Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc, nhà tù phú quốc, nhà tù pq, phú quốc, pq

Vị trí: Phú Quốc, Kiên Giang
Nhà tù Phú Quốc - Kiên Giang là di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng năm 1993. Từ một nhà tù với quy mô gần 500 nhà giam, đến nay chỉ còn lại 4 nhà nguyên gốc cùng một số cổng chào, bộ khung cửa nhà thờ và các nền đá… Nhiều khách tham quan đã đến thăm khu di tích lịch sử này - nơi một thời từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian”.
Nhà tù Phú Quốc - Kiên Giang là di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng năm 1993. Từ một nhà tù với quy mô gần 500 nhà giam, đến nay chỉ còn lại 4 nhà nguyên gốc cùng một số cổng chào, bộ khung cửa nhà thờ và các nền đá… Nhiều khách tham quan đã đến thăm khu di tích lịch sử này - nơi một thời từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian”.
 Những năm qua, tỉnh đã phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình như: 5 nhà tiền chế gồm nhà giam, nhà ăn, nhà bếp và hai nhà canh giữ của giám thị, phục hồi đường ngầm vượt ngục, một đoạn hàng rào kẽm gai, chòi canh, chuồng cọp, đài tưởng niệm ở nghĩa địa tù binh và nhà trưng bày bổ sung di tích… Năm 2005, các hạng mục này được hoàn thành đi vào hoạt động phục vụ khách tham quan, mỗi năm đã có hàng trăm ngàn lượt người đến thăm di tích.


I. Nhà tù Phú Quốc thời thực dân Pháp:
Tháng 9/1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Phú Quốc. Địch chọn Phú Quốc để lập nhà tù lớn nhất Đông Nam Á, giam cầm các chiến sĩ cách mạng, vì hòn đảo này có vị trí quân sự chiến lược, xa đất liền, xa các cơ quan báo chí ngôn luận để chúng dễ bề đàn áp tù nhân. Giữa năm 1953, Pháp dùng doanh trại của đám tàn quân Quốc Dân đảng để xây dựng nhà tù, gọi là Căng Cây Dừa. Nhà tù có diện tích khoảng 40ha, hình chữ nhật, chia làm bốn trại A, B, C, D. Toàn Căng có hàng rào thép gai dày bao quanh, phía trên mắc dây điện trần và đèn bảo vệ. Chòi canh thường xuyên có lính gác. Mỗi cổng lại có một tiểu đội lính tuần tiễu được trang bị tiểu liên và súng trường. Vành ngoài có công sự chiến đấu. Số lượng tù binh thời kỳ này có khoảng 6.000 người. Đến tháng 04/1954 thì có khoảng 14.000 tù nhân đều là nam giới.
Chi bộ trong Nhà lao Cây Dừa đã lãnh đạo tù nhân đấu tranh, viết nội san bí mật, tổ chức nhiều cuộc vượt ngục thành công. Chỉ tính từ tháng 07/1953 - 09/1953 đã có 5 cuộc vượt ngục lớn. Hiệp định Giơnevơ được ký kết (07/1954) Pháp trao trả cho ta số tù binh ở Nhà tù Phú Quốc.
II. Nhà tù Phú Quốc thời Mỹ - Ngụy:
Cuối năm 1955, ngụy quyền Sài Gòn lập lại Nhà lao Cây Dừa mà chúng gọi là Trại Huấn chính Cây Dừa. Trại chiếm diện tích khoảng hơn 20.000m². Xung quanh có ba lớp rào dây kẽm gai cao 2,6m. Ngoài ra có 14 tháp canh. Nhà tù Phú Quốc trong thời kỳ này cũng có tổ chức Đảng hoạt động bí mật và lãnh đạo anh em tù đấu tranh. Ta còn bắt mối được ba nội tuyến nằm sâu trong hàng ngũ địch, nhờ đó mà ta có thể thường xuyên đưa thuốc men, tin tức vào trong tù. Từ năm 1957 địch đưa tù chính trị ra Côn Đảo, còn Phú Quốc chỉ giam giữ tù binh. Sau Đồng khởi 1960, mức độ chiến tranh ngày càng ác liệt, Nhà lao Cây Dừa được Mỹ - Ngụy chuyển đến xây dựng tại thung lũng An Thới kéo dài 5 cây số.
Mới đầu trại có 6 khu. Sau Mậu Thân 1968, địch mở rộng đến 11 khu, nhưng khu thứ 11 chưa kịp sử dụng. Mỗi khu trại giam lại chia làm 4 phân khu A, B, C, D, mỗi phân khu có từ 9 đến 18 nhà giam, mỗi nhà dài 20m, rộng 5m giam giữ từ 80 đến 120 người. Tổng số có đến 400 nhà, vách dựng bằng tôn thiếc, mái lợp thiếc, cửa cũng bằng tôn thiếc. Trưa nắng nhìn cả trại giam chói rực lên nhức mắt. Hầu hết nền nhà đều bằng đất nhưng sau những vụ đào hầm trốn tù, địch trám xi măng. Từng phân khu có hàng rào kẽm gai bao quanh, chỗ dày có thể từ 10 - 15 lớp rào, chỗ mỏng cũng 5 - 7 lớp rào. Những bãi mìn dày đặc xung quanh nhà tù. Bao quanh nhà tù là một vành đai trắng, rộng hàng cây số, không một bóng nhà dân. Ban đêm trong những lớp rào có thả chó và ngỗng mai phục người tù trốn trại và đèn điện sáng trưng như ban ngày.
Nhà tù chia làm năm ban:
Ban điều hành, Ban giám thị, Ban an ninh, Ban chiến tranh chính trị, Ban quân y. Chỉ huy trại giam là cố vấn người Mỹ, với 4 tiểu đoàn quân cảnh. Ngoài ra còn có một trung đội quân khuyển toàn là chó becgiê giống Anh. Riêng lực lượng hải quân tương đương một sư đoàn giăng kín ngoài biển… Tỷ lệ cứ 2 người tù có 1 người lính trông coi. Giám thị điểm danh cả ngày lẫn đêm liên tục để chống tù vượt ngục. Có một tốp trực thăng chiến đấu cũng thay nhau ngày đêm quần đảo trên bầu trời Phú Quốc tạo nên cảm giác ảm đạm ngột ngạt cho tù nhân. Bộ máy đàn áp nhà tù lên tới 4.000 người gồm cả hải, lục, không quân. Những người bị địch bắt đưa về nhà tù này gồm đủ các miền: Bắc, Trung, Nam. Số tù tăng lên nhiều từ năm 1968, cao nhất vào khoảng 40.000 người, tù nhân được chở từ đất liền ra bằng máy bay. Có người bị bắt khi địch đi càn, bị móc hầm bí mật, bị phục kích, chiến đấu bị thương rồi bị bắt. Một số tù là cán bộ dân chính đảng, là họa sĩ, nhạc sĩ, nhà báo…
Nhà biệt giam không có giường sạp gì, một nhà giam 120 người chen chúc sống, không được đi cầu tiêu, chỉ có 2 cái thùng đựng phân trong nhà. Thân thể tù binh cả mấy tháng trời cũng không được tắm rửa lại phải nằm xếp lớp như lớp cá cạnh nhau. Vậy mà phải quen mùi cơm hôi, cá thối, rệp dưới lưng, quen luôn cả mùi phân ở thùng phuy đặt ở đầu nhà. Đêm nằm, dòi bọ từ đó túa ra chui cả vào miệng. Hàng ngày tù binh có lính áp giải vào rừng lấy củi, mây, gỗ hoặc đào công sự, hoặc làm đủ thứ việc nặng nhọc, làm tạp dịch phục vụ cho vợ con lính, người tù phải tự nấu cơm ăn, mỗi phân khu có một bếp ăn. Bữa ăn mỗi người chỉ được hai chén cơm hẩm với mấy miếng cá khô mà anh em tù gọi là cá long hội và một ít canh dưa leo. Còn ở khu biệt giam cấm cố thì lại càng tồi tệ, kẻ thù dùng cả bữa ăn để hành hạ tù binh, nước mỗi ngày cũng chỉ được mỗi người một ca vừa uống vừa để rửa. Quần áo thì chúng phát cho loại vải dày, nâu xẫm hoặc là những bộ quần áo cũ của lính Pháp, quần cộc. Trên lưng áo tù đều có đóng dấu hai chữ tù binh.

Nhiều anh em lúc mới bước chân vào nhà tù đã nung nấu ý định trốn tù. Có những vụ từ trong tự thoát ra. Có những vụ được lực lượng vũ trang bên ngoài hỗ trợ. Các vụ vượt ngục ở Nhà tù Phú Quốc có ba dạng trốn là: Vượt rào, đánh lính khi áp giải để chạy trốn, đào hầm thoát ra ngoài. Dụng cụ đào hầm tự chế bằng nắp cà mèn, cán muỗng. Cách đào phân công ba người một ca không mặc quần áo và đào vào ban đêm. Việc đào hầm không khó, khó nhất là làm sao giữ được bí mật. Vì vậy các đồng chí lên đầy đủ kế hoạch như lượng đất phải ép vào hai bên thành của hầm hoặc lợi dụng trời mưa đem đi đổ để xóa dấu vết, quan sát nếu có chỉ điểm thì trừ khử ngay. Theo tổng kết có 42 vụ vượt ngục, trong đó có 16 vụ vượt rào, 15 lần đi riêng lẻ, 7 cuộc đánh quân cảnh, 4 lần đào hầm. Hơn 400 người ra đi nhưng chỉ có 239 người về được căn cứ kháng chiến .


Nghĩa địa nhà tù đặt ở sườn đồi thấp giáp nhà thờ. Năm 1985, chúng ta đưa được 835 bộ hài cốt về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ. Khi tìm hài cốt đã thu lượm được nhiều chiếc đinh mười phân còn đóng dính vào xương mu bàn chân, đầu gối và đỉnh đầu. Nghĩa địa này có lúc địch cho xe ủi san lấp đất lên rồi chôn tiếp tù binh lên lớp chết trước. Ngoài ra, kẻ thù còn mang tù binh ra thủ tiêu ngoài biển. Có không dưới 4.000 tù binh bị giết chết tại đây.
Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, nhà tù Phú Quốc bị giải tán. Tù binh được trao trả. Những câu chuyện khủng khiếp về một “địa ngục trần gian” giữa biển khơi vẫn còn trong ký ức không thể nào quên và những gì diễn ra với số phận của hơn 40.000 tù binh nơi đây là không thể kể xiết. Một khúc bi tráng về tù binh Nhà tù Phú Quốc ghi vào lịch sử. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích này là việc làm rất cần thiết và quan trọng.

Khách Sạn Mỹ Lan - Phú Quốc ở  Bãi Sao, An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang là điểm nghỉ ngơi lý tưởng khi bạn du lịch Phú Quốc.
Nằm ở vị trí thuận lợi trong Bãi biển Bãi Sao / Bãi Khem, My Lan Guest House là một điểm lý tưởng để khởi hành chuyến du ngoạn của bạn ở Đảo Phú Quốc. Từ đây, khách có thể dễ dàng tiếp cận được nét đẹp sống động của thành phố ở mọi góc cạnh. Với vị trí thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố.
Thiết bị và dịch vụ cung cấp bởi My Lan Guest House bảo đảm kì nghỉ dễ chịu cho du khách. Những tính năng hàng đầu của khách sạn bao gồm người vận chuyển hành lý, quán bar, dịch vụ trông xe, phục vụ ăn tại phòng, két sắt.
Hãy trải nghiệm qua thiết bị phòng chất lượng cao cấp, bao gồm bàn, truy cập internet không dây (miễn phí), truy cập internet không dây, tủ lạnh, truyền hình cáp, giúp cho bạn phục hồi sức khỏe sau một ngày dài. Khách sạn cung cấp rất nhiều phương tiện giải trí độc đáo như bãi biển riêng, vườn. Với vị trí lý tưởng và cơ sở vật chất thích hợp, My Lan Guest House đạt được tiêu chuẩn ở mọi khía cạnh. 

Điểm đến tiếp theo:

Bãi Trường

Bãi Trường, bãi trường, trường, phú quốc


Vị trí: Bãi Trường nằm về phía tây nam đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đặc điểm: Đây là một trong những bãi biển đẹp của Phú Quốc và là một trong những bãi biển dài nhất Việt Nam.
Vị trí: Bãi Trường nằm về phía tây nam đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Đặc điểm: Đây là một trong những bãi biển đẹp của Phú Quốc và là một trong những bãi biển dài nhất Việt Nam.
Bãi Trường có đường bờ biển dài khoảng 20km, bắt đầu từ Mũi Dinh Cậu đến Khóe Tàu Rũ.
Du Lịch Bãi Trường

Đây là một trong những bãi biển đẹp và hấp dẫn nhất của huyện đảo Phú Quốc với một dải cát vàng thoai thoải. Nước biển ở đây trong và xanh, nhìn rõ màu sắc của từng loài rong biển.
Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng một bầu không khí trong lành, mát mẻ, có thể thỏa sức vẫy vùng trong sóng nước bao la và thong dong dọc bãi biển để ngắm cảnh bình minh hay hoàng hôn…
Hiện nay, UBND huyện Phú Quốc đã cho phép đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Thuận An thuộc vùng ven biển Bắc Bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc.

 Khu du lịch này có diện tích hơn 20ha. Trong tương lai không xa, nơi đây sẽ hình thành khu dân cư kết hợp du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao… 

Bãi Kem

Bãi Kem, bãi kem, kem, phú quốc

Vị trí: thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Bãi Kem hay còn gọi là bãi Khem - một trong những bãi tắm đẹp và thơ mộng thuộc thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cách Dương Đông 25km, cách cảng An Thới 5km. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì cát ở đây rất trắng, mịn như kem, trải dài thoai thoải. Chen lẫn những bãi cát thỉnh thoảng nhô ra biển là những ghềnh đá nhấp nhô. Nước biển trong vắt nhìn sâu tận đáy, ven bãi, cỏ tranh xanh mướt chạy ngút chân đồi, hai bên là rừng núi nhấp nhô vươn xa ra biển.
Bãi Kem hay còn gọi là bãi Khem - một trong những bãi tắm đẹp và thơ mộng thuộc thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cách Dương Đông 25km, cách cảng An Thới 5km. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì cát ở đây rất trắng, mịn như kem, trải dài thoai thoải. Chen lẫn những bãi cát thỉnh thoảng nhô ra biển là những ghềnh đá nhấp nhô. Nước biển trong vắt nhìn sâu tận đáy, ven bãi, cỏ tranh xanh mướt chạy ngút chân đồi, hai bên là rừng núi nhấp nhô vươn xa ra biển.
Trước đây Bãi Kem thuộc quyền quản lý của Quân đội, là một bãi tập đổ bộ của Hải Quân bởi địa thế kín đáo và yên tĩnh cách xa khu vực dân cư rất hợp cho những cuộc tập trận có quy mô lớn. Chính vì lý do đó mà Bãi Kem không có tên trên bản đồ du lịch Phú Quốc. Hiện nay, bãi Kem đã được giao lại cho huyện Phú Quốc quản lý để phát triển du lịch.
Đường vào Bãi Kem hiện tại đi lại còn khá khó khăn, hai bên đường là những hàng cây, lâu lâu lại thấy những con sông đan xen trong lòng huyện đảo và xa xa là những ngọn núi, đẹp và thú vị.
Bãi Kem giống như một làng chài ven biển của miền Trung, với những căn nhà lá dành cho du khách nghỉ ngơi. Bạn sẽ cảm thấy mình gần với thiên nhiên hơn và không muốn quay về. Vào mùa gió Tây Nam thổi, vùng biển này yên tĩnh.
Từ cao nhìn xuống bờ biển phẳng lặng như sợi chuỗi ngọc lấp lánh nối kết nhau bởi bãi cát, rừng cây và ghềnh đá, tàu ghe tránh gió đậu dày đặc trên biển.
Đến đây bạn hãy thưởng thức Hải Sâm – Đặc Sản của biển nhé:
 

Món ăn làm từ Hải Sâm
Ở vùng biển Phú quốc có nhiều Hải Sâm mà nhân dân gọi là “Đồn Đột” hoặc “Đột ngậu”,Hải Sâm là món hải sản được ưa thích vì có độ dinh dưỡng cao, một loại thực phẩm cao cấp. Thường những ngư dân chài lưới đánh bắt được loài Đột trắng, đây là loài thường sống ở các bãi biển, nước sâu từ ba đến bốn sải tay. Săn bắt con Đồn đột, gọi là “lặn đột” có đặc điểm riêng.
“Lặn đột” thường phải lặn đêm , có đèn. Độ sâu khoảng 15,20 “sải”.Công việc này hơi mất thời gian bởi sau khi bắt Đồn đột lên, người thợ phải sấy khô rồi mới bán cho vựa,giá gốc khoảng 120.000, 130.000 đ/kg. Nếu may mắn “trúng”, thợ đêm có thể bắt được khoảng 7 ,8 kg. Bà con ngư dân thường săn bắt khi biển êm, trái lại loài Đột trắng vùi mình dưới cát khi biển động. Loài Đột đen có hình dạng tương tự như Đột trắng, khi phơi khô to bằng trái chuối cau, màu đen sậm, phần trong cũng có màu đen. Loài Đột đen có giá trị cao hơn Đột trắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét