Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Suối Khoáng Nóng Phước Nhơn

Suối Khoáng Nóng Phước Nhơn, phước nhơn,suối khoáng nóng phước nhơn,pn

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng một dòng khoáng nóng vô tận – Phước Nhơn. Nơi đây đang từng bước chuyển mình thành khu du lịch duy nhất của thành phố sở hữu được nguồn suối nước nóng, ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trong du lịch Miền Trung.
Lặng lẽ giữa những rừng tràm xanh bạt ngàn, khu du lịch tắm suối nước khoáng nóng Phước Nhơn nằm trên địa bàn thôn Phước Sơn, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang. Với diện tích xây dựng khoảng 24.000m2 cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25km về phía Tây Nam theo quốc lộ 14B. Nơi đây, thiên nhiên đã ban tặng cho con người một món quà vô giá, đó là những dòng nước nóng trào dâng lên từ lòng đất. Nhiệt độ trong lòng suối phun trào đo được hơn 50 độ C cùng hàm lượng nước khoáng có tác dụng phục hồi sức khỏe, rất tốt cho những người mắc bệnh về đau khớp, thần kinh tọa, đau gân, cơ, căng thẳng thần kinh, nhức đầu kinh niên. 
Đến khu du lịch tắm khoáng nóng Phước Nhơn vào một ngày đầu thu, trời mưa lất phất, những cơn gió se se lạnh, nhưng khi bước chân vào trong khu du lịch, mỗi người đều cảm nhận được hơi ấm bốc lên từ nguồn khoáng nóng ở đây. Qua thời gian, bằng sự khéo léo của bàn tay con người, từ một vùng đất hoang sơ, đến nay đã hình thành nên khuôn viên rộng lớn cùng những bể tắm dài uốn lượn hài hòa với thiên nhiên cây cỏ.
Các dịch vụ ở đây cũng đã và đang được hoàn thiện đưa vào phục vụ du khách như ngâm tắm nước khoáng nóng – lạnh nguyên chất ngoài trời với bể bơi được lắp đặt hệ thống massage thủy lực; tắm thảo mộc với các bài thuốc tắm khỏe của người Dao Đỏ, dịch vụ VIP SPA khép kín mang lại cho con người những phút thư giãn và được chăm sóc đặc biệt; dịch vụ xông hơi khô, ướt tập thể bằng hệ thống thiết bị nhập ngoại giúp giảm stress, tiêu hao năng lượng thừa, lấy đi các tế bào chết để mang lại thân hình săn chắc, thon thả hơn…
Đặc biệt, tại đây cũng đã đưa vào khai thác dịch vụ tắm bùn khoáng nóng – lạnh. Theo các nhà nghiên cứu, bùn khoáng là loại bùn thuốc vô cơ được khai thác từ mỏ bùn khoáng tự nhiên, thành phần chính là Carbonat Natri Silic chứa đa vi lượng khoáng nên có tính sát khuẩn cao. Liệu pháp tắm bùn khoáng và nước khoáng nóng có hiệu quả rất tốt đối với một số bệnh như thống phong, khớp mãn tính, hạch…
Tắm bùn ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở những spa làm đẹp hay các trung tâm sức khỏe. Tắm bùn là cách hữu hiệu thúc đẩy một làn da trẻ trung, giải độc cơ thể, và cũng là một liệu pháp chữa bệnh nhẹ nhàng. Từ hàng nghìn năm, phòng tắm bùn được coi là có tác dụng chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.
Bùn có chứa nhiều khoáng chất có thể chữa các bệnh về da và bệnh về khớp. Các phương pháp tắm bùn có thể điều trị hỗ trợ với giải độc da tuần hoàn máu, thanh lọc, loại bỏ mụn đầu đen và nhược điểm, có đặc tính chống lão hóa cũng như lợi ích gia tăng khác.  Bên cạnh đó tăm bùn cũng là một cách thư giãn tuyệt vời.
Bên cạnh đó, bên trong khu du lịch tắm khoáng nóng Phước Nhơn, nhà hàng được thiết kế hài hòa với không gian của núi rừng với sức chứa gần 300 khách; không gian lửa trại, sinh hoạt ngoài trời rộng, thoáng và các dịch vụ chòi nghỉ thư giãn trong ngày với những món ăn đặc sản như: gà đi bộ Đồng Nghệ, chả giò trái cây Phước Nhơn, cá lóc nấu ám Phước Nhơn, ếch nướng lon Đồng Nghệ, bò nướng xiên Đồng Nghệ…
Với nhiệt độ trung bình 45 độ C, phong cảnh hoang sơ và gần gũi với thiên nhiên, du khách đến đây để được đắm mình thư giãn trong khung cảnh hết sức thanh bình, nhẹ nhàng, một không gian yên tĩnh rất thích hợp sau những ngày học tập, làm việc bận rộn và mệt mỏi để sử dụng các dịch vụ: Quý khách có thể tham quan và tắm khoáng tại “Khu nước khoáng nóng Phước Nhơn” thưởng thức dịch vụ “Ôn truyền thủy liệu pháp” hoặc tắm hồ bơi. Ngoài ra quý khách còn có thể thưởng thức các dịch vụ khác như: tắm bùn, xông hơi xoa bóp, bấm huyệt để phục hồi sức khỏe… Với tác dụng của nước khoáng: nhiệt độ của nước làm thư giản cơ thể chữa được bệnh viêm khớp, tai mũi họng, da và miệng, thận, bàng quang, đường tiết niệu, gan túi mật, ruột, tim và động mach, các bệnh tâm lý… Đây thực sự là điểm đến không nên bỏ qua trong hành trình du lịch Đà Nẵng của bạn
 Đến Đà Nẵng bạn dễ dàng chọn cho mình một khách sạn ở đà nẵng để nghỉ ngơi. Khách Sạn L'Indochine - Banahills ở Thon An Son, Xa Hoa Ninh, Huyen Hoa Vang, Da Nang, Dãy núi Bà Nà, Đà Nẵng là điểm dừng chân lý tưởng cho bạn.
Với tổng cộng 48 phòng và Bungalow, khách sạn L'Indochine với thiết kế khác lạ, mang nét phong cách kiến trúc Chăm Pa độc đáo, chắc chắn sẽ khiến quý khách có những bất ngờ thú vị. Các phòng của ks L'Indochine đều có cửa sổ nhìn xuống rừng quốc gia Bà Nà. Từ đây quý khách có thể phóng tầm mắt ngắm khung cảnh rừng núi hùng vĩ xanh thẳm và thành phố Đà Nẵng dưới chân mình. Bar D'hiver ấm cúng với đồ uống phong phú sẽ mang tới quý khách những giây phút lãng mạn bên cạnh bạn bè người thân.

Các điểm đến tiếp theo:

Đình Tuý Loan
Đình Tuý Loan, đình tuý loan , đình tl, đtl, túy loan, tl

Đình Tuý Loan hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Vị trí: Đình Tuý Loan hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Đặc điểm: Đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại.
Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 18, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng.
Đình có diện tích 110m², nằm trong khuôn viên rộng hơn 8.000m², thoáng đãng, hướng quay ra sông, nhìn về thế núi, sát đường lớn, dưới bóng cây đa cổ thụ cành lá xum xuê. Mái đình lợp ngói âm dương, tường xây bằng gạch, trên mái trang trí lưỡng long chầu nguyệt, hai đầu mái đắp hình rồng uốn lượn được ghép bằng sành sứ. Trong đình chia làm 3 gian, 2 chái, phần hậu tẩm rộng 2,4m, dài 2,7m gồm 4 hàng cột bằng gỗ mít, mỗi hàng có 6 cột cao từ 2,5 đến 4,5m. Kết cấu các vì kèo, cột theo kiểu chồng rường giả thủ. Các giả thủ chạm khắc hình hoa lá cách điệu, chân giả thủ trang trí hình quả bí. Hai đầu các thanh trính chạm đầu rồng, cột kèo ở hai đầu hồi chạm đầu rồng và hoa văn mây cuộn, hoa cúc, hoa mẫu đơn... thể hiện tài năng thợ Kim Bồng.
Hằng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 - 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Đình đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa ngày 04/01/1999. 

Chùa Quán Thế Âm - Đà Nẵng
Chùa Quán Thế Âm - Đà Nẵng, chùa quán thế âm (đà nẵng), quán thế âm

Chùa tọa lạc ở thôn Sơn Thủy, xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, bên dòng sông Trường Giang.


Chùa Quán Thế Âm

Toàn cảnh chùa

Toàn cảnh chùa

Tên thường gọi: Chùa Quán Thế Âm

Chùa tọa lạc ở thôn Sơn Thủy, xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, bên dòng sông Trường Giang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa trước đây là ngôi tịnh thất do Hòa thượng Pháp Nhãn dựng lên bên động Quan Âm. Chùa được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1962. Hàng năm, chùa có tổ chức lễ hội văn hóa vào ngày vía Bồ tát Quan Thế Âm, 19 tháng 2 âm lịch.
Tượng Bồ tát Quan Thế Âm (thạch nhũ, cao 1,75m)

Tượng Tổ sư Đạt Ma

Động Quan Âm là động lớn được tìm ra vào năm 1956. Đường xuống động nằm cạnh chùa. Động có chiều dài khoảng 50m, rộng 10m, trần động có vô số thạch nhũ đầy màu sắc và hình dáng, nổi bật là pho tượng Quán Thế Âm cao 1,75m, một bức phù điêu thiên tạo kỳ diệu. Ở động còn có “chuông đá lớn” được gọi là Thạch Chung thiên cổ, đó là tiếng chuông được phát ra từ một thạch nhũ to tròn như cây cột, cao 5m; và những âm thanh như tiếng trống, tiếng mõ, tiếng khánh... phát ra từ các thạch nhũ khác.
Chùa đã đón tiếp hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái, sinh hoạt hàng năm.

Bánh bèo Đà Nẵng

Từ lâu, bánh bèo, bánh ướt đã trở thành món ăn vô cùng quen thuộc đối với người dân Đà Nẵng bởi sự dân dã, mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị của nó. Người dân Đà thành có thể ăn bánh bèo vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nó có thể dùng như là món chính hoặc món ăn vặt cho tất cả mọi người.
bánh bèo, bánh ướt
Bánh bèo cũng có rất nhiều loại được phân biệt bởi hình dáng và cách ăn bánh bèo. Bánh bèo tai thì nhỏ bằng lỗ tai được sắp sẵn lên đĩa mà thường là đĩa thiết ăn mới ngon, bánh bèo chén được đúc sẵn trong chén tròn nhỏ, trẹt miệng còn bánh ướt được bày trong đĩa và cắt khúc. Và tất cả đều có một điểm chung là rắc nhân lên trên mặt bánh (người Đà Nẵng vẫn gọi là “nhưn”).
bánh bèo, bánh ướt
“Nhưn” bánh bèo, bánh ước được làm từ tôm, cá bào lấy thịt, bỏ xương, sau đó ướp gia vị và sấy khô queo trên than hồng cho không còn mùi tanh nữa, bởi vậy khi ăn vào miệng thực khách sẽ chỉ nghe thi thoảng mùi bùi bùi, béo béo. Ngoài ra vẫn có loại “nhưn” được làm từ thịt nạc, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam tươi rất đẹp mắt mà tôi vẫn thường gọi là “nhưn ướt” nhằm tăng thêm nhiều mùi vị cho món ăn dân dã này. Bánh bèo còn được ăn kèm với nem chua, chả bò cây hoặc có thể là chả lụa khi ăn bánh ướt.
bánh bèo, bánh ướt
Tuy nhiên, món bánh bèo, bánh ướt có ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Nước mắm của bánh bèo rất đơn giản, đó là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường, tất cả tạo nên vị thanh ngọt, chua chua rất đặc trưng. Thực khách ngồi chồm hổm quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh, thỉnh thoảng kề đĩa cho người bán: “Cho con thêm chút mắm”, “Vắt thêm chút chanh dì ơi” đã trở thành hình ảnh thân thuộc với người dân địa phương.
Bạn có thể tìm thấy các quán bánh bèo, bánh ướt bánh lọc ở bất kỳ con phố, ngõ hẻm nào trong thành phố. Thậm chí nếu du khách ở ngay tại khách sạn, vẫn có thể thưởng thức các món ăn dân dã này, chỉ cần chiều chiều ra ban công vừa hóng gió, vừa lắng tai nghe tiếng rao: "Bánh bèo, bánh ướt đây" của các chị gánh dạo, là đã có ngay một dĩa bánh ngon lành.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét