lễ khởi công xây dựng được tổ chức vào ngày 20 – 7–1961. Sau 19 tháng thi công, lễ khánh thành được tổ chức trọng thể vào hai ngày 09 và 10 – 3 – 1963 (tức ngày 14 và rằm tháng hai năm Quý Mão).
Bảo tháp Xá lợi Phật

Thích Ca Phật đài là một quần thể kiến trúc điêu khắc tạo dựng theo sự tích về cuộc đời đức Phật Thích Ca gắn với cảnh quan thiên nhiên non xanh nước biếc đã là một điểm du lịch hành hương hấp dẫn hơn 40 năm qua tại thành phố biển xinh đẹp Vũng Tàu.

Cổng tam quan xây đơn giản, có bốn trụ vuông, trên đầu mỗi trụ có gắn một hoa sen. Chính giữa có tấm biển đề bốn chữ quốc ngữ Thích Ca Phật Đài, trên có gắn bánh xe pháp luân.

Các công trình ở đây được thể hiện trên triền núi, được chia thành ba cấp theo một hình tháp cao dần từ 3m đến 29m so với mực nước biển.

Qua khỏi cổng, bước lên hết cấp thứ nhất, chúng ta gặp ngôi bảo tháp tưởng niệm nhà sư Giác Pháp, người dựng chùa Thiền Lâm. Lên bậc thứ hai theo đường vòng cung, đến độ cao 25m, là khu vực của những cụm tượng lớn dựa theo sự tích về cuộc đời đức Phật Thích Ca, từ khi ngài đản sanh đến lúc nhập niết bàn. Ở đây có tượng Bồ tát đản sanh (cao 1,2m) đứng trên bệ (cao 1m).
Tượng Thái tử xuất gia

Tượng Đức Phật nhập Niết bàn
Nhóm tượng thứ hai là tượng Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia. Tượng Thái tử cắt tóc xuất gia (cao 3,3m), người hầu Xa Nặc trong tư thế quỳ (cao 1,6m) và con ngựa Kiền Trắc (cao 2,3m).

Để tưởng nhớ quá trình tu tập của Thái tử suốt sáu năm trong rừng già, nơi Ngài tham thiền và thành đạo, ở đây có tôn thờ cây Bồ Đề được chiết một nhánh từ cây Bồ Đề ở Sri Lanka.

Sách Di tích danh thắng Bà Rịa – Vũng Tàu (NXB Chính trị Quốc gia, H., 1996) cho biết, vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, một công chúa của vua A Dục đã chiết một nhánh từ cây Bồ Đề mà trước đây đức Phật ngồi tham thiền đem về trồng tại một ngôi chùa tại Sri Lanka.

 Năm 1960, Đại đức Narada Maha Thera đã đến viếng núi Lớn và đã trồng tại đây một cây Bồ Đề này, gốc từ cây Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng. Tấm bia tại đây đã ghi: “Cội Bồ Đề lịch sử này là con cháu của cội Sri Maha Bodhi tại Bồ Đề Đạo Tràng. Từ chính cội cây thiêng liêng ấy, một nhánh chiết được cung thỉnh về trồng ở cố đô Anuradhapura xứ Sri Lanka (Tích Lan). Đại đức Narada Maha Thera cung thỉnh một cây con từ gốc này đến trồng tại đây ngày 02 – 11 – 1960, nhằm ngày 14 tháng 9 năm Canh Tý, Phật lịch 2503”.


Cây bồ đề
Pho tượng Ngài thành đạo được diễn tả qua tượng Kim Thân Phật Tổ ngồi tham thiền trên tòa sen. Sách Di tích danh thắng Bà Rịa – Vũng Tàu (Sđd, trang 50) cho biết Đức Phật ngự trên đài bát giác cao 11,6m (đài được đúc bằng ciment cao 4,5m, tòa sen cao 2m, tượng đức Phật cao 5,1m). Tượng Kim Thân được thi công tại chỗ, riêng phần đầu được đặt đúc tại Sài Gòn. Ngày 20 – 7 – 1962, khi đem gắn đầu vào tượng, tương truyền lúc ấy nền trời xanh ửng lên một vầng hào quang quanh mặt đức Phật. Trong pho tượng Kim Thân có tôn trí ba viên ngọc Xá Lợi của đức Phật.

Theo tài liệu của nhà điêu khắc Phúc Điền, tên thật là Bùi Văn Thêm (thân phụ của ông là Bùi Quang Điển, một nghệ nhân đã tạc nhiều pho tượng ở các ngôi chùa cổ, được quý sư gọi là Tài công, tự là Cang) là người thực hiện pho tượng Kim Thân Phật Tổ ở Thích Ca Phật đài (Vũng Tàu) và ở chùa Long Sơn (Nha Trang), thì pho tượng đức Phật ở đây cao 6m, ngang 4m, bệ và tòa sen cao 7m (bệ hình bát giác tượng trưng cho Bát Chánh Đạo). Phần đầu được đúc tại cơ sở 267 đường Hùng Vương (kế chùa Tuyền Lâm, quận 6, TP. Hồ Chí Minh ngày nay).

Sau khi thành đạo, đức Phật đến vườn Lộc Giả, thường gọi là vườn Nai và giảng đạo cho năm anh em Kiều Trần Như. Thường ở các chùa, nhóm tượng đức Phật chuyển pháp luân được trưng bày lộ thiên. Ở đây, nhóm tượng được tôn trí trong căn nhà bát giác. Đức Phật Thích Ca (cao 1,2m) ngồi trên tòa sen, năm tượng đạo sĩ (cao 0,6m) ngồi chung quanh nghe thuyết pháp. Các mặt của tòa bát giác khắc những lời dạy của đức Phật.

Kế nhóm tượng đức Phật chuyển pháp luân là nhóm tượng đức Phật ngồi tham thiền trên tòa sen (cao 2,7m), bệ ciment (cao 1m) có voi, khỉ dâng quả cho Ngài. Sách Di tích danh thắng Bà Rịa – Vũng Tàu (Sđd, trang 51) cho biết trong số các đệ tử của đức Phật, có hai đạo sĩ xích mích và hiềm khích nhau, gây chia rẽ. Ngài khuyên giải mãi không được, bèn bỏ vào rừng sâu và nhập hạ luôn trong đó. Cảm phục trước giáo pháp của Ngài, hằng ngày có một con voi và một con khỉ đi tìm kiếm hoa quả đến dâng cho Người. Dựng nên cảnh này, những bậc chân tu mong muốn và khuyên răn mọi người phải đoàn kết, sống hòa thuận với nhau.

Năm 80 tuổi, đức Phật đã giảng bài pháp cuối cùng rồi viên tịch, nhập cõi niết bàn. Pho tượng đức Phật nhập niết bàn nằm quay mặt về hướng Tây trên một bệ ciment (thân Phật cao 2,4m kể từ vai xuống, dài 12,2m, bệ cao 4,2m). Trước mặt Ngài là tượng bốn vị Tỳ kheo (cao 1,8m) chắp tay cung kính, phía sau là năm tượng Tỳ kheo (cao 0,7m) ngồi chắp tay hướng về Ngài. Tài liệu của hệ phái Phật giáo Nam Tông gọi tượng Ngài là đức Phật trong tư thế Sư tử ngọa và Níp bàn.

Sách Di tích danh thắng Bà Rịa – Vũng Tàu (Sđd, trang 52) cho biết khi đức Phật nhập niết bàn, thi hài của Ngài được đưa về hỏa táng tại Cauthina. Sau khi hỏa táng, thi thể Ngài chỉ còn lại vài mảnh xương gọi là Xá lợi. Vua Malla để tất cả Xá lợi vào một cái hộp bằng vàng và cung nghinh về hoàng cung để chia cho các nước đem về thờ. Về sau, vua thâu lại tất cả các Xá lợi, trộn thêm một ít chất kết dính rồi viên lại thành 84.000 viên để phân phát cho các vương quốc đem về thờ trong Bảo tháp. Hai bên đường lên Bảo tháp có đắp hình rồng, ở bậc thang cuối có đôi sư tử chầu.

Bảo tháp ngọc Xá lợi ở Thích Ca Phật đài cao 17m xây giữa sân hành lễ rộng khoảng 300m2. Trong Bảo tháp bát giác có tôn trí 13 viên ngọc Xá lợi đức Phật đựng trong một hộp bằng vàng. Dưới bốn cạnh chân Bảo tháp có bốn đỉnh lớn, bên trong đặt đất thiêng được thỉnh về từ nơi Ngài đản sanh, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển pháp luân và nơi Ngài nhập niết bàn.

Thích Ca Phật đài là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất ở Vũng Tàu và miền Nam. Hằng năm, nơi đây tiếp đón cả triệu lượt du khách đến tham quan, chiêm bái.

 Bạn  có thể chọn cho mình một khách sạn ở vũng tàu để nghỉ ngơi. Chẳng hạn như:Khách Sạn Nathalie's Vũng Tàu ở 220A Trần Phú, phường 5, Bãi Dâu, Vũng Tàu, Việt Nam.
 Được thiết kế cho cả các chuyến du lịch nghỉ ngơi và công tác, Nathalie's Vung Tau Hotel tọa lạc tại vị trí lí tưởng ở Bãi Dâu; một trong những khu vực nổi tiếng của thành phố. Cách sự nhộn nhịp của thành phố 0.4 Km, khách sạn 2.5 sao này có vị trí vô cùng thuận lợi và dễ tiếp cận các địa điểm lớn của thành phố này. Khách sạn hiện đại này nằm trong khu lân cận với các địa điểm tham quan nổi tiếng của thành phố như Chùa Quan Âm Các, Du lịch Hồ Mây, Chùa Chơn Không.
Tại Nathalie's Vung Tau Hotel, mọi sự cố gắng đều nhằm mục đích khiến cho du khách hài lòng. Để làm được điều đó, khách sạn sẽ cung cấp dịch vụ và tiện nghi tốt nhất. Vì sự thoải mái và tiện nghi của khách, khách sạn trang bị đầy đủ dịch vụ giặt là/giặt khô, Wi-Fi ở khu vực công cộng, phục vụ ăn tại phòng, nhà hàng, thang máy.
Nơi ăn chốn ở khách sạn được chỉ định rất rõ ràng sao cho phải đạt mức dễ chịu và tiện nghi nhất, với máy sấy tóc, ban công, tivi LCD/Plasma, bàn, máy pha trà/cà phê in each room. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Hãy khám phá sự hòa hợp giữa cung cách phục vụ chuyên nghiệp và vô số tiện nghi tối tân ở Nathalie's Vung Tau Hotel.

Các điểm đến tiếp theo:

Bãi pháo cổ Vũng Tàu
Bãi pháo cổ Vũng Tàu, bãi pháo cổ vũng tàu, bãi pháo cổ, vũng tàu

Di tích Cầu Đá và trận địa pháo cổ hàng dừa nằm tại phía Nam bãi trước, Vũng Tàu
Tiền cảng Vũng Tàu là một con đê dài hơn 400m, chân đê rộng 15m, mặt đê rộng 4m, được kè bằng đá, đổ bê tông chạy dài từ mũi phía bắc Núi nhỏ ra giữa biển, song song với Bãi Trước ( hay vịnh hàng dừa theo cách gọi lúc ấy). Để làm được con đường ra giữa biển này người Pháp đã chi hết 45.000 quan, ngân sách có được từ việc khai thác thuộc địa. nhân công thực hiện những công việc này là những người tù khổ sai. Để làm được đê cảng, Pháp đã huy động hơn một ngàn tù nhân khuân đá, kè tảng dưới đáy biển trong một thời gian dài. Sau khi làm xong đê cảng, người Pháp mới nhận ra sai lầm: Đê cảng chạy dài theo hướng đối diện và ngược lại với các dòng sông đổ vào vịnh Ghềnh Rái. Mặt khác, do tác động của dòng hải lưu ( còn gọi là giáp nước) nên biển cảng đã trở thành con đập chắn, trở thành nơi hội tụ và lắng đọng của phù sa. Cầu Tàu tiền cảng hay Cầu Đá của người Pháp bị vô hiệu hóa trước khi cơn bão Giáp Thìn 1904 ập đến phá hoại hoàn toàn. Sau đó người Pháp không tu sửa lại nữa vì nhận thấy khuyết điểm của một bến cảng ở đây.

Ngày nay, du khách chỉ còn thấy một đê đá – bê tông chạy dài dọc Bãi Trước, ngư dân Vũng Tàu gọi là cầu đá xưa chính là đê tiền cảng của người Pháp. Sự hiện hữu của con đê ngày nay đã không còn làm cảnh quan của bờ biển Bãi Trước đẹp thêm, trái lại có tác động tụ đọng phù sa, nhưng nó là bằng chứng về sự tàn bạo của người Pháp mà 100 năm qua sóng biển, thủy triều vẫn chưa gội rửa, bào mòn và phủ lấp đi được. Cùng với trận địa pháo trên Núi Nhỏ, Cầu Đá Bãi Trước hợp thành một quần thể di tích lịch sử, đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng quốc gia.

Trận địa pháo:
Theo các nguồn tài liệu do Pháp để lại, phòng tuyến Vũng Tàu được chia làm ba cụm lớn, tức ba trận địa pháo với tất cả 23 khẩu, cỡ đạn 140-300mm. Ba trận địa pháo liên hoàn này được khởi công xây dựng từ năm 1895.

Trận địa pháo cổ ở phía Bắc Núi nhỏ (trận địa Cầu Đá) là một bộ phận trong phòng tuyến Vũng Tàu của thực dân Pháp, được htực hiện cuối thế kỷ XIX, cùng thời điểm với trận địa pháo Núi lớn và trận địa pháo nam Núi nhỏ. Từ Cầu Đá, phía trong bãi, du khách có thể lân trận địa pháo núi nhỏ theo hai đường. Một đường theo lối lên Hải Đăng rẽ phải trước khi gặp đoạn đường cua (vòng) đầu tiên. Một đường theo lối vào Tịch Xá Ngọc Bích hay Chùa Bửu Sơn hoặc Hải Âu Hotel trên đường Hạ Long. Trận địa pháo Vịnh Hàng Dừa - Cầu Đá nhằm bảo vệ Cầu cảng, khu điện báo, vịnh hàng Dưà, Bãi Trước và vùng biển tây nam Vũng Tàu.


Trận địa pháo Cầu Đá gồm bốn khẩu, được bố trí theo hình cánh cung, nòng hướng ra biển Bãi Trước - Cần Giờ. Sở dĩ chúng được bố trí theo hình cánh cung vì dựa vào thế núi ở đây, đồng thời chính ưu thế đó đã tạo ra tầm quan sát và tầm bắn rộng. Các khẩu pháo đều được bố trí cách đều nhau 18m. Chúng được đặt lân mâm pháo, có thể quay tròn 360O, có thể nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ hệ thống chuyển động tầm hướng bằng bánh răng cưa. bệ pháo rộng 6m, nòng dài 5,5m. Tất cả các khẩu pháo ở đây đều sử dụng đạn cỡ 240mm. Trên các thân pháo còn ghi các ký hiệu như sau: Khẩu thừ nhất ở đền mẫu thoải, ghi: 24C/mM’1870, R.1873, N20;15704K ; khẩu thứ hai ở chùa Bửu Sơn, chỉ còn thấy các chữ: 24c/mM’1870 ; khẩu thứ ba ở văn phòng cảng vụ Thành phố Hồ Chí Minh

Những cổ pháo của trận địa Bắc Núi Nhỏ này được bố trí trên một khu vực cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhưng do sự phát triển của đô thị nên nhà cửa xây dựng sau này đã che khuất. Hệ thống hầm hào liên quan đến di tích đã bị phá vỡ.

Tượng Chúa KiTo
Tượng Chúa KiTo , tượng chúa kito, tượng chúa, chúa kito

Vị trí: Tượng chúa Kitô nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu. Đặc điểm: Tượng được dựng vào năm 1972, cao 32m, đứng giang hai tay, mặt hướng ra biển
Nét đẹp thiên nhiên ở Nghinh Phong – Vọng Nguyệt dường như được nhân lên nhờ bàn tay con người – cải tạo mạn cực nam Núi Nhỏ và xây dựng nơi đây một công trình kiến trúc điêu khắc đồ sộ. Tượng chúa kitô cao 32m là một sự nổi bật hài hòa trong không gian khoáng đạt của vùng núi non và biển cả nơi đây.

Bức tượng được xây dựng 1974 sau một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về ý đồ thiết kế và chọn mẫu. Tất cả các công việc đều do hội Thiên Chúa Giáo Vũng Tàu chủ trì và thực hiện.Các họa sĩ điêu khắc như Cao Uy, Văn Nhân và các vị có chức sắc trong giáo hội, được giao nhiệm vụ tham khảo hàng nghìn bức ảnh Chúa Kitô và thiết kế mẫu phác thảo, sau đó phác thảo được gửi tới cuộc triển lãm văn hóa – nghệ thuật tôn giáo để tranh thủ thêm nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghệ thuật.
Việc thi công bức tượng được giao cho nhóm kỹ sư tài hoa Nguyễn Văn Đức, và những người thợ tài giỏi như ông Tám Luận, Nan, Quý, Hòa, Hoàng … Hằng ngày có 50 người lao động để thực hiện công trình này. Do điều kiện xây dựng khó khăn (núi cao, nền đá, hệ thống dàn giáo khó thực hiện)…công trình kéo dài. Đầu năm 1975 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đi vào giai đoạn kết. Vì vậy công trình tượng chúa kitô phải dừng lại trong dở dang từ 30/4/1975. Mãi đến 1993 một số công trình phụ khác như hệ thống tam cấp đường lên, những mảng chưa được tô láng ciment trước đây mới được giáo hội thiên chúa thực hiện tiếp. Và trong tương lai công trình sẽ được hoàn thiện như phác thảo ban đầu.
Kiến trúc – điêu khắc tượng chúa kitô là một tác phẩm nghệ thuật lớn, là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với kiến trúc nghệ thuật Việt Nam hiện đại mang đậm tính dân tộc và tôn giáo. Về kích thước với chiều cao 32m, sải tay dài 18,4m được giới chuyên môn xem đây là bức tượng Kitô cao nhất thế giới, lớn hơn cả bức tượng Kitô ở Brasil vốn do hai quốc gia Arhentina và Brasil xây dựng (chỉ cao 26m và sải tay dài 10m)
Tượng chúa Kitô núi nhỏ quay mặt về hướng nam nhìn ra biển Đông, nét mặt nhân từ bao dung, đôi tay dang rộng như đang che chở, bao bọc chúng sinh. Dẫu là một bức tượng được xây bằng bê tông cốt thép, bên ngoài tô đá rửa nhưng những chi tiết thuộc về nghệ thuật và thẩm mỹ như tư thế bức tượng, nét mặt, trang phục … đều được thễ hiện hết sức mềm mại, sinh động giàu sức sáng tạo.
Bên trong tượng có cầu thang xoắn ốc đi từ chân tượng lên tới đỉnh tượng. Ánh sáng bên ngoài chiếu rõ trong lòng tượng nhờ hệ thống “cửa sổ” hình chữ “Thọ” trang trí trên áo. Lên hết 133 bậc tam cấp trong lòng tượng du khách du khách có thể đi ra 2 bên vai và tay áo tượng – như hai chiếc ban công an toàn, chắc chắn để ngắm bờ biển Vũng Tàu và đón gió biển thổi vù vù, mát rượi. Hai bàn tay tượng chúa kitô dài tới 2,2m, ngón giữa dài 1,1m có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí vừa có tác dụng thu lôi.
Tượng chúa Kitô đặt trên một bệ bê tông có bốn góc tạo hìng cánh cung cao 10m, phía trước bệ được trang trí bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Ý Leona de Vinci “bữa tiệc biệt ly”. Mặt sau là một bức tranh lớn “ Đức chúa trao chìa khóa cho Phêrô”.
Ở vào vị trí phía nam của núi nhỏ, tọa lạc ở một không gian dễ thu hút vào tầm mắt của du khách đến tắm biển vũng tàu, và là một tác phẩm lớn về nghệ thuật kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn bản sắc dân tộc, tượng Chúa Kitô núi nhỏ là điểm thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.

Món ngon Vũng Tàu:

Bánh khọt
Bánh khọt là một món ăn ngon rất nổi tiếng của thành phố biển Vũng Tàu. Chiếc bánh có hình dáng như bánh căn của người miền Trung, cũng được làm từ bột gạo. Nhưng khác với bánh căn có nhiều loại nhân, bánh khọt chỉ đổ với nhân tôm đã bóc bỏ vỏ.
banhkhot Món ngon Vũng Tàu
Một điểm khác nữa là nước chấm và cách thưởng thức. Người miền Trung ăn bánh căn với nhiều loại nước chấm như: nước mắm ngọt, nước mắm nêm, nước lèo đậu phụng, khi ăn thì cho bánh vào chén, ngắt nhiều loại rau sống cho lên trên, chan nước chấm vào và thưởng thức. Tuy nhiên, người Vũng Tàu ăn bánh khọt hoàn toàn khác, nước chấm chỉ có duy nhất một loại nước mắm pha chua ngọt. Khi ăn, người dân ở đây thường lấy một lá cải xanh, một lá xà lách, bên trên là các loại rau như diếp cá, đu đủ thái sợi, húng thơm… gắp một cái bánh khọt cho lên trên, cuốn tròn lại chấm vào nước chấm.

Lẩu cá đuối
Ngoài bánh khọt, lẩu cá đuối cũng là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích ở Vũng Tàu. Chế biến món ăn này đơn giản và không mất nhiều thời gian. Cá đuối sau khi mua về được cắt bỏ mang, mổ dọc dưới miệng cá, bỏ hết phần ruột bên trong. Rửa cá lại bằng nước sạch, sau đó rửa qua với giấm hoặc rượu rửa sạch để tránh mùi tanh đồng thời tăng thêm hương vị cho cá.
lau ca duoi Món ngon Vũng Tàu
Thái cá thành từng miếng nhỏ khoảng hai ngón tay rồi xếp vào đĩa, tẩm ướp gia vị cho vừa miệng. Phần sụn cá đuối rất mềm nên có thể cắt nhỏ cho vào nồi ninh để ngọt nước. Ngoài phần thịt cá, lẩu cá đuối còn hấp dẫn người ăn bởi vị chua nhẹ của nước dùng được nấu từ măng chua cùng hương thơm của rau ngổ, ngò gai… Ăn kèm lẩu là các loại rau như rau muống, rau chuối, bún và không thể thiếu chén nước mắm với vài trái ớt tươi thái lát.

Bạch tuộc nướng
Đây là một món ăn được bày bán rất nhiều ở Vũng Tàu, chỉ cần đi dọc theo con đường Thuỳ Vân ven biển, bạn sẽ thấy hàng chục xe đẩy bán món ăn này. Từ sáng cho đến tối khuya, những lò than ở đây luôn rực lửa, hương thơm của bạch tuộc nướng chín cứ lan toả trong gió làm người đi đường cũng phải hít hà, xuýt xoa.
bach tuoc nuong Món ngon Vũng Tàu

Cháo vịt, gỏi vịt
Nằm trên con đường Trương Công Định, quán Vịt Đồng Quê ở đây lúc nào cũng đông nghẹt khách. Vào những giờ tan tầm, nếu bạn không đặt chổ trước khi đến quán thì sẽ rất khó để tìm cho mình một chổ ngồi. Quán có nhiều món ăn ngon như cháo vịt, vịt xáo măng, gỏi vịt, vịt nướng chao… và đặc biệt là tiết canh vịt.
goi vit 1 Món ngon Vũng Tàu

Hàu nướng, cháo hàu
Ngoài những món nghêu, sò, ốc… thì hàu là loại hải sản nổi tiếng của Vũng Tàu, nhất là loại hàu sữa được đánh bắt ở đảo Long Sơn. Hàu được chế biến thành nhiều món ăn ngon và nổi tiếng như: cháo hàu, hàu chiên giòn, hàu nướng phô mai… Khi đến Vũng Tàu, bạn có thể thưởng thức những món ngon từ hàu rẻ nhất tại các quán hải sản ở đảo Long Sơn.
hau nuong Món ngon Vũng Tàu

Các món hải sản
Ngoài những món ngon kể trên, Vũng Tàu còn nổi tiếng với các món hải sản ngon như cua, ghẹ, tôm, mực, các loại ốc… Một số địa chỉ dành cho bạn như quán Gành Hào, quán hải sản Lê Dung, quán ốc A Đồng, quán lẩu đầu cá Bảy Giai…

Cháo bồ câu
Cháo bồ câu là món ăn rất bổ dưỡng và được nhiều du khách ưa thích. Nơi tập trung nhiều hàng quán bán món này nhất là phố Đồ Chiểu với hơn chục hàng quán. Tuy nhiên, với những người sành ăn món này thì địa chỉ ngon nhất phải kể đến là quán cháo bồ câu góc đường Đồ Chiểu. Ngoài cháo bồ câu nấu đậu xanh, còn có nhiều món khác chế biến từ bồ câu như bồ câu nướng, bồ câu rô ti…
Ngoài những món ngon kể trên, thành phố biển xinh đẹp này còn rất nhiều món ăn ngon cho bạn khám phá như: bánh canh Long Hương, bánh hỏi An Nhất, mỳ thảy Nghiệp Ký, cơm niêu Hoa Sữa…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét