Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Cảng Tiên Sa

Cảng Tiên Sa, cảng tiên sa, tiên sa, đà nẵng

Vị trí: Sơn Trà, Đà Nẵng
Cảng Tiên Sa trở thành cửa ngõ chính ra Biển Đông. được Chính phủ chọn làm điểm cuối ra Biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây với các trục giao thông liên hoàn, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á, nối Mi-an-ma, Thái Lan, Lào với Việt Nam.
Cảng Tiên Sa trở thành cửa ngõ chính ra Biển Đông. Qua bao thăng trầm của lịch sử, cảng Tiên Sa đã trở thành cảng container lớn nhất miền Trung với hệ thống cần cẩu tàu QCC, cẩu bãi RTG khá hiện đại. Những năm gần đây, cảng Tiên Sa được Chính phủ chọn làm điểm cuối ra Biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây với các trục giao thông liên hoàn, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á, nối Mi-an-ma, Thái Lan, Lào với Việt Nam.




 Sự phát triển về hệ thống giao thông vận tải của thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng, đổi mới trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ, công nhân viên phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội và tiềm năng của một cảng biển.


Cảng Tiên Sa năm 1971


Cảng Tiên Sa ngày nay

Thêm vào nữa cảng Tiên Sa trở thành nơi vui chơi giải ngoại đầy thú vị , với biển núi ...rất phù hợp cho các hoạt động thể thao như  leo núi, cắm trại.....Còn có nhiều dịch vụ cho thuê như dụng cụ trò chơi, Karaoke....đáp ứng tối đa nhu cầu vui chơi của mọi người.
Ngoài ra đây là chổ cắm trại tuyệt vời , đến đây có thể thưởng thức các món Hải Sản ngon của vùng biển Đà nẵng. Ở Cảng Tiên xa cũng hay tổ chức các lễ hội hay các sự kiện hằng năm, mới đây nhất là hoạt động " Biển gọi"

Đường đi tới cảng Tiên Sa rất dễ. Từ thành phố Đà Nẵng đến cuối chân cầu Thuận Phước đi thẳng là tới nơi.  Hoặc có thể đi Đường Ngô Quyền, Bạn cứ chạy thẳng miết đến cuối đường hướng ra phía biển là sẽ đến. 
Khách Sạn Bloom là một trong những khách sạn tại đà nẵng phù hợp với bạn. Khách sạn ở 204 Đường 3-2, sông Hàn, Đà Nẵng, Việt Nam
 Du khách sẽ tìm thấy tất cả các tiện nghi tốt nhất ở mỗi phòng trong số 25 phòng của khách sạn 2 sao nổi tiếng này. Điều hòa nhiệt độ, phim trong nhà, bàn, máy sấy tóc, truy cập internet (không dây) có ở mỗi phòng trong số các tiện nghi khác. Ngoài ra, khách sạn ở Đà Nẵng này cũng có thang máy, dịch vụ giặt là/giặt khô, nhà hàng, dịch vụ phòng, tour, bãi đỗ xe. Vị trí thuận tiện, nhân viên tận tụy và các tiện nghi hạng nhất làm khách sạn này là một nơi yêu thích của các du khách. Để đặt phòng tại khách sạn Bloom Hotel Đà Nẵng, chỉ cần nhập ngày đến, đi của bạn vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi và gửi đi.

Tiếp đó là :

Cảng cá Thuận Phước

Cảng cá Thuận Phước, cảng cá thuận phước , cảng cá tp, cc tp, thuận phước, tp
Đặc điểm: Cảng cá Thuận Phước - nơi diễn ra các hoạt động mua bán nhộn nhịp suốt ngày đêm và là điểm đầu mối cung cấp hải sản tươi sống cho các đơn vị chế biến thuỷ sản tại địa phương, một số tỉnh lân cận và các chợ nhỏ lẻ trong thành phố.
Cảng cá Thuận Phước do Xí nghiệp Khai thác Cảng cá Thuận Phước quản lý. Vào cuối thập niên 19, nơi đây nguyên là một cồn cát trắng, các ghe thuyền chèo tay như thuyền rớ, ghe câu nhỏ, ghe lưới chài... neo đậu bán cá cho cư dân địa phương. Sau ngày giải phóng đất nước, chợ được xây dựng khá thông thoáng và trở thành bến đỗ cho các ghe, thuyền sau những chuyến đánh bắt trở về. Năm 2002, chợ được xây dựng mới thành cảng cá.

Động Hoa Nghiêm

Động Hoa Nghiêm, động hoa nghiêm, động hn, đhn, hoa nghiêm, hn

Động Hoa Nghiêm, thuộc khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Từ cổng sau chùa Tam Thai, rẽ bên trái, chúng ta sẽ đến động Hoa Nghiêm. Động Hoa Nghiêm nằm bên cạnh động Huyền Không là những động đẹp bậc nhất của Ngũ Hành Sơn


Nằm trong khu Thủy Sơn thuộc Ngũ Hành Sơn, sau chùa Tam Thai, men theo lối mòn bên hông nhà chùa và rẽ trái là động Hoa Nghiêm. Bước chân đứng trước cổng vào động là cả một không gian huyền ảo của ánh sáng và đá tạo lên một bức tranh tuyệt đẹp cho nơi đây



Đây là một thạch động nhỏ, có Huyền Không Quan cổ kính, trầm mặc rêu phong, bên trong động có thờ Tượng Phật Bà Quan Thế Âm cao lớn, điệp màu với núi đá có đôi mắt từ bi nhìn ra cửa động, tượng Phật do Nghệ nhân Nguyễn Chất của Làng nghề đá mỹ nghệ tạo thành từ năm 1960.





Bên trái của Tượng Phật, trên vách động là tấm bia cổ Linh Trung Phật quý hiếm do nhà sự Huệ Đạo Minh lập năm Canh Thìn 1640; bia ghi lại việc trùng tu và tôn vinh công đức của các phật tử, trong đó có rất nhiều gia đình người Nhật Bản đến làm ăn từ phố cổ Hội An đã đến cúng công đức xây dựng chùa.





Động nhỏ hẹp, sáng sủa, có một bia khắc 3 chữ lớn "Phổ Đà Sơn"  có nghĩa là núi non hiểm trở. Mặc dù không huyền ảo như Huyền Không Động nhưng lại có một sức hút riêng. Động Hoa Nghiêm và Huyền Không cùng chung lối cổng vào, Động Hoa Nghiêm nằm trên mặt đất còn động Huyền Không nằm lõm sâu dưới mặt đất 5-6m.







Lối từ động Hoa Nghiêm xuống động Huyền Không
Động Huyền Không là động lớn nhất ở Ngũ Hành Sơn, có lẽ vì thế mà nó thu hút được khá nhiều du khách đến tham quan cho cả động Hoa Nghiêm. Mỗi động một vẻ đẹp khác nhau, có sức hấp dẫn khác nhau và đều là tour du lịch chính mà du khách chọn lựa khi đến tham quan Ngũ Hành Sơn.

Bánh bèo Đà Nẵng

Từ lâu, bánh bèo, bánh ướt đã trở thành món ăn vô cùng quen thuộc đối với người dân Đà Nẵng bởi sự dân dã, mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị của nó. Người dân Đà thành có thể ăn bánh bèo vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nó có thể dùng như là món chính hoặc món ăn vặt cho tất cả mọi người.
bánh bèo, bánh ướt
Bánh bèo cũng có rất nhiều loại được phân biệt bởi hình dáng và cách ăn bánh bèo. Bánh bèo tai thì nhỏ bằng lỗ tai được sắp sẵn lên đĩa mà thường là đĩa thiết ăn mới ngon, bánh bèo chén được đúc sẵn trong chén tròn nhỏ, trẹt miệng còn bánh ướt được bày trong đĩa và cắt khúc. Và tất cả đều có một điểm chung là rắc nhân lên trên mặt bánh (người Đà Nẵng vẫn gọi là “nhưn”).
bánh bèo, bánh ướt
“Nhưn” bánh bèo, bánh ước được làm từ tôm, cá bào lấy thịt, bỏ xương, sau đó ướp gia vị và sấy khô queo trên than hồng cho không còn mùi tanh nữa, bởi vậy khi ăn vào miệng thực khách sẽ chỉ nghe thi thoảng mùi bùi bùi, béo béo. Ngoài ra vẫn có loại “nhưn” được làm từ thịt nạc, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam tươi rất đẹp mắt mà tôi vẫn thường gọi là “nhưn ướt” nhằm tăng thêm nhiều mùi vị cho món ăn dân dã này. Bánh bèo còn được ăn kèm với nem chua, chả bò cây hoặc có thể là chả lụa khi ăn bánh ướt.
bánh bèo, bánh ướt
Tuy nhiên, món bánh bèo, bánh ướt có ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Nước mắm của bánh bèo rất đơn giản, đó là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường, tất cả tạo nên vị thanh ngọt, chua chua rất đặc trưng. Thực khách ngồi chồm hổm quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh, thỉnh thoảng kề đĩa cho người bán: “Cho con thêm chút mắm”, “Vắt thêm chút chanh dì ơi” đã trở thành hình ảnh thân thuộc với người dân địa phương.
Bạn có thể tìm thấy các quán bánh bèo, bánh ướt bánh lọc ở bất kỳ con phố, ngõ hẻm nào trong thành phố. Thậm chí nếu du khách ở ngay tại khách sạn, vẫn có thể thưởng thức các món ăn dân dã này, chỉ cần chiều chiều ra ban công vừa hóng gió, vừa lắng tai nghe tiếng rao: "Bánh bèo, bánh ướt đây" của các chị gánh dạo, là đã có ngay một dĩa bánh ngon lành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét