Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Đền Hùng (Bến Đình)

Đền Hùng (Bến Đình) , đền hùng, bến đình

Vị trí: thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Từ trung tâm thành phố Vũng Tàu theo đường Lê Lợi đến Bến Đình rẽ trái về hướng Thích Ca Phật Đài, đi tiếp vai trăm mét sẽ đến Đền Hùng.
Đền này nguyên trước kia là đền thờ mẫu, nhân dân vẫn gọi là mẹ “Cửu Thiên Huyền Nữ”, còn đền thờ 18 đời vua Hùng vương trước kia đặt ở Bãi Trước Vũng Tàu, từ sau ngày giải phóng nhân dân địa phương rước bài vị các vua Hùng về thờ tại đền. Từ sân đền nhìn vào một bức đại tự với bốn chữ nho “Thập Bát Hùng Vương” và phía trong là bàn thờ Quốc Tổ, với đôi câu đối viết bằng chữ quốc ngữ:
“Trên ba mươi triệu đồng bào cùng chung gốc,
Hơn bốn ngàn năm văn hiến cùng xây nền”
Phía bên trái thờ Hai Bà Trưng, phía bên phải thờ Thánh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đi sâu vào bên trong đền là nơi thờ Đức Phật tổ. Tại đền Quốc Tổ Hùng vương còn lưu được hai bộ trống cái, chiêng, thanh la, và mõ đều là những đồ vật quý. Trong đó có một bộ được mang từ Đền cũ ờ Bãi Trước về cất giữ.
Thăm Đền Hùng, du khách có dịp bày tỏ lòng tôn kính tổ tiên, đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc ta.

Điểm đến tiếp theo:

Thiền viện Chơn Không

Vị trí: phường 6, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Thiền viện tọa lạc tại đường Vi Ba, phường 6, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trên triền núi Lớn, ở độ cao 80m, diện tích 2 hecta

 


Cổng thiền viện

Thiền viện Chơn Không

Mặt tiền thiền viện

Tên thường gọi:
Thiền viện Chơn Không
Thiền viện tọa lạc tại đường Vi Ba, phường 6, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trên triền núi Lớn, ở độ cao 80m, diện tích 2 hecta. ĐT: 064.854223. Thiền viện thuộc hệ phái Bắc tông.

Năm 1966, Hòa thượng Thích Thanh Từ cho xây thất Pháp Lạc để tu học. Đến năm 1970, Hòa thượng cho xây thiền viện gồm: ngôi thiền đường, tăng đường, trai đường, nhà khách, thiền viện Bát Nhã (thiền viện cho chư Ni), hồ chứa nước...

Tại thiền viện, Ngài đã mở khóa 1 Chân Không (thời gian 3 năm) vào năm 1971, có 10 thiền sinh tham học. Khóa 2 Chân Không khai giảng vào năm 1974, có hơn 100 thiền sinh tham học.

Năm 1995, thiền viện được kiến thiết thành một ngôi chùa thanh thoát, trang nghiêm.
Hình ảnh hoa sen ở non bộ
Tượng sư tử ở non bộ

Lư hương

Chánh điện nằm trên một ngọn đồi bằng phẳng, hướng ra biển. Trước chánh điện, có nhiều cây kiểng, bách, tùng xanh tươi. Bên trái có tháp chuông, với đại hồng chung nặng khoảng 1 tấn được đúc năm 1998.
Phù điêu minh họa sự tích Lục Tổ Huệ Năng
Thiền đường ni

Điện Phật bài trí trang nghiêm, tôn trí tượng đức Bổn sư Thích Ca thuyết pháp.

Trụ trì hiện nay là Thầy Thích Thông Nhẫn.
Hàng ngày, thiền viện đón tiếp nhiều Phật tử, du khách đến tham quan, chiêm bái.
Khách Sạn Hoàng Yến là địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng khi bạn đến đây. Hoặc bạn có thể chọn cho mình một khách sạn tại vũng tàu trong rất nhiều khách sạn để phù hợp với mình.
Nằm ở vị trí thuận lợi thuộc Vũng Tàu, Hoang Yen Hotel là một nơi nghỉ chân tuyệt vời để tiếp tục khám phá thành phố sôi động. Chỉ cách sân bay 180.0 km, nên từ sân bay rất dễ để đi đến khách sạn 1 sao này. Những lựa chọn về điểm thú vị và điểm tham quan trong khu vực không cần quá xa vì khách sạn khá gần Sân vận động Lam Sơn, Bạch Dinh, Bệnh viện Lê Lợi.
Hoang Yen Hotel mang lại dịch vụ hoàn hảo, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất với những tiện nghi sang trọng tuyệt vời. Khách sạn cung cấp bãi đỗ xe, Wi-Fi ở khu vực công cộng, người vận chuyển hành lý, két sắt, phục vụ ăn tại phòng để đảm bảo khách của họ được thoải mái nhất.
20 phòng trong tổng số 2 lầu mang đến cho bạn sự ấm cúng và dễ chịu như đang được ở nhà và những thiết bị hiện đại như quạt, truy cập internet không dây (miễn phí), bàn, tivi, tủ lạnh. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Dù bạn đến để thư giãn hay làm gì, Hoang Yen Hotel luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho kì nghỉ của bạn ở Vũng Tàu.

Món ngon Vũng Tàu làm say lòng thực khách


Bánh canh Long Hương
Bánh canh ăn ngon mà nấu đơn giản, chỉ cần ninh chân giò và xương ống cho ngọt nước lèo rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Nước lèo trong veo nhưng có vị ngọt đậm đà của xương và thịt. Sợi bánh được làm bằng bột gạo pha bột lọc để có độ dài và bột màu trắng trong. Bánh canh ăn kèm với gia sống , rau cần và các loại rau thơm khác.
Bánh khọt
Món bánh khọt mang một hương vị riêng đậm chất hương vị dân dã. Màu trắng của bột gạo quyện với vị béo ngậy củ mỡ hành cộng với vị thơm ngọt của tôm trong món bánh khọt, thật sự làm hài lòng những thực khách.
 
Bánh hỏi An Nhất
Bánh hỏi được làm bằng một thứ gạo thơm và bí quyết là cách pha chế bột sao cho bánh dẻo, dai. Miếng bánh hỏi trắng thơm mùi gạo mới càng nhai càng thấy ngọt hậu, bánh hỏi cuốn với rau sống , thịt xào , chấm với nước mắm kèm ngó sen chua ngọt, cuốn hết cuốn này thêm cuốn khác tới no mà vẫn thấy thèm, hoặc ăn với thịt bò xiên bằng que nướng trên bếp than hồng , chấm mắm nêm cũng rất ngon.
 
Thịt nướng kiểu Nga
Rất nhiều quán thịt nường chế biến theo kiểu Nga, nguyên liệu là thịt heo, bò gà…dùng xiên nứớng trên bếp lửa than, thịt được tẩm gia vị theo truyền thồng kiểu nga, trong đó có những quán nổi tiếng như quán Việt Nga, Vườn Bàng ở 37/4 Nguyễn Thái Học.
 
Tiết canh tôm
Dùng dao nhọn đâm vào gáy tôm lúc còn sống để lấy tiết, tôm làm tiết canh phải là lọai tôm từ 700gr trở lên. Tiết canh tôm ăn là lạ, thịt tôm mềm lẫn với tiết tôm sừng sựt như rau câu, mằn mặn , ngòn ngọt, thực khách được xem đầu bếp biểu diễn màn đánh tiết canh tôm ngay tại bàn .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét