Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Chùa Long Tuyền

Chùa Long Tuyền, chùa long tuyền , chùa lt, clt, long tuyền, lt

Vị trí: phường Thanh Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Chùa tọa lạc tại khối 1, phường Thanh Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

 



Toàn cảnh chùa
Tam quan chùa

Mặt tiền chùa

Tên thường gọi:
Chùa Long Tuyền
Chùa tọa lạc tại khối 1, phường Thanh Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0510.861491, 0510.922334. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa do Hòa thượng Phổ Thoại khai sơn vào năm 1909. TT. Thích Chơn Phát trong bài viết Chùa Long Tuyền (Báo Giác Ngộ ngày 07 – 8 – 1999) cho biết cảnh trí thiên nhiên của chùa rất đẹp. Khe Ồ Ồ phát nguyên từ hướng Tây Bắc, lượn khúc qua trước chùa, rồi chảy đến chùa Cầu, nhập vào sông Hội. Nước suối chảy mạnh và có hình dáng như một con rồng nên Hòa thượng khai sơn đã đặt tên cho chùa là Long Tuyền.

Câu đối ở chùa đã nói lên ý nghĩa này :

Long mạch vững bền truyền chánh pháp
Tuyền lưu bao bọc lợi quần sanh

Năm 1913, từ một thảo am, ngôi chùa mới được xây cất, gồm chánh điện, tiền đường và hậu tổ. Năm 1924, chùa xây tháp Đa Bảo, đông đường, nhà trù…; năm 1965 kiến thiết tăng đường; năm 1969 tái thiết thiền đường; năm 1970 kiến thiết giảng đường Phật học.
Tháp Đa Bảo
Tháp Phổ Hiền

Tháp Văn Thù

Sau năm 1975, chùa tiếp tục tái thiết, xây dựng nhiều công trình mới như: tái thiết tháp Đa Bảo năm 1984, xây dựng vườn hoa công đức, kiến thiết Hộ Pháp đường năm 1987, kiến thiết cổng tam quan năm 1988, tái thiết tháp Hòa thượng khai sơn năm 1989, kiến thiết đài Quan Âm năm 1990, kiến thiết ao Thất Bảo năm 1992 và đại trùng tu ngôi chánh điện năm 1993.
Long Tuyền là ngôi danh lam của xứ Quảng.
Khách Sạn Huy Hoàng Garden ở 87 Hùng Vương, Trung tâm Thành phố Hội An, Hội An, Việt Nam là điểm dừng chân lý tưởng cho bạn khi thăm thú Hội An . Bên cạnh đó có nhiều khách sạn tại hội an khác để bạn lựa chọn.
Nằm ở vị trí thuận lợi trong Trung Tâm Thành Phố Hội An, Huy Hoang Garden Hotel là một điểm lý tưởng để khởi hành chuyến du ngoạn của bạn ở Hội An. Khách sạn không quá xa trung tâm thành phố: chỉ cách 1.0 Km, và thông thường chỉ mất khoảng 45 phút để đến sân bay. Với vị trí thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố.
Hãy tận hưởng hết vô số dịch vụ và tiện nghi không gì sánh được ở khách sạn Hội An này. Sự chọn lọc khắt khe những thiết bị hàng đầu như dịch vụ ăn tại phòng 24 giờ, quán cà phê, dịch vụ du lịch, quán bar, dịch vụ giặt là/giặt khô để khách có thể tận hưởng thoải mái khi ở khách sạn.
Huy Hoang Garden Hotel có 32 phòng, tất cả đồ nội thất đều dễ chịu, êm ái, như truy cập internet không dây (miễn phí), tủ đồ ăn uống nhẹ, phòng không hút thuốc, truy cập internet không dây, nước đóng chai miễn phí. Danh sách phương tiện giải trí được trang bị ở khách sạn, bao gồm bể bơi ngoài trời. Dù bạn đến để thư giãn hay làm gì, Huy Hoang Garden Hotel luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho kì nghỉ của bạn ở Hội An.

Các điểm đến tiếp theo:

Chùa Viên Giác - Quảng Nam

Chùa tọa lạc tại số 34 đường Hùng Vương (đường Huỳnh Thúc Kháng cũ), thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.


Chùa Viên Giác

Tên thường gọi:
Chùa Viên Giác
Chùa tọa lạc tại số 34 đường Hùng Vương (đường Huỳnh Thúc Kháng cũ), thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0510.861293. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa nguyên là chùa làng, được dời về địa điểm hiện nay vào năm Thiệu Trị nguyên niên (1841). Ngôi chùa hiện nay được đại trùng tu vào năm 1990. Thầy Thích Như Tịnh hiện làm Tri sự. Trụ trì chùa là Thượng tọa Thích Như Điển, hiện trụ trì chùa Viên Giác ở Đức.

Điện Phật được bài trí đơn giản, trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thiền định trên đài sen, hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía trước đặt tượng Thích Ca sơ sinh.
Cùng với các ngôi chùa cổ Chúc Thánh, Vạn Đức, Phước Lâm; chùa Viên Giác là ngôi chùa cổ nổi tiếng ở đất Quảng miền Trung.

Chùa cầu Nhật Bản

Chùa cầu Nhật Bản, chùa cầu nhật bản, chùa cầu

Cầu Nhật Bản hay chùa Cầu là địa danh bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An - cầu “Lai Viễn”. Cầu được người Hội An quen gọi là chùa Cầu, một di tích quen thuộc đã trở thành biểu tượng của đô thị Hội An.
Chùa Cầu - tên gọi chung cho tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ gắn kết vào sườn phía Bắc cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An (nay là thành phố Hội An), thuộc tỉnh Quảng Nam. Cùng với Cầu Ngói Phát Diệm (Ninh Bình), Cầu Ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên-Huế), Chùa Cầu Hội An là một trong 3 cây cầu lợp ngói ở Việt Nam, được nhiều du khách biết đến.

Chiếc cầu dài 18 m với bảy gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú của TP Hội An. Cầu có dáng uốn cong mềm mại, nhiều họa tiết đẹp. Cầu và chùa đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu. Mặt chùa quay về phía bờ sông, mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.


Chùa Cầu là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 17. Cây cầu còn có các tên khác là cầu Nhật Bản hay cầu Lai Viễn do chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An năm 1719 đặt tên, với hàm ý sẵn lòng đón đợi bạn phương xa đến.

Cổng vào chùa Cầu

Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về Con Cù (mamazu) - một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản. Cứ mỗi lần Con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất... Chùa Cầu được coi như một thanh kiếm chằn ngang lưng Con Cù, “trấn yểm” loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.

Khu vực thờ cúng trong chùa cầu
Tường thờ ông Hoàng Thạch tại chùa Cầu, Hội An


Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.


Với người dân phố Hội, Chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 6 lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 1990 và hình ảnh Chùa Cầu có trên tờ tiền polymer 20.000 đồng của Việt Nam hôm nay.


Nơi đây mãi là điểm đến không thể thiếu trong tour du lịch Đà Nẵng – Hội An. Khách du lịch đến Hội An mà chưa ghé thăm Chùa Cầu thì coi như chưa đến.

Bánh bèo một trong những món ngon ở Hội An

Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo là một món ăn chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo cư dân Hội An, nhất là cư dân các vùng nông thông. Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo nn cho vào ngâm nước để gạo mềm rồi xay thành nước bột min. Bánh ngon hay dở phụ thuộc phần lớn và khâu xay này. Nước bột không được đặc quá, vì đặc bánh sẽ cứng, ít dẻo. Nếu lỏng quá, bánh sẽ nhão, không đứng tròng (chén bánh không trũng ở giữa).
Bánh bèo
Bánh bèo
Nước bột này khi lấy tròng xong (kỹ thuật thử độ dẻo và mịn của bột) được cho vào chén rồi sắp lên vỉ tre đặt vào nồi để hấp. Bánh chín đựơc vớt ra để chồng úp lên nhau cho nguội. Chén bánh khi chín trắng tinh, mềm mướt, giữa lại có một xoáy tròn thật là ngộ nghĩnh. Chén để làm bánh bèo là một loại chén bằng đất nung tráng mem, nhỏ hơn chén ăn thông thường, mà tròn trịa dễ thương. Nhưn (nhân) bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là tôm, thịt,... Tôm bỏ đầu, băm nhỏ, thịt xắt nhỏ hạt lựu, trộn vào với tôm, ướp với gia vị, pha thêm chút bột điều (loại bột màu đỏ được chế từ một loại quả cây) cho tăng phần màu mè hấp dẫn, rồi đưa lên bếp xào chín, hòa thêm ít nước bột gạo đổ vào, sao cho nhưn chín có dạng sền sệt màu đỏ hồng, vị ngọt béo lẫn vị cay the và thơm là đạt yêu cầu. Nhưn nấu chín được đựng trong một chiếc nồi cơm, trên mặt rãy một lớp tiêu lấm chấm đen và cộng hành xanh xanh xặt nhỏ.
Bánh bèo có mặt khắp ở Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam... với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẻ, ấm cúng. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhưn đổ vào, thêm dầu mỡ, thương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào. Nhìn chén bánh bèo trăng phau, nhưn giữa màu đỏ hồng điểm tôm thịt như nhụy một đóa hoa đang khoe hương khoe sắc. Lại thêm mùi thơm sực nức, đầy hấp dẫn khiến cho người ăn muốn một lần ăn hết mấy chục chén bánh cho hả dạ. Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải là đũa, cũng không phải muỗng mà là một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là “dao tre”. Lối ăn thế này cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các loại bánh được chế tác bằng gạo.
Một số làng quê ở Hội An, vào những buổi sáng có các mẹ gài, cô gái gánh bánh bèo dạo khắp các ngả đường để bán cho người ăn. Nhưng nên thơ nhất là vào những lúc mặt trời lên cao, bà chủ ngồi bán dưới bóng cây xanh râm mát, những đứa trẻ trong xóm chạy đến xúm xít vây quanh gánh bánh bèo, mới nhìn vào tưởng như có cảnh bọn trẻ đang tụ tập để hát đồng dao hay chơi trỏ nhảy dây, đánh tổng.
Bánh bèo Hội An là một món ăn dân dã khác với loại bánh bèo mang tính cung đình của Huế. Nó vừa ngon, vừa rẻ, lại gần gũi với người dân, chính vì thế, nó đã luôn chiếm được sự ưa thích của đông đảo người ăn. Bánh bèo đã thực sự trở thành món ăn truyền thống của cư dân phố Hội.
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét