Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Đỉnh Fansipan

Đỉnh Fansipan, đỉnh fansipan, fansipan

Vị trí: Sapa, Lào Cai
Ở độ cao 3.143m so với mực nước biển, đỉnh Fansipan là địa điểm quyến rũ mà bất kỳ tay phượt nào cũng mơ ước được chinh phục.
Đỉnh Fansipan nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, thuộc tỉnh Lào Cai, còn được biết đến với tên gọi “nóc nhà Đông Dương”. Lâu nay, dân phượt bụi thường truyền tai nhau câu nói “Phi Fan bất phượt ký” nghĩa là chưa leo đến đỉnh Fansipan thì không phải là dân phượt.
Cột mốc Fansipan là ước mơ chinh phục của phượt thủ Việt
Tuy nhiên, theo nhiều đàn anh, đàn chị mách nước, leo Fansipan cũng không quá khó khăn. Ai cũng có thể chinh phục được nhưng cần phải có quyết tâm và bền sức.
Nếu như trước đây, leo Fansipan mất khoảng 4 đến 5 ngày đêm, đường đi lại vô cùng khó khăn thì nay, không cần phải tiêu tốn nhiều thời gian đến thế bởi đường đi cũng đã dễ hơn nhiều. Chỉ lần người leo chuẩn bị tốt về sức lực, tư trang và tinh thần thì không lo bỏ dở giữa chừng.
Hành trình leo Fansipan của chúng tôi bắt đầu từ Hà Nội, qua thành phố Lào Cai đến Sapa. Điểm khởi hành là bản Sín Chải.
Cả đoàn chuẩn bị hành lý, mỗi người khoác một chiếc ba lô nhỏ đựng tư trang cá nhân và nước uống tiếp sức dọc đường.
Đồng hành cùng chúng tôi có sự giúp sức của một anh chàng Porter - một người chuyên khuân vác thuê với thù lao 300 nghìn đồng/cả chặng. Anh chàng Porter là người dân tộc Mông, sẽ vác thức ăn, đồ uống, lều bạt của cả đoàn. Ngoài việc khuân vác hành lý, porter cũng là người giúp chúng tôi việc nấu ăn khi đoàn dừng lại mỗi chặng, làm trại và cả sơ cứu vết thương.
Tuyến du lịch Fansipan có nhiều cung đường cho dân phượt lựa chọn với những điểm xuất phát và dừng chân khác nhau ở những độ cao như 2.000m, 2.200m, 2.400m, 2.800m…
Càng leo lên cao, không khí càng ẩm ướt, bùn đất ướt nhẹp, gió cũng mạnh hơn nhưng bù lại khung cảnh thiên nhiên càng đẹp và thú vị hơn.
Sau khi nghỉ đêm tại trạm nghỉ độ cao 2.200m, chúng tôi tiếp tục hành trình. Đoạn đường sau dễ đi hơn vì chỉ cần đi theo lối mòn nhưng cũng làm chúng tôi kiệt sức. Lúc này, không khí loãng hơn, lạnh run người. Quần áo, giày tất, gang tay, ba lô đều ướt hết vì mồ hôi và sương rừng.
Mốc cuối cùng lên tới đỉnh cao 3.143m không hề đơn giản. Dù đã liên tục nghỉ tiếp sức nhưng ai cũng thấm mệt. Cả đoàn chúng tôi, hai ngày không tắm, quần áo lê lết bùn sương nhưng thật sung sướng khi nhìn thấy đỉnh “Fansipan 3.143m” trước mặt.
Cả đoàn cùng nhau bật Champagne và hát vang bài Quốc ca, giơ cao lá cờ đỏ sao vàng và chụp ảnh kỉ niệm mà trong lòng đầy xúc động và thấm thía.
Lúc này, sự mệt nhọc, đôi chân tê cứng vì leo rừng, người nồng nặc mùi tan biến đâu mất để lại một cảm xúc hạnh phúc lâng lâng khó tả.
Hãy cùng ngắm nhìn những hình ảnh tuyệt đẹp về hành trình leo Fansipan:
Bắt đầu xuất phát từ bản Sín Chải
Trên đường đi từ chân bản, chúng ta dễ dàng bắt gặp những trẻ em
người dân tộc lấm lem nhưng đáng yêu, trong sáng
Trên đường đi, dân phượt phải leo rừng lội suối
Ngắm bình minh vào sáng sớm ở độ cao 2.200m
Đùa với mặt trời đang lên
Mây trắng bồng bềnh trên đỉnh núi cao tuyệt đẹp như tranh vẽ
Đường leo Fansipan nhiều đoạn là đường mòn nhưng cũng làm dân phượt kiệt sức
Cột mốc Fansipan 3.143m ẩn hiện trong mây
Cảnh núi rừng mây phủ từ đỉnh Fansipan nhìn xuống
Dân phượt sung sướng ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời nhất hành trình leo Fansipan
Khách Sạn Sapa Starlight là một trong những khách sạn sapa thích hợp cho bạn nghỉ ngơi. Địa chỉ của khách sạn ở 19 Thác Bạc , SaPa , Lào Cai.
 
SaPa Starlight cung cấp chỗ ở bình dân với tầm nhìn ra toàn cảnh Thị trấn SaPa và các thung lũng ruộng bậc thang xung quanh. Chợ Đêm SaPa cách đó 5 phút đi bộ. Cả Wi-Fi và bãi đỗ xe đều miễn phí.
Các phòng máy lạnh của SaPa Starlight có ban công riêng với tầm nhìn ra cảnh quan xung quanh. Phòng được trang bị tivi, két an toàn và thiết bị pha trà / cà phê. Phòng tắm riêng có bồn tắm, máy sấy tóc và các vật dụng tắm.
Nhân viên tại quầy lễ tân làm việc cả ngày và có thể hỗ trợ khách bố trí giặt ủi và đi tham quan. Khách có thể truy cập Internet bằng máy tính tại sảnh đợi.

Sau đó các bạn hãy thăm các thác nước quyến rũ dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn

Các thác nước quyến rũ dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn , các thác nước quyến rũ dưới chân dãy hoàng liên sơn, cac thac nuoc quyen du duoi chan nui hoang lien

Lên Sa Pa những ngày hè nóng nực này, du khách sẽ có dịp được thưởng ngoạn vẻ đẹp nguyên sơ và không khí tinh khiết, mát dịu của những thác nước nổi tiếng dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.
Lên Sa Pa những ngày hè nóng nực này, du khách sẽ có dịp được thưởng ngoạn vẻ đẹp nguyên sơ và không khí tinh khiết, mát dịu của những thác nước nổi tiếng dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.
Đó là những thác nước đã trở thành danh thắng của vùng đất du lịch Sa Pa nổi tiếng như thác Thác Bạc, thác Cát Cát, thác Lạnh, thác Tình Yêu, thác Cá nhảy, thác Nậm Cang nằm ở khu vực phía nam huyện Sa Pa…
Ngoài ra còn những dòng thác đẹp khác của các huyện trong tỉnh Lào Cai cũng đều nằm dưới chân đỉnh Phan Si Phăng, đang được nhiều du khách quốc tế và không ít du khách trong nước tìm đến chiêm ngưỡng trong các tour du lịch Sa Pa - Lào Cai, như thác Tà Lâm (đầu đường ô tô Mường Khương đi Nậm Chảy), thác Na Pao bắt nguồn từ dòng suối thơ mộng chảy từ Bản Sen về xã Bản Lầu (huyện Mường Khương), thác Bản Vược nằm sát đường ô tô từ huyện lỵ Bát Xát đi lên vùng du lịch sinh thái Mường Hum - Ý Tý, thác Đầu Nhuần là một trong những thác nước hùng vỹ chảy từ đỉnh núi dãy Hoàng Liên về đầu nguồn suối lớn ở xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng.
Phía tây chân dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (cách khu du lịch Sa Pa gần 50km) có ngọn thác mang tên Tác Tình được coi là thác nước đẹp nhất Tây Bắc đang được nhiều du khách tìm tới chiêm ngưỡng, khám phá.
Những dòng thác tuyệt đẹp kể trên đã góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho vùng cao tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu, là những điểm đến không thể thiếu của du khách khi lên thăm vùng Tây Bắc Việt Nam.
Và Núi Fansipan

Fansipan, leo núi, phượt, Lào Cai, Sapa


Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" với độ cao 3.143m, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9km về phía Tây Nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.
Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" với độ cao 3.143m, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9km về phía Tây Nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.
 Hệ thực vật ở Phan Xi Păng khá phong phú, với 1.680 loại cây chia làm 679 chi thuộc 7 nhóm, có một số loại thuộc nhóm quý hiếm. Dưới chân núi là những cây gạo, mít, cơi với mật độ khá dầy tạo nên những địa danh Cốc Lếu (Cốc Gạo), Cốc San (Cốc Mít) v.v. Từ đây đến độ cao 700m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700m trở lên là tầng cây hạt trần như Pơmu, có những cây ba, bốn người ôm không xuể, cao 50m - 60m, tuổi đời tới vài trăm năm. Nơi đây là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ, ẩn chứa cả một thảm thực vật với nhiều loài đặc hữu.
Ở độ cao 2.400m, gió mây như hòa quyện với rừng cây, có lúc xòe tay tưởng như có thể nắm được mây. Các vách đá liên tiếp nhô ra như răng cưa, các cây cỏ mọc lẻ loi bên hốc đá hoặc bám vào các tầng mùn dày. Từ độ cao 2.800m, phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25cm - 30cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này được gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc các họ như cói, hoa hồng, hoàng liên.
Cao hơn nữa là các cây lá kim ken dày với cây gỗ nhỏ, cây bụi thân luôn sũng nước vì càng lên cao khí hậu càng lạnh và mưa nhiều. Trên điểm cao 2.963m có cột mốc đánh dấu năm 1905 người Pháp đã tới chinh phục đỉnh cao. Lên cao nữa là một khối đá khổng lồ, được kê lên bởi những hòn đá nhỏ tựa chiếc bàn. Đến với khu rừng nguyên sinh trên sườn núi Phan Xi Păng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các cây cổ thụ từ đỉnh tới gốc, đẹp như mơ.
Đỉnh Phan Xi Păng hiện là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Thời điểm leo núi thích hợp là từ tháng 9 năm truớc đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên đường lên Phan Xi Păng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2, khi các loài hoa núi bắt đầu nở. Phan Xi Păng với những điều kỳ thú luôn chinh phục lòng say mê leo núi của du khách ở cả trong và nước ngoài.

Món ngon nên thưởng thức khi đến Sapa

Rau du lịch Sapa nhiều loại, lại tươi non mơn mởn. Ấy vậy mà món rau đặc biệt nhất, thường chỉ được để lại bán tại chợ sapa lại là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su… Ăn ngồng hợp nhất là xào chứ không mấy khi luộc hoặc nấu canh. Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau. Ngồng xào rất ngon nhờ sự kết hợp giữa cái mềm và ngọt dịu dàng của hoa ngồng với cái giòn và vị ngọt đậm của cuộng ngồng. Riêng ngồng cải còn được thực khách ưu ái bởi có vị hơi ngăm ngắm đắng rất dễ chịu.

Món rau đặc biệt nhất, thường chỉ được để lại bán tại chợ sapa lại là “ngồng”.
Du lịch Sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách” – giống lợn bản địa thả rông, mỗi khi cần tiền đồng bào tóm một con kẹp vào… nách, đem ra chợ bán. Tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký (có thế mới… cắp được vào nách). Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo sapa, nhậu xuyên đêm chưa chán.


sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”
Là huyện miền núi, nhưng kho tàng ẩm thực sapa lại có đặc sản từ…cá. Thứ nhất, phải kể đến cá do đồng bào dân tộc bắt từ những con sông, dòng suối ầm ào réo gào dưới những hẻm núi sâu thẳm của sapa. Cá bắt được, đồng bào nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối sapa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây ròn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài quanh năm vật lộn giữa đá tảng trong dòng chảy cuồn cuộn miền sơn cước, tốn bia lắm !


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét