Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Động Huyền Không

Động Huyền Không, động huyền không, động hk, đhk, huyền không, hk

Vị trí: Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Huyền Không là một trong những động đẹp nhất, huyền ảo nhất, có giá trị tâm linh to lớn nhất. Động Huyền Không là một động lộ thiên, vòm hình tròn, nền bằng phẳng, trên vòm có 5 lỗ thông ra bên ngoài, ánh sáng tràn vào đây tạo một không khí huyền bí lung linh cho hang động.


Nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Huyền Không là một trong những động đẹp nhất, huyền ảo nhất, có giá trị tâm linh to lớn nhất. Động Huyền Không là một động lộ thiên, vòm hình tròn, nền bằng phẳng, trên vòm có 5 lỗ thông ra bên ngoài, ánh sáng tràn vào đây tạo một không khí huyền bí lung linh cho hang động.


Để vào được động Huyền Không phải bước xuống hơn 20 bậc cấp nằm sâu hơn động Hoa Nghiêm khoảng 5m, được ví động như chiếc chuông úp sấp, là một trong những động rộng, thoáng mát và đẹp nhất của quần thể Ngũ Hành Sơn, vòm động tiếp xúc với không gian bên ngoài, ánh sáng rọi vào làm động thêm lung linh huyền ảo. Ngày nắng, động được ví như chiếc điều hòa thiên nhiên bởi không khí mát mẻ, trong lành.
Đây là điều làm nên sự khác biệt của động Huyền Không đối với một số hang động khác ở Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng… Trong khi các nơi phần lớn là động kín, ẩm, trong động phải thắp điện hoặc khi vào phải có đèn chiếu sáng thì động Huyền Không tuy ít thạch nhũ nhưng đủ độ thoáng và ánh sáng tự nhiên.

Trên cao nhất là tượng Phật Thích Ca, được làm vào năm 1960 bởi nghệ nhân Nguyễn Chất, người nổi tiếng ở làng đá mỹ nghệ Non Nước. Bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên trái động có đền thờ bà Ngọc Phi (bà Chúa Tiên), là nơi du khách đến cầu tài, cầu lộc; đền thờ bà Lồi Phi (Chúa Thượng Ngàn) được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và sự bình an.

Sâu bên phải là đền Trang Nghiêm Tự cổ kính được xây dựng năm 1825, gồm ba gian. Gian chính thờ Phật Quan Âm, bên trái thờ 3 vị Thánh (gồm Quan Công, Quan Bình và Châu Xương) tượng trưng cho đức độ, trí dũng và lòng trung thành. Đặc biệt, gian bên phải thờ Ông Tơ, Bà Nguyệt, nơi các đôi trai gái đến cầu duyên, mong được Nguyệt Lão buộc sợi chỉ hồng trăm năm hạnh phúc.

Quanh vòm động có nhiều nhiễu đá bám vào vách tạo nên những hình thù lạ, đó là khuôn mặt ông già nhìn nghiêng, là hình con chim hạc hay đà điểu, hình hai đầu voi với chiếc vòi thả xuống, là con cò cùng chiếc mỏ dài nhọn ép vào vách động…


Động không có nhiều thạch nhũ đẹp. Tuy nhiên trên vách vẫn thấy một vài hình thù lạ và hay hay. Một thạch nhủ tên Vú Mẹ trước đây nước nhiễu ẩm ướt, nhưng vì nhiều người rờ quá, nên nước bây giờ không còn ướt nhiều nữa.





Động Huyền Không đi qua cổng vòm có 3 chữ Huyền Không Quan, cửa hơi hẹp, động tối, những bậc đi xuống sâu, giữa cửa động có tượng hình ông Thiện và ông Ác, như nhắc nhở con người phải thánh thiện, từ bi khi đến cõi sắc không của Phật.

Bên cạnh thế giới tâm linh, động Huyền Không còn có giá trị lịch sử to lớn. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, đây là căn cứ hoạt động bí mật của cán bộ lãnh đạo địa phương và du kích. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã biến động Huyền Không thành nơi huấn luyện biệt kích đồng thời cũng là nơi đồn trú của nhiều đơn vị Mỹ - Ngụy. Năm 1968 quân giải phóng đã đánh bật chúng ra khỏi nơi đây, đồng loạt tấn công nhiều căn cứ lân cận và sân bay quân sự Nước Mặn. Huyền Không trở thành trạm giải phẫu và nơi cất giấu thương binh của quân giải phóng, ghi dấu những trận đánh oai hùng của quân dân Quảng Nam Đà Nẵng, tiêu biểu là trận đánh của anh hùng Phan Hiệp (người con Hòa Quý) rạng sáng ngày 23-8-1968. Đại đội trưởng Phan Hiệp được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và đổi tên thành Phan Hành Sơn.







Vào trong hang có ánh sáng từ trên cao chiếu qua lỗ trống trên động, càng làm vẻ đẹp lung linh huyền bí, vòm Động cao nhủ thạch bám vào vách tạo nhiều nét đẹp thiên nhiên, và bàn tay con người tạo thêm nhiều hình đẹp như tượng Phật Quan Âm, được điêu khắc công phu trên bệ thờ.





 Phía bên phải là ngôi chùa nhỏ Trang Nghiêm Tự, bên cạnh có thạch nhũ nhỏ nước tí tách, dưới nền có khối đá điêu khắc tượng của người Chàm, khung cảnh hư ảo trong hang động tạo cho du khách như sống với thế giới vừa hư vừa thật, lấy tay vỗ lên trên đá nghe như tiếng trống bình bịch.





Động Huyền Không trên bàn thờ có tượng Thiên-Y-A-na – Chúa Ngọc, ngày xưa người ta có tục lệ làm hai lễ đặc biệt được cử hành bằng đức tin là “cắt huyết gà để thề” những việc tranh cãi thề thốt không nói dối, trước những đấng siêu hình chứng giám xác quyết lời thề sự thật tuyệt đối, vĩnh viễn không nuốt lời thề, người ta lấy dao cắt cổ con gà trống cổ nhổ sạch lông và cái bát đựng huyết gà để thề, nếu ai nói sai sẽ chết như con gà. Nhiều người đến chùa cầu xin Thiên ân “cầu tự” cho những đàn bà chưa có con. Sau đó họ vào động Huyền Không uống nước từ thạch nhũ, các tục lệ trên ngày nay không còn như xưa nữa.




Ngày nay Động Huyền không trở thành một điểm không thể không dừng chân cho những ai đến với Đà Nẵng, đến với Ngũ Hành Sơn. Khung cảnh nơi đây vừa hư vừa thực, một không gian  mơ màng huyền bí.
Đến Đà Nẵng bạn dễ dàng chọn lựa cho mình một khách sạn tại đà nẵng phù hợp. Hoặc bạn có thể chọn một resort để nghỉ chẳng hạn như Hyatt Regency Danang Resort & Spa ở Hòa Hải,Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng 
Hyatt Regency Danang Resort and Spa nằm tại địa điểm có bãi cát trắng dài tuyệt đẹp, hướng nhìn ra đại dương và dãy núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ. Với vị trí lý tưởng nằm giữa phố cổ Hội An và chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 15 phút đi bằng ôtô, Hyatt Regency Danang Resort and Spa sẽ mang đến cho gia đình bạn những trải nghiệm tinh tế đẳng cấp, hoàn toàn khác biệt. Với thiết kế hiện đại thể hiện đầy đủ nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam, khách sạn gồm có 200 phòng sang trọng với ban công rộng rãi và cửa sổ mở từ sàn tới trần. Ngoài ra còn có 182 căn hộ cao cấp và 27 biệt thự biển có hồ bơi riêng. Khu nghỉ dưỡng có cụm nhà hàng quốc tế, trung tâm spa và phòng tập thể hình cung cấp các giải pháp trị liệu theo phong cách truyền thống và sáng tạo độc đáo. Bên cạnh đó còn có các tiện nghi phục vụ nhu cầu thư giãn dành cho gia đình.
Nội thất của Hyatt Regency Danang Resort and Spa đặc biệt sang trọng với sự kết hợp hài hòa các yếu tố văn hóa tạo nên một thiết kế mang tính đương đại thể hiện qua các sản phẩm đồ gỗ, đồ gỗ nội thất và các sản phẩm mang tính nghệ thuật đã mang lại một không gian hiện đại gắn liền với phong vị biển cả nhưng vẫn mang đậm nhân tố ngũ hành của thiết kế phương Đông. Hyatt Regency Danang Resort and Spa trực thuộc thương hiệu Hyatt Regency - là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, hiện có 750 khách sạn và khu nghỉ dưỡng trên toàn thế giới. Nào, hãy cùng tham quan Hyatt Regency Danang Resort and Spa để tận mắt chiêm ngưỡng và trải nghiệm những tiện ích đẳng cấp tại đây bạn nhé!

 Các điểm đến tiếp theo:

Động Tàng Chơn

Động Tàng Chơn, động tàng chơn, động tc, đtc, tàng chơn, tc

Động Tàng Chơn nằm sau chùa Linh Ứng thuộc núi Thủy Sơn (Ngũ Hành Sơn). Động đã được phát hiện từ thời Lê Cảnh Hưng. Động Tàng Chơn được phát hiện vào thời Lê Cảnh Hưng.
Động giống như một thung lũng nhỏ, rộng 7m, dài 10m, thoáng đãng nhờ thông lên trời qua cửa hang "Thiên Long Cốc". Động chia làm 3 hang và 3 động, từ ngoài vào qua cửa đá là động Chơn Tiên, chính giữa là bàn thờ Lão Tử, bên phải thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, bên trái thờ Bát Bộ Kim Cương. Phía trong bên trái là động Tam Thanh, có hai tượng Hộ Pháp dựng ở lối vào hang sáng sủa, nền có gạch Chăm rải rác.


Trước kia trong động thờ 3 vị Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh, ngày nay đã thay bằng một pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng xi măng. Trong góc bên trái có lối đi dẫn đến một nền đá bằng phẳng, gió mát lạnh, đó lá hang Gió, hang thông với Thiên Long Cốc, gió lùa thoáng mát theo các lỗ thông với đỉnh núi và động Chơn Tiên.



Bên trái phía trong là động Tam Thanh, lối vào hang sáng sủa, nền lát gạch Chăm rải rác. Có hai tượng Hộ Pháp dựng ngay lối ra vào. Động có tên Tam Thanh vì trước kia trong động thờ 3 vị Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh. Ngày nay 3 tượng này được thay bằng một pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng xi măng.

Hang gió nằm trong góc bên trái, ở đây có một đường cấp dẫn đến một nền đá bằng phẳng, gió mát lạnh. Hang thông với Thiên Long Cốc, ở đây thật mát mẻ dễ chịu do những làn gió mát được lùa từ các lỗ thông với đỉnh núi và động Chơn Tiên.
Hang chính giữa là hang Chiêm Thành, lối vào bên trong hẹp và tối. Hai bên có 2 bộ đá chạm hình thần Hộ Pháp của người Chăm. Trong những năm gần đây, trong quá trình san lại nền hang, các vị sư chùa Linh Ứng đã tìm thấy một bộ thờ chạm hình thần Lindra cỡi voi, chung quanh có các Apsara múa hát.


Góc bên phải là hang Dơi hoặc hang Ráy. Gọi là hang Dơi vì trong hang có rất nhiều dơi trú ngụ. Hang có ngách thông lên đỉnh núi. Trong góc phía Đông động Chơn Tiên có một phiến đá hình vuông gọi là Bàn cờ, vì thế nên gọi là động Bàn Cờ.

Chùa Non Nước Đà Nẵng

Chùa Non Nước Đà Nẵng, chùa non nước đà nẵng, chùa non nước, chùa nn, cnn, non nước, nn

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, Chùa Non Nước - Ngũ Hành Sơn được xem là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung và là niềm tự hào của người dân xứ Quảng.
Đà Nẵng có nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà, các bãi biển…, trong đó chùa Non Nước – Ngũ Hành Sơn là điểm khá nổi tiếng, được ví như “Hòn nam bộ” của Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn nằm gần trung tâm thành phố Đà Nẵng, cách khoảng 8 km đi về hướng Đông nam (hướng đi Hội An). Khá nổi tiếng, lại gần trung tâm, đường sá được đầu tư xây dựng rộng rãi, sạch đẹp nên Ngũ Hành Sơn thu hút sự quan tâm của nhiều du khách khi đến Đà Nẵng.
Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thủy Sơn và Mộc Sơn ở phía Đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn ở phía Tây, nằm trên một dải cát vàng chiều dài khoảng 2 km, rộng khoảng 800m thuộc quận Ngũ Hành Sơn.
 
 
Lên thăm chùa chiền và hang động Thủy Sơn, du khách có thể đi bằng hai đường: đường tam cấp phía Tây nam dẫn lên chùa Tam Thai có 156 bậc hoặc tam cấp phía đông dẫn đến chùa Linh Ứng có 108 bậc. Hoặc đi bằng thang máy hiện đại, thả tầm mắt ngắm nhìn biển Đà Nẵng cũng như được bao quát toàn cảnh non nước Ngũ Hành Sơn.
Ngũ Hành Sơn không cao, nhưng sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đến với chùa non nước, thăm quan khám phá những ngọn Thổ Sơn, Hỏa Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Kim Sơn, rồi ghé thăm những hang động, những ngôi chùa gắn liền cùng lịch sử nơi đây như chùa Từ Tâm, chùa Tam Tâm và Phổ Đồng ra thăm Vọng Giang Đài. Đứng ở đây có thể nhìn thấy bao quát cả một vùng đồng ruộng mênh mông của Đà Nẵng và các con sông Trường Giang, Cẩm Lệ bao quanh.
 
Thủy Sơn là ngọn cao nhất trong Ngũ Hành Sơn, rộng chừng 15 ha. Các chùa chiền và hang động tập trung chủ yếu ở Thủy Sơn. Chùa Tam Thai là một ngôi chùa được xem là quốc tự và là di tích Phật giáo. Theo sử liệu, chùa được xây dựng cách đây khoảng 300 năm. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây lại chùa Tam Thai, năm 1927 đã cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn.
Vòng ra sau lưng chùa Tam Thai theo một con đường đất sẽ gặp một cổng vôi cổ kính không biết xây từ bao giờ, trên có 3 chữ Hán “Huyền Không Quan”. Đây là cửa vào động Hỏa Nghiêm và động Huyền Không.
Trong động Huyền Không có đường dẫn sâu xuống lòng đất. Lần mò trong bóng tối khoảng 10m trước mặt bỗng bừng lên một khoảng không gian rộng, cao vòi vọi, ánh sáng mờ ảo, êm dịu. Động Huyền Không là hang lộ thiên nằm gọn trong lòng núi. Núi hình tròn nên mái động cũng hình vòm, nền bằng phẳng, không có măng đá và nhũ đá, trên vòm có 5 lỗ lớn nhỏ có thể trông thấy bầu trời bên ngoài. Vách động có bọt đá tạo nên những hình thù kỳ thú.
 
Động Huyền Không
Từ sau chùa Tam Thai, đi về phía Đông sẽ gặp cụm hang động Trung Thai. Cụm này có động Thiên Phước Địa, hang Vân Nguyệt và động Vân Thông. Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn.



Sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới bò lên được, cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động tạo ánh hào quang rực rỡ. Đứng trên đỉnh động có thể bao quát cả một vùng đồng ruộng, sông biển, xóm làng.
 
 
Cụm chùa chiền hang động Hạ Thai gồm có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, động Ngũ Cốc, động Âm Phủ, Giếng Tiên. Vọng Hải Đài là điểm cao bên phải chùa Linh Ứng. Đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt ra một vùng trời, biển bao la với các hoạt động nhộn nhịp của ghe thuyền trên biển. Ở đây cũng có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu, kích thước như ở Vọng Giang Đài, dựng vào năm Minh Mạng thứ 18 (1837).
Động Âm Phủ
Chùa Linh Ứng ở ngọn Hạ Thai cũng là ngôi chùa có giá trị lịch sử cao, được xem là quốc tự và di tích Phật Giáo. Từ tam quan chùa Linh Ứng có đường đi xuống núi, rẽ phải sẽ gặp động Âm Phủ. Động cao, rộng, hình tròn sâu thẳm. Đường hang quay về phía Tây, vách lởm chởm đá, ẩm ướt, mát lạnh. Xuống khoảng 30m ta sẽ gặp một hầm cao, ánh sáng vẫn lọt qua khe đá dọi vào. Lần qua những cột đá lớn ta sẽ gặp một hang hẹp, lách qua ngách hầm còn có một vòm cao, một giếng sâu thông xuống lòng đất.

Trở lại Linh Ứng tự ở phía đông Thủy Sơn, theo 108 bậc đá cẩm thạch để xuống núi. Nếu có thời gian thì có thể đi thăm các ngọn núi khác. Tuy nhiên, các ngọn núi sau này đều nhỏ, ngoại trừ hòn Hỏa Sơn cốc - một hang đá mang tên động Quan Thế Âm thì không có di tích nào đặc biệt.


Một điều đặc biệt khác bản thân Ngũ Hành Sơn mang lại là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm..., không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí. Chính vì vậy, các khu vực dân cư quanh Ngũ Hành Sơn hình thành các làng nghề mỹ nghệ khá đông đúc và xôm tụ. Rất nhiều hàng quán, cơ sở trưng bày đa dạng mặt hàng mỹ nghệ về đá dọc theo đường Huyền Trân Công Chúa đi vào Ngũ Hành Sơn. Và khi tạm biệt “Hòn non bộ khổng lồ” giữa lòng thành phố Đà Nẵng, mỗi du khách không quên mua cho mình một món quà mỹ nghệ đá làm kỉ niệm.

Ốc hút, mít trộn Đà Nẵng

Những món ăn chơi dân dã này chính là một nét riêng đặc biệt của Đà Nẵng. Đến Đà Nẵng bất cứ mùa nào trong năm, mỗi chiều sau khi tắm biển xong, rủ bạn bè thưởng thức một đĩa mít trộn hay ốc hút thì còn gì bằng. Mấy món "ăn chơi" dân dã này không biết từ bao giờ đã trở nên vô cùng quen thuộc với người dân Đà Nẵng, và bây giờ đang được biết đến như một nét ẩm thực vô cùng độc đáo ở đây. Ngồi bên bạn bè, trò chuyện rôm rả, thưởng thức mấy món ăn quê, mới nhận ra đôi khi hạnh phúc thật giản đơn.
mít trộn Đà Nẵng
Cây mít mọc ở nhiều nơi ở Đà Nẵng, trái có vị rất đậm và thơm, món mít trộn cũng vì thế mà càng thêm đậm đà. Người Đà Nẵng cũng như người dân sống trên dải đất miền Trung vốn mộc mạc, chất phác, vì thế các món ăn cũng đơn giản, không cầu kỳ trong chế biến. Tuy vậy, vị tinh tế và đậm đà thì không chê vào đâu được. Món mít trộn là như vậy.
mít trộn Đà Nẵng
Với món mít trộn, nguyên liệu cơ bản là giống nhau, cũng từ trái mít non luộc chín vừa tới rồi xắt sợi hoặc xé tơi để trộn gỏi, nhưng các hàng quán “nhà giàu” thì trộn với thịt ba rọi hoặc tôm thẻ, nhìn món ăn sang trọng hơn. Nhưng có lẽ đúng món mít trộn chân chất xứ này thì phải là trộn với da heo xắt sợi, thêm đậu phộng giã dập, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và húng lủi. Tất cả trộn đều với nhau, tạo nên mùi thơm quyến rũ, màu sắc cũng thật bắt mắt. Ăn mít trộn thì không thể thiếu bánh tráng mè nướng giòn rụm. Bẻ một miếng bánh tráng, xúc một miếng mít trộn, cái giòn rụm của bánh tráng, vị bùi và ngọt của mít non, chút giòn sựt sựt của da heo, thêm vị thơm của đậu phộng, hành phi và chút cay cay của ớt, rau thơm… tất cả tạo nên một vị ngon không cưỡng được.
Đà Nẵng cũng là xứ nổi tiếng với món ốc xào xả ớt, mà người dân địa phương gọi dân dã là ốc út. Ốc miền Trung con nào con nấy nhỏ mà chắc thịt. Ốc gạo, ốc bươu, ốc đắng... nhiều vô số kể ở khắp nơi. Đem về ngâm thật sạch, rửa sạch rồi đợi ráo nước, đem xào với sả ớt, gia vị, công thức không có gì đặc biệt mà vị thì đậm đà khó quên. Có lẽ là do sự đậm đà vốn có trong cách thức chế biến món ăn của người Đà Nẵng đã tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn này.
ốc hút Đà Nẵng
Món ốc hút đã trở thành quen thuộc với mọi người, nhất là các bạn trẻ và du khách phương xa. Rảnh rỗi, bạn bè rủ nhau đi "hút ốc", ngồi bên quán vỉa hè hút ốc bằng tay, miệng và tay dính màu ớt đỏ cay xè, ăn xong lâu rồi vẫn hít hà vị cay. Vậy mà vẫn thích. Sự đậm đà của sả, ớt và gia vị thấm vào từng con ốc tạo nên cái "sự ghiền" cho người ăn.
ốc hút Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố lớn ở miền Trung. Bên cạnh sự giàu có của hải sản và sự phong phú trong ẩm thực nơi đây, sự hấp dẫn của Đà Nẵng đôi khi đến từ những nét rất nhỏ, rất riêng và rất đặc biệt. Những món ăn chơi dân dã này chính là một trong những nét riêng đặc biệt đó. Bởi tôi đã vài lần nghe bạn bè rủ rê: Ghé Đà Nẵng chơi không? Tắm biển thỏa thích rồi làm đĩa mít trộn hay đĩa ốc hút cay xè cho đỡ nhớ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét