Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Hà Khẩu

Hà Khẩu, hà khẩu, hk

Vị trí: Sapa, Lào Cai
Huyện tự trị người Dao Hà Khẩu (chữ Hán: 河口, bính âm: hékǒu) là huyện cửa khẩu của Trung Quốc, thuộc Châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà, phía nam của tỉnh Vân Nam, giáp biên giới với tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Huyện có diện tích 1.313 km² và có 80.000 dân (thống kê năm 2002), được biết đến nhiều nhất như là huyện có đường xe lửa từ Côn Minh đến Hà Nội.
Qua Trung Quốc bạn chỉ cần giấy thông hành, không nhất thiết phải có hộ chiếu nếu đi về trong ngày. Phí làm giấy thông hành có vài nghìn đồng thôi, nhưng có đường dây cò hết rồi, lúc đó mình làm là 120K/người, chú cò dặn là kẹp tờ 10K vào giấy để đưa cho các… chú bộ đội kiểm tra trên cầu nối liền hai cửa khẩu.


Thị trấn Hà Khẩu - phía Trung Quốc
 
Cửa khẩu Hà Khẩu chụp từ phía VN
Cửa khẩu Hà Khẩu, cây cầu nối liền hai bờ VN - TQ

Các địa điểm tiếp theo:

Chùa Tân Bảo

Chùa Tân Bảo, chùa tân bảo , chùa tb, ctb, tân bảo, tb


Chùa tọa lạc gần bờ sông Nậm Thi, giáp ranh biên giới hai nước Việt – Trung (huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), thuộc tổ 7, phường Lào Cai, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai, với diện tích 1.500 m2.



Tam quan chùa
Mặt tiền chùa


Chùa Tân Bảo

Tên thường gọi: Chùa Lê Lợi
Chùa tọa lạc gần bờ sông Nậm Thi, giáp ranh biên giới hai nước Việt – Trung (huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), thuộc tổ 7, phường Lào Cai, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai, với diện tích 1.500 m2. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Theo truyền tụng của người dân địa phương, thì chùa có từ thời Trần. Ngôi chùa bấy giờ to đẹp, nổi tiếng linh thiêng, lại gần cửa khẩu biên giới nên thường xuyên có đông đảo khách thập phương đến lễ bái.
Trước năm 1950, chùa ở thôn Tân Bảo nên thường được gọi là chùa Tân Bảo. Sau năm 1950, chùa ở trên đường Lê Lợi, nên thường được gọi là chùa Lê Lợi. Chùa được trùng tu nhiều lần. Đến năm 1979, chùa bị hư hỏng hoàn toàn.
Từ năm 1991, khi tỉnh Lào Cai được tái lập, kinh tế – văn hóa – du lịch ngày càng phát triển, nhiều di tích lịch sử văn hóa được tôn tạo như đền Thượng, đền Cấm, đền Mẫu, chùa Tân Bảo… nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, lễ bái của đông đảo du khách, tín đồ Phật tử.
Ngôi chánh điện được xây hoàn thành vào năm 1992, tam quan chùa được xây năm 2002.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa có khá nhiều tượng thờ: Tượng Tam Thế Phật, tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Quan Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn, tượng Đản sanh, tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu,…

Đền Cấm

Đền Cấm , đền cấm, cấm, đc, lào cai

Đền Cấm nằm ở khu vực phía Bắc thành phố Lào Cai, có truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần và vai trò đặc biệt của Tướng quốc Trần Quốc Tuấn…
Đền Cấm nằm ở khu vực phía Bắc thành phố Lào Cai, có truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần và vai trò đặc biệt của Tướng quốc Trần Quốc Tuấn…
Trên địa bàn thành phố Lào Cai có nhiều đền, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Những di tích đó gắn với đời sống văn hóa tâm linh, thờ người có công với nước, gắn với việc rèn dạy con người từ bi hỉ xả và có ý nghĩa của bài ca giữ nước luôn hiển hiện qua những truyền thuyết.
Nổi tiếng linh thiêng và uy nghi ngay gần đường biên giới là đền Thượng thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc có công giúp vua chỉ huy quân đội Đại Việt 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông; còn sát cột mốc 102 là đền Mẫu với đạo thờ thánh Mẫu duy nhất ở Việt Nam, trong truyền thuyết, Mẫu đã hiển linh giúp quan binh trấn ải biên thùy, và trong kháng chiến chống thực dân xâm lược, ngôi đền còn là nơi nuôi giấu cán bộ Việt Minh… Ngay khu vực phía Bắc thành phố còn có đền Cấm, đền Quan, còn xuôi về phía Nam, có chùa Cam Lộ, đền Đôi Cô Cam Đường… Tất cả đều được bài trí theo phong tục thuần Việt.
Xuan moi muon noi
Sư tử múa chầu tại đền Cấm (thị trấn Đồng Mỏ- huyện Chi Lăng)
Riêng ngôi đền Cấm ở cửa bắc ga quốc tế Lào Cai, nay nằm sát Khu công nghiệp Đông Phố Mới có một truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần và vai trò đặc biệt của Tướng quốc Trần Quốc Tuấn, người được phong hiệu Vạn cổ anh linh Thượng đẳng phúc thần. Ở đây, có sự hòa quyện giữa tâm linh với lịch sử. Yếu tố tâm linh làm cho lịch sử thêm hào hùng và huyền ảo.
Lý lịch của ngôi đền và câu chuyện của các bô lão làng Soi Mười, Phố Mới cho hay rằng: Xưa kia, khu vực ga Phố Mới ngày nay là một cánh rừng nguyên sinh rậm rạp. Trong một lần thị sát và chỉ huy phòng thủ biên giới (khoảng năm 1257), tướng quốc đã chọn địa điểm ngôi đền Cấm bây giờ làm trạm quân y tuyến 2 trong phòng thủ biên giới. Sau đó, trong các trận chiến đấu, thương binh được đưa về chữa trị dưới cánh rừng này. Người dân bản địa lúc đó là người Việt, người Tày và người Giáy cũng đưa kẻ ốm đau vào nhờ quân y chăm sóc giúp. Rồi có chuyện ly kỳ xảy ra, đó là, đêm đêm có một thiếu nữ mặc váy áo màu xanh đến chữa thuốc cho mọi người. Thiếu nữ chữa rất giỏi, ai được dùng thuốc đều khỏe mạnh, nhưng thầy thuốc thần kỳ chỉ xuất hiện vào ban đêm, còn ban ngày thì không thấy đâu cả. Tìm hiểu bản xứ, người dân cho biết không có con cái nhà ai như vậy, sau đó mọi người dân và quan binh đều tin rằng đó là hiển linh của Thánh Mẫu thượng ngàn giúp quan quân và nhân dân giữ nước.
Trong đạo Mẫu, có tam tòa thánh Mẫu, thì chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được coi là hoá thân của Mẫu Đệ Nhị. Chầu cũng vốn là Thiên Thai Tiên Nữ, con vua Đế Thích, cai quản sơn lâm thượng ngàn, quyền hành khắp hết 81 cửa ngàn đất Nam Việt. Lại có sự tích cho rằng, bà cũng giáng sinh vào quý tộc Lê gia (có tài liệu ghi lại tên bà là Lê Thị Kiểm) ở vùng Thác Cái Thác Con, Hà Giang, sau này trở thành Bà Chúa Thượng Ngàn. Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị chầu bà có quyền hành tối cao của toà Sơn Trang (mà đa phần các vị chầu bà đều ở trên sơn trang) nên gần như bà là vị có quyền cao nhất hàng chầu, chỉ sau Chầu Đệ Nhất. Văn hóa tâm linh đạo Mẫu cho rằng, chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu hay giáng đồng nhất trong hàng chầu (từ đồng tân đến đồng cựu ai cũng thỉnh chầu về ngự, để ban tài tiếp lộc sơn lâm sơn trang). Chầu ngự thường mặc áo màu xanh (xanh lam hay xanh lá cây), cầm quạt khai cuông rồi múa mồi. Chầu Đệ Nhị thường hay ngự về trong các đàn mở phủ để chứng đàn Sơn Trang (kể cả với người không mở đủ bốn toà sơn trang mà chỉ mở một toà xanh). Cũng như Chầu Đệ Nhất, Chầu Đệ Nhị được thờ phụng ở bất cứ nơi nào có rừng núi có Mẫu Đệ Nhị ngự. Tìm hiểu thêm trong văn hóa dân gian Việt Nam, có bài hát văn về Mẫu thượng ngàn rằng:
“Hôm nay có mâm giầu trình
Trước trình cửa Phật, sau trình Vua Cha
Trình lên Quốc Mẫu,Chúa Bà
Năm Toà Ông Lớn, Chầu Bà Sơn Trang”
Đền Cấm nằm ở vị trí trung tâm cánh rừng xưa, trước đây là một ngôi miếu nhỏ do quan binh và dân làng cùng nhau tạo tác, sau đó được chính thức khởi công xây dựng thành ngôi đền từ thế kỷ 16. Sau bao thăng trầm, vẫn giữ được một số sắc phong và cây mí cổ thụ. Chuyện rằng, ngay dưới Phương Đình bên cây mí cổ thụ này, là 5 ngôi mộ của những quan binh đã xả thân vì nghĩa lớn. Những năm tái lập tỉnh Lào Cai, ngôi đền được ngành văn hóa quan tâm, cử cán bộ tìm hiểu truyền thuyết, viết lý lịch và trình cấp quản lý nhà nước xem xét phong danh hiệu di tích lịch sử văn hóa. Ngày nay, đền đã được trùng tu khang trang, to đẹp, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian của người dân thành phố, tô đẹp thêm truyền thuyết xưa - truyền thuyết về tình nghĩa quân dân biên giới, như một bài ca giữ nước hào sảng kết hợp giữa sức mạnh của văn hóa với sức mạnh thời đại.
Ngày Xuân, du khách thập phương nô nức về Lào Cai, trong đó, không thể thiếu việc tham quan, dâng lễ lòng thành tưởng nhớ công ơn vị tướng anh hùng Trần Hưng Đạo, cầu mong Thánh Mẫu ban tài lộc, may mắn, gia đình an khang, đất nước hưng thịnh… Về hội Đền Thượng, nhưng nhiều người cũng biết đến danh tiếng và giành thời gian tham quan đền Cấm Lào Cai - ngôi Đền đậm đặc văn hóa Việt, mang trong mình truyền thuyết về bài ca giữ nước linh thiêng.
  Đến đây bạn dễ dàng chọn cho mình một khách sạn sapa phù hợp, ví dụ như Khách Sạn Sông Hồng View 188A đường Duyên Hải, Phường Duyên Hải, Lào Cai
 SONG HONG VIEW HOTEL toạ lạc bên cạnh dòng Sông Hồng, trước khách sạn là công viên Thuỷ Hoa. Nhìn sang bên kia sông là nước bạn Trung Quốc . Đây là địa điểm lý tưởng cho quý khách nghỉ ngơi thư giãn với không khí trong lành của những buổi bình minh và buổi đêm lung linh tuyệt đẹp bên cạnh dòng Sông Hồng thơ mộng tránh xa những ồn ã đô thị. Chỉ mất vài phút dạo bộ, Quý khách có thể đến khu chợ Cốc Lếu sầm uất nhất Lào Cai và khoảng 5 phút đi xe đến cửa khẩu quốc tế Lào Cai , 5 phút đi xe đến ga tầu, bến xe. Cách khu nghỉ mát Sapa 38 km,giao thông thuận tiện, có bãi để xe an toàn.

Đặc sản rượu táo mèo Sa Pa




Lào Cai là vùng đất nổi tiếng với rất nhiều loại rượu ngon, đặc trưng của núi rừng như: Đặc sản San Lùng (Bát Xát), rượu ngô (Bắc Hà), và gần đây, du khách còn được biết đến rượu táo mèo (Sa Pa). Đây là một loại rượu được ngâm ủ từ loại táo rừng, có màu nâu sóng sánh và vị ngọt thơm đặc trưng. Đến Sa Pa, du khách không những bị hấp dẫn bởi dư vị sơn hào phong phú và độc đáo của vùng đất sương mù này mà còn “say” trong men rượu nồng ấm của táo mèo.
Đây là loại rượu dân dã nhưng cũng rất độc đáo. Qủa táo mèo được kết từ hương của rừng, ngấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời và nắng gió vùng cao nên nó có đủ vị chua ngọt và chát đắng. Qủa táo mèo được ngâm ủ rất kỹ rồi cất thứ tinh chất ấy để chế ra rượu. Ban đầu, uống rượu táo mèo, ta tưởng như uống một loại nước giải khát có ga, thế nhưng càng uống càng ngất ngây.

Lợn "Cắp nách"



Đây là món lợn Mường mà bây giờ dân Sa Pa gọi là lợn “cắp nách”. Đi chợ mua về, hành hẹ rau cỏ xách nặng hai tay, còn chú lợn chỉ cần kẹp vào nách cũng xong. Mỗi “chú” 4-5kg, bé hơn con cẩu. Dân từ bản xa mang lợn ra chợ thường buộc chân lợn vào cái que tre, vắt ngang miệng gùi, đầu đuôi còn ngắn hơn bờ vai người đeo. Mới cách đây không lâu, loài lợn này gần như tuyệt diệt vì không bán được, dân bản chả ai còn buồn nuôi nữa. Bỗng nhiên bây giờ lợn Mường lên ngôi, trở thành món đặc sản Sa Pa được du khách hâm mộ.
Đến khi cầm xâu thịt nướng củi đưa lên mồm, quả thật, tôi phải công nhận rằng, bất cứ món gì đã được dân sành điệu đánh giá đều đáng phải thưởng thức cả. Còn về món dồi nướng, các bạn tôi bình luận rằng cái câu “Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó” bây giờ quê rồi, dồi lợn Mường mới thật là cực kỳ. Vỗ tay một cái chó có hàng nghìn con, còn lợn Mường đâu có mà sẵn. Các khúc dồi nhỏ đều tăm tắp. Tả chi ly ra xem ngon miệng như thế nào quả rất khó, tốt nhất là ai đã lên đến Sa Pa, xin chớ quên tìm món lợn Mường mà tự thưởng thức.

Món cá suối



Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống... Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.

Nấm hương



Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng. Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm chiếm ngôi hạng bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào... đều mang vị rất riêng của Sa Pa. Ngay như các món rau ở đây cũng đều được coi là rau sạch, vì bà con vẫn giữ nguyên cách thức cấy trồng truyền thống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét