Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013


Đền Cấm

Đền Cấm , đền cấm, cấm, đc, lào cai

Vị trí: thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Đền Cấm nằm ở khu vực phía Bắc thành phố Lào Cai, có truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần và vai trò đặc biệt của Tướng quốc Trần Quốc Tuấn…
Đền Cấm nằm ở khu vực phía Bắc thành phố Lào Cai, có truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần và vai trò đặc biệt của Tướng quốc Trần Quốc Tuấn…
Trên địa bàn thành phố Lào Cai có nhiều đền, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Những di tích đó gắn với đời sống văn hóa tâm linh, thờ người có công với nước, gắn với việc rèn dạy con người từ bi hỉ xả và có ý nghĩa của bài ca giữ nước luôn hiển hiện qua những truyền thuyết.
Nổi tiếng linh thiêng và uy nghi ngay gần đường biên giới là đền Thượng thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc có công giúp vua chỉ huy quân đội Đại Việt 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông; còn sát cột mốc 102 là đền Mẫu với đạo thờ thánh Mẫu duy nhất ở Việt Nam, trong truyền thuyết, Mẫu đã hiển linh giúp quan binh trấn ải biên thùy, và trong kháng chiến chống thực dân xâm lược, ngôi đền còn là nơi nuôi giấu cán bộ Việt Minh… Ngay khu vực phía Bắc thành phố còn có đền Cấm, đền Quan, còn xuôi về phía Nam, có chùa Cam Lộ, đền Đôi Cô Cam Đường… Tất cả đều được bài trí theo phong tục thuần Việt.
Xuan moi muon noi
Sư tử múa chầu tại đền Cấm (thị trấn Đồng Mỏ- huyện Chi Lăng)
Riêng ngôi đền Cấm ở cửa bắc ga quốc tế Lào Cai, nay nằm sát Khu công nghiệp Đông Phố Mới có một truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần và vai trò đặc biệt của Tướng quốc Trần Quốc Tuấn, người được phong hiệu Vạn cổ anh linh Thượng đẳng phúc thần. Ở đây, có sự hòa quyện giữa tâm linh với lịch sử. Yếu tố tâm linh làm cho lịch sử thêm hào hùng và huyền ảo.
Lý lịch của ngôi đền và câu chuyện của các bô lão làng Soi Mười, Phố Mới cho hay rằng: Xưa kia, khu vực ga Phố Mới ngày nay là một cánh rừng nguyên sinh rậm rạp. Trong một lần thị sát và chỉ huy phòng thủ biên giới (khoảng năm 1257), tướng quốc đã chọn địa điểm ngôi đền Cấm bây giờ làm trạm quân y tuyến 2 trong phòng thủ biên giới. Sau đó, trong các trận chiến đấu, thương binh được đưa về chữa trị dưới cánh rừng này. Người dân bản địa lúc đó là người Việt, người Tày và người Giáy cũng đưa kẻ ốm đau vào nhờ quân y chăm sóc giúp. Rồi có chuyện ly kỳ xảy ra, đó là, đêm đêm có một thiếu nữ mặc váy áo màu xanh đến chữa thuốc cho mọi người. Thiếu nữ chữa rất giỏi, ai được dùng thuốc đều khỏe mạnh, nhưng thầy thuốc thần kỳ chỉ xuất hiện vào ban đêm, còn ban ngày thì không thấy đâu cả. Tìm hiểu bản xứ, người dân cho biết không có con cái nhà ai như vậy, sau đó mọi người dân và quan binh đều tin rằng đó là hiển linh của Thánh Mẫu thượng ngàn giúp quan quân và nhân dân giữ nước.
Trong đạo Mẫu, có tam tòa thánh Mẫu, thì chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được coi là hoá thân của Mẫu Đệ Nhị. Chầu cũng vốn là Thiên Thai Tiên Nữ, con vua Đế Thích, cai quản sơn lâm thượng ngàn, quyền hành khắp hết 81 cửa ngàn đất Nam Việt. Lại có sự tích cho rằng, bà cũng giáng sinh vào quý tộc Lê gia (có tài liệu ghi lại tên bà là Lê Thị Kiểm) ở vùng Thác Cái Thác Con, Hà Giang, sau này trở thành Bà Chúa Thượng Ngàn. Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị chầu bà có quyền hành tối cao của toà Sơn Trang (mà đa phần các vị chầu bà đều ở trên sơn trang) nên gần như bà là vị có quyền cao nhất hàng chầu, chỉ sau Chầu Đệ Nhất. Văn hóa tâm linh đạo Mẫu cho rằng, chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu hay giáng đồng nhất trong hàng chầu (từ đồng tân đến đồng cựu ai cũng thỉnh chầu về ngự, để ban tài tiếp lộc sơn lâm sơn trang). Chầu ngự thường mặc áo màu xanh (xanh lam hay xanh lá cây), cầm quạt khai cuông rồi múa mồi. Chầu Đệ Nhị thường hay ngự về trong các đàn mở phủ để chứng đàn Sơn Trang (kể cả với người không mở đủ bốn toà sơn trang mà chỉ mở một toà xanh). Cũng như Chầu Đệ Nhất, Chầu Đệ Nhị được thờ phụng ở bất cứ nơi nào có rừng núi có Mẫu Đệ Nhị ngự. Tìm hiểu thêm trong văn hóa dân gian Việt Nam, có bài hát văn về Mẫu thượng ngàn rằng:
“Hôm nay có mâm giầu trình
Trước trình cửa Phật, sau trình Vua Cha
Trình lên Quốc Mẫu,Chúa Bà
Năm Toà Ông Lớn, Chầu Bà Sơn Trang”
Đền Cấm nằm ở vị trí trung tâm cánh rừng xưa, trước đây là một ngôi miếu nhỏ do quan binh và dân làng cùng nhau tạo tác, sau đó được chính thức khởi công xây dựng thành ngôi đền từ thế kỷ 16. Sau bao thăng trầm, vẫn giữ được một số sắc phong và cây mí cổ thụ. Chuyện rằng, ngay dưới Phương Đình bên cây mí cổ thụ này, là 5 ngôi mộ của những quan binh đã xả thân vì nghĩa lớn. Những năm tái lập tỉnh Lào Cai, ngôi đền được ngành văn hóa quan tâm, cử cán bộ tìm hiểu truyền thuyết, viết lý lịch và trình cấp quản lý nhà nước xem xét phong danh hiệu di tích lịch sử văn hóa. Ngày nay, đền đã được trùng tu khang trang, to đẹp, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian của người dân thành phố, tô đẹp thêm truyền thuyết xưa - truyền thuyết về tình nghĩa quân dân biên giới, như một bài ca giữ nước hào sảng kết hợp giữa sức mạnh của văn hóa với sức mạnh thời đại.
Ngày Xuân, du khách thập phương nô nức về Lào Cai, trong đó, không thể thiếu việc tham quan, dâng lễ lòng thành tưởng nhớ công ơn vị tướng anh hùng Trần Hưng Đạo, cầu mong Thánh Mẫu ban tài lộc, may mắn, gia đình an khang, đất nước hưng thịnh… Về hội Đền Thượng, nhưng nhiều người cũng biết đến danh tiếng và giành thời gian tham quan đền Cấm Lào Cai - ngôi Đền đậm đặc văn hóa Việt, mang trong mình truyền thuyết về bài ca giữ nước linh thiêng.
 Đến đây bạn hãy tham gia Lễ hội đền Thượng Lào Cai
Lễ hội đền Thượng Lào Cai, lễ hội đền thượng , đền thượng, lào cai

Vị trí: phường Lào Cai - thành phố Lào Cai - tỉnh Lào CaiÐền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiệu (đồi Mai Lĩnh) thuộc địa phận phường Lào Cai - thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai, nơi hợp thủy giữa sông Hồng và sông Nậm Thi. Ðền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiệu (đồi Mai Lĩnh) thuộc địa phận phường Lào Cai - thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai, nơi hợp thủy giữa sông Hồng và sông Nậm Thi.
Ðền Thượng thờ Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Ðạo - tướng lừng danh, năm 1257 đã chỉ huy quân đội Ðại Việt phòng thủ ở Lào Cai, người đã giữ yên bờ cõi giành lại hòa bình cho dân tộc. Nhớ công ơn to lớn của người, nhân dân đã lập đền thờ trên đồi Hỏa Hiệu và đền có tên là Ðền Thượng. Gần đền Thượng là đền Mẫu, thờ bà Chúa Thượng ngàn cùng các vị thánh mẫu. Ðền Thượng, đền Mẫu, chùa Lê Lợi và đền Cấm tạo thành một quần thể di tích.
Qua bao cơn binh lửa, tuy đã được trùng tu nhưưng đền Thượng vẫn mang phong cách kiến trúc cổ xưa với hệ thống "Tam quan ngoại" "Tam quan nội", "Hậu cung" và các nhà "Tả vu", "Hữu vu". Hậu cung là nhà "phương đình" có 8 con rồng chầu, nổi bật giữa phương đình có tấm bia đá khắc sự tích thờ Ðức Thánh Trần. Tô điểm cho quần thể kiến trúc là cây đa cổ thụ sum suê mấy trăm tuổi nhưng vẫn xanh cao với núi sông. Ðền Thượng, đền Mẫu, đền Cấm và chùa Lê Lợi là chứng tích văn hóa truyền thống của người Việt trên vùng biên giới. Du khách thập phương từ trong và ngoài nước, khi đến Lào Cai dù bận mấy, vội mấy, ai ai cũng đều lên thắp nén nhang tưởng nhớ những người anh hùng dân tộc và chụp tấm hình kỷ niệm bên gốc đa cổ thụ bề thế, uy nghi với mong muốn sẽ có sức trẻ, khỏe, hưng thịnh và hạnh phúc.
Hàng năm cứ vào dịp ngày rằm tháng giêng là lễ hội Ðền Thượng lại được tổ chức để nhân dân và khách thập phương tới thăm quan và lễ. Xuân Tân Tỵ này, đưược Ban chỉ đạo du lịch quốc gia, Tổng cục Du lịch giúp đỡ, tỉnh Lào Cai mở lễ hội Ðền Thượng đón chào thiên niên kỷ mới với quy mô lớn. UBND thị xã Lào Cai cùng ngành Thương mại - Du lịch và ngành Văn hóa - Thông tin và thể thao được giao phối hợp tổ chức lễ hội này.
Lễ hội năm này có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn trong 2 ngày 15, 16 tháng giêng (tức là ngày 7, 8/2/200. Phần lễ bao gồm có khai hội, rước kiệu vong linh, đọc văn tế, dâng hương. Phần hội là những màn trình diễn văn nghệ, vũ hội dân gian mang đậm phong cách dân tộc, cùng các tiết mục nghệ thuật của đoàn văn nghệ Quốc tế Hà Khẩu tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Các môn thể thao truyền thống như: vật, kéo co, ném còn, đẩy gậy, cờ người, cầu lông, bóng bàn... Ðặc biệt mỗi huyện thị đều có trích đoạn các lễ hội tiêu biểu và trưng bày những sản vật thủ công mỹ nghệ cùng nền văn hóa ẩm thực với các món ăn truyền thống của đồng bào vùng cao với du khách.
Lễ hội Ðền Thượng là nét đẹp văn hóa của các dân tộc Lào Cai đã và đang đưược bảo lưu và phát triển. Khách đến không những được tỏ lòng thành kính với ngưười anh hùng dân tộc, thăm quan vãn cảnh đền, cầu chúc cho năm mới may mắn tốt lành, mà còn đưược thưởng thức không khí vui tươi, nhộn nhịp của các hoạt động lễ hội. Hội xuân Ðền Thượng chắc chắn sẽ tạo nên một ấn tượng tốt đẹp, góp phần quảng bá cho hình ảnh của du lịch Lào Cai là điểm đến của du khách trong thiên niên kỷ mới.

 Bạn có thể chọn Khách Sạn Sông Hồng View ở 188A đường Duyên Hải, Phường Duyên Hải, Lào Cai là nơi nghỉ ngơi . Hoặc bạn có thể chọn cho mình một khách sạn sapa phù hợp với mình.
SONG HONG VIEW HOTEL toạ lạc bên cạnh dòng Sông Hồng, trước khách sạn là công viên Thuỷ Hoa. Nhìn sang bên kia sông là nước bạn Trung Quốc . Đây là địa điểm lý tưởng cho quý khách nghỉ ngơi thư giãn với không khí trong lành của những buổi bình minh và buổi đêm lung linh tuyệt đẹp bên cạnh dòng Sông Hồng thơ mộng tránh xa những ồn ã đô thị. Chỉ mất vài phút dạo bộ, Quý khách có thể đến khu chợ Cốc Lếu sầm uất nhất Lào Cai và khoảng 5 phút đi xe đến cửa khẩu quốc tế Lào Cai , 5 phút đi xe đến ga tầu, bến xe. Cách khu nghỉ mát Sapa 38 km,giao thông thuận tiện, có bãi để xe an toàn.

Đến đây bạn hãy thưởng thức những đặc sản này nhé:
Lợn cắp nách
Lớn cắp nách Sapa - iVIVU.com

Đây là giống lợn của người Mông bản địa nuôi theo kiểu thả rông, thỉnh thoảng đồng bào tóm một con kẹp vào… nách, đem ra chợ bán nên được gọi là lợn cắp nách. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng 4 – 5 kg. Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.
Các món nướng
Món nướng Sapa - iVIVU.comCó thể cũng bởi khí hậu lạnh nên ở Sapa, gi gỉ gì gi cái gì cũng được đem ra để… nướng. Từ trứng gà, trứng vịt, thịt xiên, rau cải quấn thịt, cơm lam, chân cánh gà tới ngô, khoai và nhiều món đặc biệt, do chính người dân Sapa tự nghĩ ra. Vào buổi tối se lạnh, khu đồ nướng là nơi thu hút đông khách du lịch nhất vì không gian quán ấm áp và những món ăn ngon miệng phù hợp với thời tiết lành lạnh ở phố núi.
 Cá suối
Cá suối nướng Sapa - iVIVU.com

Cá suối có nhiều loại và điều đáng nói là không hề có vị tanh. Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.
 Nấm hương
Nấm hương Sapa - iVIVU.com

Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa giá khoảng 50.000 VND/0,5 kg. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng. Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm xào thịt hoặc một số món ăn từ nấm rất hấp dẫn.
 Thắng cố
Thắng cố Sapa - iVIVU.com

Với những người dân tộc, thắng cố thường nấu chung các loại thịt trâu, bò, lợn… Thắng cố ngon cần đến 27 loại gia vị khác nhau như quế, hồi, thảo quả, lá thơm… Các loại rau rừng là phần quan trọng thứ hai của món thắng cố. Thật khó diễn tả hương vị đặc biệt, vừa ngọt lừ, béo ngậy, vừa đậm đà, thơm phức của món đặc sản này. Không gì thú vị bằng ngồi bên chảo thắng cố sôi sùng sục, vừa ăn vừa nhâm nhi chén rượu ngô, cảm thấy ấm áp hơn trong khí lạnh, gió núi tê buốt… Quán thắng cố nổi tiếng ở Sapa là thắng cố Mã Lệ, chuyên thắng cố ngựa; quán thắng cố A Quỳnh: 015 Thạch sơn, Sapa.
 Gà đen Sapa
Gà đen nướng mật ong - iVIVU.com

Gà ác rất nhỏ tầm 1,2kg/con có “làn da” đen sì, ai mới nhìn lần đầu thì hơi … ghê. Gà ác có thể chế thành nhiều món nhưng khoái khẩu nhất là gà ác nướng mật ong. Gà ác nướng xong còn nóng hổi vừa thổi vừa ăn với lá bạc hà chấm muối tiêu chanh là chuẩn luôn. Bất kì du khách nào đến đây mà chưa ăn món này thì chuyến đi Sapa của họ chắc chắn sẽ không thể gọi là hoàn hảo được.
Ngoài ra, ở Sapa, Lào Cai có những đặc sản như: mận hậu Bắc Hà có vỏ màu xanh, nấm chân chim Bắc Hà, thịt rừng của người Nùng Dín, rượu Bắc Hà, rượu San Lùng, cuốn sủi, bột ngô hấp, rau thơm, bánh ngô “Páu pó cừ”, bánh đao “Páu cò”, bánh dầy “Páu plậu”, đậu xị “Tẩu lư”, măng chua “chua cau”, thịt sấy “Khăng gai”, nhái nấu rau “ua gai ờ ráu áu”, xúc xích lơn hong khói…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét