Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Hòn Trác-Hòn Tài

Hòn Trác-Hòn Tài , hòn trác-hòn tài, hòn trác, hòn tài, côn đảo

Vị trí: thị trấn Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Từ mũi Cá Mập hướng ra biển Đông, một chuỗi đảo nhỏ nằm gần nhau, mang tên hòn Trác lớn, hòn Trác nhỏ, hòn Tài lớn, hòn Tài nhỏ. Người xưa gọi nhóm đảo này là hòn huynh đệ, nằm phía trước thị trấn Côn Đảo, thuộc địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Từ mũi Cá Mập hướng ra biển Đông, một chuỗi đảo nhỏ nằm gần nhau, mang tên hòn Trác lớn, hòn Trác nhỏ, hòn Tài lớn, hòn Tài nhỏ. Người xưa gọi nhóm đảo này là hòn huynh đệ, nằm phía trước thị trấn Côn Đảo, thuộc địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chuyện kể rằng có 2 anh em sinh đôi là Đặng Phong Tài và Đặng Trác Vân, giống nhau như đúc. Đặng Phong Tài bị biệt xứ ra đảo từ thời Minh Mạng, được vị hương cả làng An Hải mến mộ tài đức, gả cho người con gái yêu là Đào Minh Nguyệt. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc trong ấp An Hội, nàng Minh Nguyệt có nhan sắc nết na, trai làng thường gọi là nàng tiên An Hội.
Ít lâu sau, Đặng Trác Vân, người em sinh đôi với Phong Tài cũng bị biệt xứ ra đảo, được người anh và chị dâu đón về ở cùng nhà. Tình cờ, một lần Trác Vân đi đốn củi về sớm, người chị dâu nghĩ là chồng về, săn sóc ân cần và tặng một nụ hôn nồng ấm. Trác Vân đứng nghiêm như pho tượng một hồi rồi xin chị thứ lỗi. Nàng tiên An Hội ngẩn người bối rối và xin người em giữ kín cho sự nhầm lẫn này. Oái ăm thay, một lần khác, Phong Tài có việc đi qua làng Cỏ ống, không hiểu vô tình hay hữu ý mà nàng Tiên An Hội lại đặt nhầm nụ hôn tình tứ cho người em. Nhưng giống như lần trước, Trác Vân sụp lạy chi, xin giữ chọn đạo đệ huynh
E ngại ẩn tình của chị dâu, Trác Vân đã bỏ nhà, kết bè qua một hòn đảo nhỏ, cốt ngăn ngừa phút giây sa ngã, trái đạo luân thường. Khi Phong Tài trở về, biết chuyện bèn lặn lội đi tìm em, hai anh em không gặp được nhau và mỗi người đã bỏ mình trên một hòn đảo. Hai hòn đảo ấy sau được mang tên hòn Trác - hòn Tài, còn gọi là hòn Huynh Đệ. Chuyện kể tương tự như chuyện Trầu Cau thời các vua Hùng, có lẽ do nhân dân thiêu dệt nên để giải thích cho tên đảo.

Bạn dễ dàng chọn cho mình một khách sạn ở vũng tàu để nghỉ ngơi. Khách Sạn Côn Đảo Camping chẳng hạn ở Số 2 Nguyễn Đức Thuận, Huyện Côn Đảo, Bà Rịa-Vũng Tàu
 Côn Đảo Camping: nằm trên bãi biển hoang sơ và bình yên, là nơi lý tưởng cho kỳ nghỉ tại thiên đường nhiệt đới du lịch Côn Đảo. Côn Đảo Camping có vị trí tại trung tâm du lịch huyện Côn Đảo. Khu nghỉ mát này có bãi biển riêng với làn nước trong xanh, các phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ dạng nhà rông ẩn dưới những tán cây dương mát rượi trong một khuôn viên rộng và lãng mạn. Khu vực bãi biển đủ lớn để phục vụ cho các hoạt động lửa trại hoặc hoạt động thể thao bãi biển... Ngoài ra Côn Đảo Camping chuyên tổ chức các chương trình tour hàng ngày tại Côn Đảo, thiết kế tour trọn gói phục vụ các cơ quan, đoàn thể, đặt phòng Khách sạn và Resort giá ưu đãi nhất Côn Đảo.

 

Các điểm đến tiếp theo:

Chùa Núi Một

Chùa Núi Một, chùa núi một, núi một, cnm, nm

Công trình được xây dựng dựa trên đóng góp của Phật Tử và tập đoàn Vincom. Chùa được động thổ khởi công trùng tu vào ngày 13-08-2010 bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chùa Núi Một là một di tích gắn liền với địa danh Côn Đảo. Về cơ bản, việc xây dựng, tôn tạo chùa Núi Một bằng nguồn vốn xã hội hóa để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương có tác dụng gắn kết việc phát huy giá trị di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo. Việc xây dựng, tôn tạo chùa Núi Một để địa danh này trở thành một điểm danh lam thắng cảnh phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân, đồng thời phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Chùa Núi Một là một di tích còn chưa được nhiều người biết đến, nhưng đây được đánh giá là địa danh có phong cảnh hữu tình, do vậy Di Tích này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du








Nhà Chúa Đảo

Nhà Chúa Đảo, nhà chúa đảo, chúa đảo, ncđ

Vị trí: thị trấn Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Di tích lịch sử Nhà Chúa Đảo toạ lạc ở khu vực trung tâm thị trấn Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Khu nhà có tổng diện tích 18.600 m2, trong đó nhà chính và phụ 1.250 m2, sân vườn 17.000m2 cổng nhìn ra thẳng Cầu Tàu. Đây là nơi ở làm việc của 53 đời chúa đảo trong suốt 113 năm từ 1862-1975. Trong số đó, có nhiều tên chúa đảo khét tiếng tàn bạo, như Andouard từng được mệnh danh là “Tên đao phủ ở Côn Lôn”. Tiếp đó là tên Bouvier làm chúa đảo trong những năm 1927-1942, đã giết hại 802 người tù từ 1930-1934.
Thời Việt Nam Cộng Hoà, tên Nguyễn Văn Vệ làm chúa đảo từ 1965-1974, đã thiết lập chế độ nhà tù nghiệt ngã nhất là chuồng cọp, dùng sào nhọn bịt đồng, dùng vôi bột, gậy gộc để đàn áp tù nhân, gây vụ “chuồng cọp Côn Đảo” 1970 làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. Từ sau ngày giải phóng đến nay, nhà chúa Đảo được dùng làm nơi trưng bày lưu niệm về khu di tích Côn Đảo.

Thưởng thức đặc sản Côn Đảo

Đến Côn Đảo, bạn cũng đừng đòi hỏi phải ăn nhiều những món đặc sản chế biến độc đáo như ở Nha Trang, Đà Nẵng hay Phan Thiết. Côn Đảo có tất cả những món tươi ngon nhất nhưng thường được chế biến đơn sơ, bình dị nhất như chính phong cách của người ở đảo. Kêu một đĩa mực to, thường thì người ta sẽ cắt miếng rất dầy rồi hấp gừng sả hay xào chua ngọt chứ không có kiểu nướng đủ vị như nhiều nơi khác. Chính vì thế, khi ăn, nghe cả vị mặn mòi hanh hao nguyên chất của biển. Đi ca nô ra hòn Bảy Cạnh, bạn sẽ được thưởng thức món cá đuối nấu măng chua mà cá luôn nhiều hơn măng, ăn đến no căng vẫn không hết. Rồi nào đến cá bò da, to hơn ký còn sống và nướng tươi, chấm kèm muối ớt, ăn vào rất thanh, không làm hỏng vị tự nhiên của cá như cách người ta chế biến thêm thắt nhiều gia vị khác nhau. 


Mực hấp rất tươi và to


Canh cá đuối măng chua

Nhưng món ăn làm tôi ấn tượng nhất khi đến đây là ốc ngọt (chứ không phải ốc vú nàng như nhiều người ngợi ca). Ốc ngọt có cái giòn sừn sựt khác lạ so với nhiều loại ốc tôi từng ăn. Người chủ quán ở bãi Đầm Trầu khéo léo hấp ốc với một ít tiêu và gia vị vừa ăn, khiến ốc vừa thấm, vừa đậm đà hơn hẳn. Thú thật, nếu không lo cái bụng, hẳn tôi đã ăn món ốc này đến no. Nhưng cũng khó lòng mà no được vì thịt ốc rất bé so với vỏ, ăn để cứ phải thòm thèm rồi trở ra đảo lần nữa cũng hay. 


Ốc ngọt rất giòn

Hạt bàng đặc sản

Trước khi ra đảo, tôi đã được dặn là phải mang cho bằng được hạt bàng về làm quà. Cô bạn tôi ở Côn Đảo thì cứ bảo, hạt bàng có gì mà ngon. Tôi nghe lời bạn nhưng cũng chặc lưỡi thôi kệ, biết đâu “bụt nhà không thiêng”. Quả đúng thật vậy, hạt bàng làm tôi phát mê. Tôi mê từ những hàng bàng cổ thụ đâu đâu cũng thấy, mê đến cái công của người chẻ bàng để lấy cái hạt tí ti. Để có một cân hạt, dễ chừng người ta phải mất cả buổi. Thứ hạt hoang dại ấy nào có gì là quý, quý là ở việc người ta bỏ công, bỏ sức. Mà nói cho công bằng, hạt bàng ăn rất ngon. Nó không béo ngầy ngậy như đậu phộng, hạt điều mà kiểu béo vừa, hơi khô và xác. Thử ăn vào ba hạt xem, thể nào rồi bạn cũng “tỉa” dần cho đến hết hũ.

Hạt bàng ở đây có hai loại, một rang muối, một ngào đường có thêm ít gừng. Với tôi, kiểu nào cũng ngon ngây ngất. Đặc biệt là, khi mua về làm quà, người ta bán toàn hạt bàng mới, vừa rang nóng hôi hổi, cho vào bịch hút chân không kín kẽ. Thường thì mỗi cân hạt có giá chừng 250 nghìn nhưng may thay hôm ấy, tôi gặp một “thổ địa” chở đi mua, thế là chỉ mất 200 nghìn. Trả tiền mà tôi cứ xót công người chặt chẻ chứ không vui vì mua phải “của hời”.


Những cây bang già ven đường, vừa cho bóng mát, vừa cho… đặc sản


Chặt bàng lấy hạt

Cho nên, những ai nghe đồn hạt bàng chẳng ngon lành gì thì cũng đừng vội từ chối mà oan cho một thứ đặc sản ở đảo. Cái ngon của hạt bàng cũng tự nhiên, không ngụy tạo hay hoa mỹ. Nó hồn hậu như chính người dân ở vùng đất nhiều vết tích chiến tranh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét