Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Chùa Hương

Vị trí: Xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
Hàng năm cứ sau dịp Tết thượng nguyên rằm tháng giêng dân chúng lại nhắc nhau sắm sửa đi chảy hội chùa Hương. Hội chùa Hương kéo dài chừng hai tháng, đến giữa tháng ba âm lịch mới chấm dứt. Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa- tôn giáo Việt Nam cổ truyền, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngường nông nghiệp, tín ngưỡng thờ mẫu và đặc biệt là nó gắn liền với biết bao huyền thoại, truyền thuyết đủ để thấy nơi đây thật linh thiêng, huyền diệu.
Đến chùa Hương, bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình của mình từ bến Đục trên con suối Yến. Suối Yến nằm uốn mình dưới chân bao ngọn núi, bao cánh rừng mềm mại như một dải lụa trắng nối liền giữa cuộc đời trần tục ồn ào với một góc Bồng lai thanh tịnh. Nước suối Yến rất trong, không hiểu sao bến lại có tên là Đục, phải chăng người xưa muốn ám chỉ tâm hồn của du khách khi mới bắt đầu cuộc hành trình còn thật lắm bụi trần vương.
Từ bến Đục ta sẽ bước lên một chiếc thuyền nhỏ, nhẹ nhàng như một cánh lá lướt xuôi theo dòng nước êm đềm đưa ta về một cõi thật nên thơ. Nếu khởi hành vào lúc trời sáng sớm, cảnh vật còn bàng bạc trong màn sương sớm, chắc hẳn bạn sẽ không còn thấy thuyền, thấy sông, chỉ thấy mình bồng bềnh nhẹ lướt như đang thực sự đi về nơi tiên cảnh.



Cuộc hành trình trên thuyền chừng một giờ rưỡi sẽ đưa ta đi qua biết bao ngọn núi, bao cánh rừng với những mái chùa ẩn hiện ở xa xa. Ở đây mỗi ngọn núi đều có một hình dáng riêng, một tên gọi riêng, trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau hai bên bờ. Tục truyền rằng ở đây có một trăm ngọn núi, chín mươi chín ngọn quay đầu về hướng động Hương Tích đảnh lễ Phật, chỉ riêng núi Tượng bướng bỉnh ngoảnh đầu đi nơi khác, nên bị Vị Hộ Pháp vung gươm chém sạt một bên hông.
Đi hội chùa Hương vào dịp tháng 2, tháng 3 âm lịch, ta sẽ được ngắm những cánh rừng mơ đã ửng vàng, tỏa hương thơm thật dịu nhẹ đầy cả không gian. Rừng mơ là một đặc sản của chùa Hương. Những quả mơ vàng óng nơi đây nổi tiếng khắp nước, không phải nhờ vị ngọt đậm đà, không phải nhờ trái to quá khổ, mà bởi một hương thơm dịu nhẹ, quả rất chắc mà mọng nước không ở đâu có được. Thật khó đoán được mơ ở đây thơm làm không gian phảng phất một hương vị ngọt ngào, hay bởi trời đất ở đây thơm làm cây co, con người cũng được thấm đượm một hương vị đặc biệt. Như nhà thơ Tản Đà sau khi đến Chùa Hương đã phải thốt lên:

Chùa Hương trời điểm, lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về, ai nhớ vẫn thơm tho...


Chiếc thuyền nan đưa ta đến bến Trò, từ đây ta sẽ bước lên chùa Thiên Trù hay còn gọi là chùa Ngoài, để làm một cuộc chuẩn bị cho chuyến đi vất vả nhưng thật đáng nhớ vào Động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Tương truyền rằng, vào đời vua Lê Thánh Tông thế kỷ 15, trong một lần đi tuần thú phương Nam nhà vua đã ghé đến nơi đây và gọi vùng đất này là Thiên Trù. Sau đó còn có ba vị Hòa thượng đến đây dựng thảo am tu tập. Nhưng phải đến thế kỷ thứ 17, năm 1687, Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang Châu Nhân đến dây tu hành, và vùng núi này mới bắt đầu được mỡ mang xây dựng thành một trung tâm Phật giáo, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hiện nay.
Thiên Trù-Bếp trời, chẳng biết các thiên tướng nhà trời có phải xuống đây đặt bếp hay không, nhưng các đoàn hành hương mỗi khi đến đây đều phải lo ăn uống cho thật no, nai nịt gọn gàng chuẩn bị cho cuộc hành hương vào chùa trong. Trước chuyến đi ai cũng đi vòng, quanh chùa Thiên Trù thắp vài nén hương cầu Phật phù hộ cho chân cứng đá mềm rồi khỏi hành đến chùa Trong- Động Hương Tích, nơi quan trọng nhất, thiêng liêng nhất, đẹp nhất của Hương Sơn.

Đường vào chùa Trong chỉ hơn 2 cây số, nhưng là hàng ngàn bậc đá nằm cheo leo, vắt vẻo trên sườn núi, cứ lên cao, cao mãi, nhìn xa xa lấp giữa muôn mầu lá, thấy một đoàn người cứ nối đuôi nhau như đi trên chiếc thang lên giữa trời. Trên đường đi có nhiều tảng đá đã mòn vẹt, trơn nhẫy, bởi muôn vàn buớc chân của khách hành hương, nhiều tảng đá cao chông chênh, đôi khi phải gập người mới lên khỏi, nhưng không thấy ai than thở, ca thán, bởi ai cũng mang theo trong hàng trang của mình một chiếc gậy trúc cầm tay, một câu kinh nơi cửa miệng: Nam Mô A Di Đà Phật.

Trên đường vào Động Hương Tích, ta sẽ còn đi qua thật nhiều địa danh nổi tiếng nữa: Chùa giải oan, Đền cửa Võng, giếng Long Tuyền, am Phật Tích, Động Tuyết Quỳnh...
Rồi những dốc núi cũng kết thúc, rồi con đường cũng đến tận cùng, và đây đã hiện ra cửa động với bút tích của Chúa Trịnh Sâm viết khi đến đây năm 1770 “Nam Thiên Đệ Nhất Động”-Động đẹp nhất trời Nam
Sau chúa Trịnh Sâm, còn rất nhiều nhà thơ lớn của nước Việt bị cảnh đẹp và khí linh thiêng ở đây làm choáng ngợp.


Từ cửa động đi xuống dưới lòng hang phải vượt qua chừng một trăm bậc đá, càng xuống dưới ta sẽ càng thấy sáng sủa hơn, thoáng mát, nhẹ nhõm hơn. Trong giây lát, bao nhiêu mệt nhọc của đoạn đường leo núi đều tan đi đâu mất, chỉ thấy trong lòng rộn một niềm lâng lâng. Trong Động Hương Tích có muôn vàn tượng Phật lớn nhỏ, được khắc vào đá, được tạc lên các nhũ thạch rủ xuống muôn mầu, muôn sắc. Nhưng đẹp nhất, bề thế nhất là bức tượng Bồ Tát Quán Thế Aâm nghìn mắt nghìn tay ở chính giữa bàn thờ.

Tục truyền rằng Bố tát Quán Thế Âm từ nước Mâu Trang đã đến đây tu thành chính quả. Và như thế có thể gọi nơi đây là một thánh tích. Không biết, có bao nhiêu người khách hành hương đến đây cảm được lòng từ bi của Ngài mà trở về bờ Giác. Có lẽ không phải là ít. Trong bài viết về cảm nghĩ khi đến chùa Hương của bà Inna Malkhanova, một Phật tử người Nga, bà đã viết, hai chuyến đi đáng nhớ nhất đời của nbà đến chùa Hương vào năm 1962 và năm 1989 đã là nhân duyên dẫn bà đến với đạo Phật, một tôn giáo thật xa lạ đối với người Nga.

Nhưng cũng có không ít người khác đã lợi dụng lòng sùng kính của khách hành hương đối với Hương Sơn để kinh doanh chùa chiền, làm hỏng đi sự hài hòa của khu di tích, sự linh thiêng của một vùng đất có một không hai của nước Việt này. Có một thời vào cuối năm 98, người ta đưa ra dự án sẽ thay những chiếc thuyền nan mong manh trên suối Yến bằng những chiếc cano vừa tiện nghi, vừa chạy nhanh hơn, sẽ xây một đường dây cáp dùng roòng roọc đưa du khách thẳng từ chùa Thiên Trù vào Động Hương Tích khỏi phải lội suối trèo đèo. Nhưng thật may, rồi người ta đã không làm như vậy. Và Hương Sơn lại được giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ của mình. Vì ngồi trên những chiếc cano luớt sóng tuy có tiện nghi thật, nhưng làm sao tâm ta có thời gian để lắng lại, để cảm thấy mình thực sự đang được đến một góc bồng lai kỳ thú.

Nếu không phải vượt mấy ngàn bực đá cheo leo vào cõi Phật, làm sao ta được rưng rưng chợt hiểu lòng từ bi vô bờ của Ngài, đã phải tu hành khó nhọc biết bao, vậy mà khi thành chính quá, Ngài lại nguyện ở lại độ cho chúng sinh cũng thành Phật.

Các điểm thăm quan tiếp theo:

Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù, chùa thiên trù, thiên trù, ctt, tt


Trong tuyến hành trình Hương – Thiên, thì Đền Trình – Thiên Trù – Hương Tích là 3 điểm dừng chân chính của bất kỳ du khách nào về với Chùa Hương. Sau khi làm lễ trình Sơn Thần ở Ngũ Nhạc Linh Từ (Đền Trình) du khách lại tiếp tục xuôi dòng Suối Yến cùng người lái đò để đi đến điểm dừng chân thứ hai là Thiên Trù.
Chùa Thiên Trù tọa lạc trên thềm núi Lão được xây dựng từ năm Đinh Hợi (1467) đời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 8. Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng: trong một chuyến tuần thú phương Nam lần thứ hai, Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở Thung Lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (Bếp Trời - một sao chủ về ăn uống), nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù. Sau lần đó, có 3 vị Hoà thượng (Tỷ Tổ Bồ Tát) tới đây dựng thảo am để tu hành và đặt tên là Thiên Trù Tự (chùa Thiên Trù). Nhưng sau 3 vị Hoà thượng này, việc trụ trì ở Chùa Thiên Trù bị gián đoạn nhiều năm.
    Đến niên hiệu Chính Hoà năm thứ 7 (1686) đời Vua Lê Trung Hưng, Hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang được Vua phong Thượng lâm viện Viên Giác Tôn Giả Ty Tăng Lục (thời Lê, Ty Tăng Lục được lập ra để chăm sóc, cai quản các vị tu hành) tới đây tái lập đạo Phật, phát triển Phật giáo và cùng hương dân nơi đây xây dựng lại ngôi Tam Bảo, trùng hưng Thiên Trù Tự.
    Tiếp sau Hoà thượng Trần Đạo Viên Quang việc trụ trì và phát triển Phật giáo ở đây lại gián đoạn một lần nữa. Phải đến 20 năm sau, tức vào năm 1707, có Đại sư Thông Lâm tới trụ trì và tiếp tục cùng hương dân thôn Yến Vĩ xây dựng Chùa Thiên Trù thành ngôi Tam Bảo lợp bằng lá 5 gian và 6 gian tả, hữu vu để thờ Phật và tu hành. Kế thừa Đại sư Thông Lâm là Hoà thượng Thanh Quyết trụ trì. Với sự giúp đỡ của các tín đồ, phật tử, thiện tín muôn phương, chính điện chùa Thiên Trù được khởi công xây dựng vào năm Mậu Thân niên hiệu Duy Tân thứ 2. Sang đời trụ trì của Đại sư Thanh Tích công việc xây dựng kiến thiết vẫn được tiếp tục triển khai và kéo dài gần 10 năm, để rồi Thiên Trù trở thành một lâu đài nguy nga tráng lệ giữa núi rừng Hương Sơn, hiện lên như một kiến trúc nghệ thuật độc đáo.
    Chùa Thiên Trù được xây dựng trên một mảnh đất hình chữ nhật chạy dài suốt từ sân dốc cho tới bức tường ngăn giữa khoảng đất bằng phẳng và núi Sau Chùa. Kiểu kiến trúc của Thiên Trù có tên là “Ngũ môn tam cấp” - tức năm cửa ba bậc. Qua cổng là đến sân. Hai bên sân là hai dãy nhà tranh làm nơi ăn nghỉ cho du khách trong ngày hội. Qua sân là đến bảo thềm thứ nhất – đây cũng là một cái sân. Trước bảo thềm này có đặt một đỉnh đồng cao 3m dùng để khói nhang. Qua sân bảo thềm thứ nhất là đến bảo thềm thứ hai – là một cái sân cao hơn. Hai bên sân bảo thềm thứ hai là những gian nhà cầu cho khách ngủ trọ. Tiến đến sân bảo thềm thứ ba cao hơn một chút, qua hai cửa tam quan nối vào Tam Bảo chính là nơi thờ Phật. Hai bên Tam Quan là gác trống bên trái và gác chuông bên phải. Hai bên Tam Bảo là hai bể nước, các buồng sư, buồng cung văn, nhà dấu, nhà oản,…vv. Phía sau Tam Bảo là điện Thánh Mẫu bên trái, gác tàng thư, nhà Tổ ở giữa và Thiên Thuỷ tháp bên phải.
Có thể nói Chùa Thiên Trù là một công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật Lê -Nguyễn. Sự bố cục rất hài hòa:tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách, các nhà kho…có đủ phương tiện sinh hoạt cho hàng trăm người nghỉ lại lễ Phật qua đêm. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX


Một góc chùa Thiên Trù

Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) giặc Pháp đã đánh và ném bom ra vùng đất Hương Sơn 3 lần (1947, 1948 và 1950). Ngày 11 tháng 2 năm 1947 (tức năm Đinh Hợi) Tam Bảo và một số công trình đã bị giặc Pháp tàn phá. Trong suốt 15 ngày, Chùa Thiên Trù bị lửa thiêu không sao dập tắt nổi. Đến năm 1950, lại một lần nữa giặc Pháp cho máy bay ném bom tàn phá toàn bộ các công trình, chỉ còn lại vườn Tháp là không bị tàn phá nặng nề. Sang năm 1951 (tức năm Tân Mão), Hoà thượng Thanh Chân đã cho dựng lên từ đống tro tàn đổ nát 6 gian nhà tranh để có nơi tu hành và nhang khói.


    Sau khi hoà bình lập lại trên đất Bắc, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự đóng góp công đức của thập phương, Hoà thượng Thích Thanh Chân cùng chính quyền và nhân dân địa phương đã khởi dựng 7 gian nhà khách khang trang vào năm Mậu Tuất (1958), tạm thời làm nơi thờ Phật và để thập phương về Lễ hội dâng hương, từng bước xóa dọn vết tích chiến tranh.
    Từ năm 1984 đến 1985, Ty Văn hoá – Thông tin Hà Sơn Bình (nay là Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Hà Tây) đã cùng nhà chùa tranh thủ sự ủng hộ của du khách thập phương, xây dựng lại gác chuông 8 mái theo kiểu chùa Ngăm ở giữa sân Thiên Trù. Đặc biệt, kể từ năm 1989 Ban xây dựng chùa Hương đã được thành lập do Hoà thượng Thích Viên Thành làm Trưởng ban. Kể từ đây, Ban xây dựng Chùa Hương đã vận động nhân dân, phật tử thập phương cùng sự chỉ đạo của ngành văn hoá tỉnh đã khởi công xây dựng toà Tam Bảo (ngày 18 tháng 3 năm 1989), và đến ngày 11 tháng Giêng năm 1991 thì được khánh thành. Năm 1992 Ban xây dựng khởi công xây dựng điện Hương Thuỷ và khánh thành vào ngày 11 tháng Giêng cùng năm. Điện Hương Thuỷ là nơi thờ tượng Mẫu Liễu Hạnh - người được mệnh danh là Mẫu nghi thiên hạ. Đây là công trình mang phong cách dân gian của nhà điêu khắc Trần Tuy. Năm 1993, Tổ đường và Bảo điện phía sau Tam Bảo được xây dựng và khánh thành vào ngày 11 tháng Giêng năm Quý Dậu (1993). Cùng năm này, động Vân Thuỷ Thiền Thiên nằm phía trên Thiên Thuỷ Tháp, nơi thờ Thượng ngàn chúa tể cũng được khai mở khánh thành. Năm 1994, cổng Nam Thiên Môn cũng được hoàn thành vào đúng ngày  11 tháng Giêng, đứng sừng sững giữa núi rừng Hương Sơn.
    Trải qua hai thập niên qua, Chùa Thiên Trù luôn được tô điểm thêm những nét vẽ cho bức tranh thiên nhiên hùng tráng bằng những công trình kiến trúc đặc sắc. Được như vậy là nhờ công đức to lớn của tín đồ, du khách thập phương, của nhân dân sở tại và đặc biệt là sự cố gắng chăm lo vun đắp của cố Thượng toạ Thích Viên Thành và Đại đức Thích Minh Hiền - người đang giữ vị trí trụ trì Chùa Hương.
    Hiện nay, với quần thể kiến trúc nguy nga, hoành tráng, Thiên Trù trở thành trung tâm của thắng cảnh Hương Sơn.


Dòng người đông đúc tại chùa Thiên Trù.

 

Chùa Động Tiên Sơn
Chùa Động Tiên Sơn, chùa động tiên sơn, động tiên sơn, cđts, đts

Sau khi chiêm bái chùa Thiên Trù xong du khách rẽ tay phải ngược lên núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi. Đó là khu chùa động Tiên Sơn.
Nằm trên Quốc lộ 80, cách trung tâm thị xã Hà Tiên 3km, thuộc xã Mỹ Đức, Thạch Động là một tảng đá xanh khổng lồ cao 80m, mọc trơ trọi giữa một vùng toàn đất. Thạch Động còn được gọi là Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây). Vào lúc tinh mơ, những tảng mây trắng xốp nhẹ như bông là đà bay qua đỉnh động, dừng lại rồi từ từ tỏa quanh cửa động... gây ấn tượng như miệng động đang nuốt mây.

Nhìn từ phía nam, những vồ đá gồ ghề của Thạch Động trông giống như gương mặt của một vị tướng đội mũ lông nên người Pháp đặt tên là “Bonnet à Poil”.


Thạch Động có cả đường xe hơi lên tới bậc thang vào động, trong động khá rộng, những giọt nước mưa theo tháng năm xâm thực vào các vách đá, len lách chảy xuống hòa tan với chất vôi tạo thành những thạch nhũ rất sống động như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Đứng trước cửa động nhìn lên đỉnh, Thạch Động trông giống một con đại bàng đang tung cánh rất oai phong, xung quanh có những hòn đá nhô ra giống như đầu của chim đại bàng.


Phía trong động có chùa Tiên Sơn (Tiên Sơn tự), được xây vào đầu thế kỷ 20, bên trong thờ Phật Thích Ca và Bồ tát Quán Thế Âm. Từ Tiên Sơn tự, du khách có thể thưởng ngoạn và khám phá thạch động theo nhiều cửa. Bên trong mỗi hang động, bầu không khí mát lạnh lan tỏa khắp nơi.


Chùa Giải Oan
Chùa Giải Oan, chùa giải oan,chua giai oan

Chùa Giải Oan gắn với chuyện Phật Bà Quan Thế Âm thờ trong động Hương Tích: "...Sau khi được thần núi cứu từ pháp trường về Chùa Hương, tại đây Bà Chúa Ba tắm rửa sạch bụi trần, trút bỏ hết nỗi oan khiên, rồi được đức Phật Tổ Như Lai chỉ vào động Hương Tích tu hành… chín năm thành chính quả…”
Trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích khoảng 1200 mét, thì đến suối Giải Oan. Từ đây nhìn lên phía bên trái là chùa Giải Oan tọa lạc trên triền núi thấp, dưới chân mái đá cao khoảng 30 mét.


Đường lên chùa


Chùa Giải Oan
Trong chùa Giải Oan có một giếng nước nhỏ, gọi là giếng Thiên Nhiên Thanh Trì, nước trong mát. Hai bên chùa có hai động nhỏ, động Thuyết Kinh bên phải, am Phật Tích bên trái.
 Chùa Giải Oan gắn với chuyện Phật Bà Quan Thế Âm thờ trong động Hương Tích: "...Sau khi được thần núi cứu từ pháp trường về Chùa Hương, tại đây Bà Chúa Ba tắm rửa sạch bụi trần, trút bỏ hết nỗi oan khiên, rồi được đức Phật Tổ Như Lai chỉ vào động Hương Tích tu hành… chín năm thành chính quả…”.
 
Chùa Giải Oan do Hòa thượng Thông Dụng xây dựng nên vào thập niên thứ hai của thế kỷ XIX. Chùa làm một mái dựa lưng vào vách núi, một mái lợp bằng gỗ lim, đến năm Đinh Mão (1927) Sư Tổ Thamh Tích xây dựng lại theo kiểu cổ diêm, chất liệu bằng xi măng cốt thép, mái đắp ngói ống, các góc đao đắp rồng như hiện nay.

Bạn có thể chọn Khách Sạn Hòa Nam ở Xã Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội là nơi nghỉ ngơi cho mình.
Khách sạn đạt chuẩn 3 sao theo tiêu chuẩn quốc tế, nằm trên vị trí đắc địa: nằm ngay khu tổ hợp trung tâm thương mại Hiền Lương, là nơi giao thương của hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức. Khách sạn gồm 55 phòng nghỉ, nhà hàng, tổ hợp khu giải trí với 10 phòng karaoke hiện đại và 01 khu spa và nhiều phòng chức năng khác. Tất cả các phòng đều được thiết kế tỉ mỉ tới từng chi tiết và đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất của khách du lịch theo mùa. Bên cạnh đó có nhiều khách sạn ở hà nội cho bạn lựa chọn.

Đến Hà Nội bạn hãy thưởng thức những món ngon này nhé:
1. Bún ốc
Bún ốc Hà Nội
Tô bún ốc nóng hổi thời nay là một sự biến đổi của bún ốc nguội truyền thống
Đây là một trong những món ăn mà ai từng sống ở Hà Nội đi xa đều nhớ về, đặc biệt là phái nữ. Tô bún ốc mang vị chua chua của dấm bỗng, vị giòn đậm đà của ốc, ăn kèm với đậu phụ chiên, rau sống… Chế biến món bún ốc không khó, nhưng tô bún ngon vẫn là bí quyết riêng của mỗi người. Đến Hà Nội, bạn có thể thưởng thức món này ở: Bún ốc bà Sáu – 73A phố Mai Hắc Đế (bán từ sáng tới trưa), bún ốc bà Lương ở phố Khương Thượng, bún ốc Cô Béo số 1 Hòe Nhai, bún ốc ở chợ Nguyễn Cao (số 5 Đống Mác, P. Đống Mác, Q. Hai Bà Trưng).    Giá từ 20.000VND/bát trở lên.
2. Nộm bò khô
Nộm bò khô Hà Nội
Nộm bò khô Hà Nội là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em
Nguyên liệu chính tạo nên món ăn này là đu đủ xanh, bò khô, rau thơm và đặc biệt là nước mắm chua ngọt rưới lên trên. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều nơi bán món này, tuy nhiên nếu muốn thưởng thức đĩa nộm thật ngon thì nên đến: Quán nộm Huế trên đường Hàm Long, đối diện nhà thờ Hàm Long (Nộm bò, nộm thập cẩm, nộm gân bò, nộm gan lá lách…); quán Long Vĩ Ôn ở số nhà 23 phố hồ Hoàn Kiếm (quán ông Tàu áo đen)… giá từ 20.000VND/suất.
3. Nem tai Bà Hồng
Nem tai Bà Hồng - Hà Nội
Quán nem tai Bà Hồng đã có từ hàng trăm năm nay
Là một món ăn chơi dân dã, nem tai được rất nhiều người ưa thích. Nem tai đơn giản chỉ là tai lợn làm sạch, hấp lên rồi thái mỏng, trộn với thính, ăn chung với bánh tráng, lá sung, sung muối, rau sống, chấm với nước mắm ngọt. Vị giòn giòn của tai lợn hòa trộn với vị thơm bùi đậm đà của thính, vị tươi mát của các loại rau và vị ngòn ngọt của nước chấm tạo nên một cảm giác cực kỳ thú vị cho người thưởng thức. Đến Hà Nội, bạn nhớ ghé quán nem tai Bà Hồng để thưởng thức món ăn này nhé. Giá bán 250.000VND/1kg nem tai, 80.000VND/1 suất 2 người ăn, thời gian mở cửa: 6h00 – 23h00. Địa chỉ: 35 Hàng Thùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
4. Chân gà nướng
Chân gà nướng Hà Nội
Chân gà nướng trên than hồng hương thơm nức mũi
Ở Hà Nội, nơi bán chân gà nướng nổi tiếng nhất là phố Lý Văn Phức (con phố nhỏ trên đường Nguyễn Thái Học). Cánh và chân gà được nướng thơm phức, dùng kèm khoai lang và bánh mỳ phết mật ong, dưa leo ngâm dấm, chấm chút tương ớt… là món ngon bạn không thể chối từ. Cả phố Lý Văn Phức đều bán chân gà nướng nhưng thực khách đồn nhau rằng quán cuối cùng là ngon nhất. Chỉ với 50.000VND/người, bạn có một bữa tiệc chân gà nướng tuyệt hảo.
5. Ốc luộc
Ốc luộc Hà Nội
Ốc luộc ăn với sung muối chua cực ngon
Ốc luộc ở Hà Nội đặc biệt nhất ở bát nước chấm, nhiều quán ốc tạo được tên tuổi cũng từ chén nước chấm hương vị đặc biệt riêng. Người Hà Nội ăn ốc luộc kèm với xả bằm, lá chanh và đôi khi cả dưa leo, củ sắn (củ đậu) nữa. Muốn ăn ốc luộc ngon, bạn có thể đến với quán Ngao, ốc – phố Lương Định Của (đoạn rẽ ra Phạm Ngọc Thạch); quán ốc số 1 Đinh Liệt; quán ốc ở đầu Hàm Long đối diện nhà Thờ; quán Ốc Nóng Lân Bình, ở 18 Hàng Bè (trong nhà sau, đi qua 1 con hẻm); quán ốc luộc trong chợ Trại Găng (gần ngã tư Bạch Mai, Thanh Nhàn)… Ốc luộc thường bán từ chiều tới tối khuya.
6. Bún chả
Bún chả Hà Nội
Bún chả Hà Nội ngon nhờ khâu tẩm ướp thịt và bí quyết pha nước chấm
Bún chả Hà Nội nay đã du nhập đến nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong số rất nhiều món ăn tinh túy của người Hà Thành, bún chả có vẻ như dễ dàng phù hợp với gu ẩm thực của thực khách đến từ mọi nơi. Những miếng thịt heo được thái lát vừa đủ, tẩm ướp gia vị cho thấm rồi nướng trên than hồng, sau đó thả vào bát nước chấm có vị giấm, đường và chanh, ăn với bún và rau sống… cực ngon. Tuy nhiên, ăn bún chả ở Hà Nội có một cái thú khác hẳn đó là thêm rau húng láng, loại rau thơm đặc biệt của làng Láng – Hà Nội. Bạn có thể thưởng thức món bún chả ngon tại địa chỉ 34 Hàng Than, Hà Nội.
7. Kem Tràng Tiền
Kem Tràng Tiền Hà Nội
Người Hà Nội mê kem Tràng Tiền ngay cả khi trời mùa đông rét mướt
Quán kem nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội có từ thời bao cấp nay trở thành một nét văn hóa mà người Hà Nội đi đâu cũng nhớ. Kem Tràng Tiền không giống những loại kem được sản xuất công nghiệp, vị kem mát lạnh, ngọt thanh, thơm và bùi. Quầy kem Tràng Tiền chính gốc ở phố Tràng Tiền quanh năm đông đúc, ngay cả trong những ngày mua đông lạnh cắt da cắt thịt. Quán kem Tràng Tiền gốc ở địa chỉ: số 35 phố Tràng Tiền (gần Hồ Gươm).
8. Chả cá Lã Vọng
Chả cá Lã Vọng
Món ăn này được du khách quốc tế rất ưa thích
Món chả cá Lã Vọng nổi tiếng ở Hà Nội luôn nằm trong top những món ăn ngon không nên bỏ lỡ được giới thiệu trong các cuốn sách về du lịch Việt Nam. Chả cá Lã Vọng ngon là sự kết hợp hoàn hảo giữa các gia vị đặc trưng Việt Nam như nghệ, thì là, mắm tôm và nước mắm, tất cả hòa quyện lại thành một món ăn có mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Món này được ăn kèm với ớt đỏ, bún, các loại rau thơm, rưới lên trên là những miếng cá rán ngon tuyệt. Ở Hà Nội bây giờ có rất nhiều quán bán chả cá nhưng địa chỉ lâu đời nhất phải kể đến quán Chả cá Lã Vọng – 14 phố Chả Cá. Giá một phần chả cá từ 120.000 – 200.000VND.
9. Phở
Phở Hà Nội
Hà Nội có phở bò, phở gà, phở bò sốt vang, phở cuốn…
Nếu hỏi bất kỳ du khách nào về món ăn họ nhớ nhất khi đến Hà Nội, đặc biệt là khách quốc tế, câu trả lời sẽ là món Phở. Phở Hà Nội hơi khác với nhiều nơi, khi ăn không kèm rau sống nhưng vị thanh, ngọt của nước dùng sẽ đem lại cảm giác ngon miệng cho mọi thực khách. Hà Nội có rất nhiều quán phở nổi tiếng như Phở Cồ Cử: trên đường Liễu Giai cắt Kim Mã; phở Mậu Dịch phố Lý Quốc Sư, phở Thìn ở Lò Đúc; phở Sướng ở ngõ đoạn giữa phố Đinh Liệt… Giá mỗi tô phở từ 25.000VND trở lên.
10. Các món vịt
Món vịt Hà Nội
Kim Mã nay trở thành con phố tập trung các món ăn ngon chế biến từ vịt ở Hà Nội
Món ăn chế biến từ vịt tuy không quá nổi tiếng ở Hà Nội nhưng mang hương vị rất đặc trưng Bắc Bộ. Các món này vừa phù hợp với cánh mày râu ngồi lai rai vừa là món ngon cho cả gia đình. Bạn có thể thưởng thức nhiều đặc sản hấp dẫn như vịt áp chảo, lẩu vịt măng, lẩu vịt om sấu tại 217 phố Kim Mã, lẩu vịt khoảng 150.000VND/người, vịt quay áp chảo 80.000VND/đĩa, canh măng 20.000VND/bát.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét