Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Nhà thờ Hàng Bột

Nhà thờ Hàng Bột, nhà thờ hàng bột, nt hàng bột, nhà thờ hb, nt hb, hàng bột, hb

Vị trí: Đống Đa - Hà Nội
Nhà thờ Hàng Bột còn gọi là Nhà nuôi làm người làm phúc của Bà phước Antoine (Asile de la Soeur Antoine), là người xây dựng bệnh xá đầu tiên trên nền binh Phủ Doãn xưa. Nhà thờ có tên chính thức là nhà thờ Soeur Antoine.

Nhà thờ Hàng Bột còn gọi là Nhà nuôi làm người làm phúc của Bà phước Antoine (Asile de la Soeur Antoine), là người xây dựng bệnh xá đầu tiên trên nền binh Phủ Doãn xưa. Nhà thờ có tên chính thức là nhà thờ Soeur Antoine.



Theo lịch sử của Tổng Giáo phận Hà Nội, giáo xứ Hàng Bột khi xưa nguyên là trại tế bần và là một phiên của giáo xứ Nhà thờ Chính tòa, được trao cho hội Dòng Thánh Phaolô coi sóc để đón tiếp và chăm sóc các trẻ em nghèo.



Vào năm 1962, khi con số tín hữu ở đây trở nên đông đúc, Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê đã nâng phiên Hàng Bột lên hàng giáo xứ và đặt thánh Gioan Maria Vianê làm quan thầy.



Với hơn 2.500 tín hữu, giáo xứ Hàng Bột, thuộc quyền coi sóc của cha chính xứ Giuse Trần Ngọc Cương và cha phó Giuse Trần Viết Tiềm, được kể là một trong những giáo xứ lớn của Giáo miền Hà Nội với nhiều hoạt động tông đồ giáo dân rất nhiệt thành và sống động.


Ngày nay, với lịch sử lâu đời, nhà thờ Hàng Bột tuy không to và đẹp như 1 số nhà thờ khác nổi tiếng khác nhưng cũng rất được nhiều người quan tâm và tập trung đông giáo dân hàng tuần đến đây.

Khách Sạn Thiên Hương - Văn Miếu ở Số 87 Tôn Đức Thắng, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam là một trong những khách sạn tại hà nội phù hợp với bạn khi bạn đến Hà Nội.
Tọa lạc ở vị trí đẹp của Quận Đống Đa - Văn Miếu, Thien Huong Hotel - Van Mieu hưởng được rất nhiều lợi thế trong ngắm cảnh, kinh doanh, văn hóa trung tâm của Hà Nội. Cách sự nhộn nhịp của thành phố 01.00 Km, khách sạn 2 sao này có vị trí vô cùng thuận lợi và dễ tiếp cận các địa điểm lớn của thành phố này. Khách ở khách sạn có thể dạo bộ xunh quanh để ngắm các địa điểm thu hút hàng đầu của thành phố như : Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Văn Miếu, sân vận động Hàng Đẫy.
Thien Huong Hotel - Van Mieu cũng đề xuất thêm rất nhiều thiết bị làm kì nghỉ của bạn ở Hà Nội thêm tiện lợi. Khi nghỉ ngơi trong khách sạn tuyệt vời này, khách có thể tận hưởng phòng gia đình, cho phép mang theo vật nuôi, dịch vụ du lịch, cho thuê xe đạp, đưa đón khách sạn/sân bay.
Khách có thể chọn 20 phòng có không khí yên bình và tuyệt vời. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Hãy tận hưởng dịch vụ không gì sánh bằng và địa chỉ thật sự đáng tin cậy tại Thien Huong Hotel - Van Mieu. 

Điểm đến tiếp theo:

Chùa Huy Văn

Chùa Huy Văn, chua,huy,van

Chùa Huy Văn nay ở trong một ngõ cạnh nhà số 147 phố Tôn Đức Thắng rẽ vào. Trước chùa là đến Dục Khánh. Chùa này có tên gọi theo tên làng Huy Văn cổ, còn ngõ này gọi là ngõ Văn Chương.
Chùa có thờ tượng Phật như mọi chùa khác, nhưng lại đồng thời thờ cả tượng và bài vị vua Lê Thái Tổ và vua Lê Thần Tông. Gian giữa thờ tượng và bài vị vua Lê Thánh Tông, bên phải là tượng Trường Lạc hoàng hậu (vợ Lê Thánh Tông). Bên trái tượng vua Lê Thánh Tông còn có tượng Quang Thục hoàng thái hậu (mẹ vua Lê Thánh Tông) là bà Ngô Thị Ngọc Giao (có tài liệu viết là Dao). Chùa này được xây dựng từ thời Lê Thái Tông (1434 – 1442) con trai vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Ngôi chùa cổ, một số tượng bày thờ nhưng là pho lịch sử đầy ấn tượng. Vì chính mẹ của Lê Thánh Tông khi mang thai thái tử Lê Tư Thành (vua Lê Thánh tông sau này) đã phải ra đây trốn tránh vì sự ghen ghét của hoàng hậu và nịnh thần, có tài liệu khác cho là lúc đó Lê Thánh Tông đã ra đời, còn nhỏ, tài liệu khác lại nói bà Ngô Thị Ngọc Giao sinh thái tử Lê Tư Thành ở đây. Còn con trai Lê Lợi (Lê Thái Tổ) là vua Lê Thái Tông lại chính là người mê Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi), để gian thần bày chuyện vua bị ngộ độc hay bị chết do ân ái với Nguyễn Thị Lộ bấy giờ đã là người vào triều đình dạy hoàng tử học. Vụ án Lệ Chí Viên từ thế kỷ 15 đến nay vẫn chưa phai nhòa. Nhung, ngay từ thời Lê Thánh Tông, chính vua Lê Thánh Tông khi làm vua đã xóa tan màn mây mù hắc ám để Nguyễn Trãi trở lại ánh sáng Ngôi sao Khuê, bỏ tai tiếng của “vụ tru di tam tộc” dã man nhất trong lịch sử dân tộc. Dục Khánh nguyên là điện để mẹ vua Lê Thánh Tông ở.

Chùa Tiên Phúc

Chùa Tiên Phúc, chua,tien,phuc

Chùa Tiên Phúc có tên chữ là “Tiền Phúc tự”, tên nôm là chùa Bà Nành, ở nhà số 27 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.
Theo truyền thuyết, chùa xây dựng để thờ Phật và thờ một bà bán hàng nước và chè đậu nành (đậu tương) cho học trò Quốc Tử Giám. Thuyết khác cho chùa này xây dựng trên nền quán hàng nước của một bà già ở thế kỷ XV. Có lần vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đến thăm Quốc Tử Giám có ghé lại chùa. Hay đây vẫn là quán nước có lần Lê Thánh Tông rẽ vào quán cho bà già chủ quán đôi câu đối về hàng nước. Dù thuyết nào đúng thì đây cũng là một quán nước lịch sự và ngôi chùa Bà Nành vẫn là ngôi chùa lịch sự. Chùa tu sửa năm 1887. Chùa thờ Phật và thờ Bà Nành đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng năm 1988, nằm trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

  Phở món ngon không thể bỏ qua

Phở Hà Nội
Hà Nội có phở bò, phở gà, phở bò sốt vang, phở cuốn…
Nếu hỏi bất kỳ du khách nào về món ăn họ nhớ nhất khi đến Hà Nội, đặc biệt là khách quốc tế, câu trả lời sẽ là món Phở. Phở Hà Nội hơi khác với nhiều nơi, khi ăn không kèm rau sống nhưng vị thanh, ngọt của nước dùng sẽ đem lại cảm giác ngon miệng cho mọi thực khách. Hà Nội có rất nhiều quán phở nổi tiếng như Phở Cồ Cử: trên đường Liễu Giai cắt Kim Mã; phở Mậu Dịch phố Lý Quốc Sư, phở Thìn ở Lò Đúc; phở Sướng ở ngõ đoạn giữa phố Đinh Liệt… Giá mỗi tô phở từ 25.000VND trở lên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét