Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ, phủ tây hồ, phủ th, tây hồ, th

Vị trí: Tây Hồ, Hà Nội
Phủ Tây Hồ xây dựng vào năm 1598 - 1607, tọa lạc trên đồi đất hình Kim quy, bên trái có long chầu, bên phải có hổ phục, thuộc ấp Tây Hồ (nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ), đây là nơi địa linh bậc nhất của Hồ Tây.
Việt Nam có bốn vị thánh được dân gian phong tặng là tứ bất tử: Phù Đổng Thiên Vương, Tản Viên Sơn Thần, Chử Đồng Tử và bà Đức Mẫu, Đệ nhất thiên tiên… được thờ khắp từ Bắc đến Nam với mấy trăm đền phủ, mà sùng kính nhất là ở phủ Giầy nơi sinh Bà và phủ Tây Hồ, Hà Nội nơi Bà hóa. Từ Đền Sòng phố Cát, vượt Đèo Ngang vào Quảng Nam, Nha Trang, Bình Định, nơi nào cũng có phủ thờ Bà.
 
Tục thờ Mẫu đã phổ biến, thành một tín ngưỡng dân gian, đã vượt ra ngoài phạm vi thờ một nàng tiên trên thượng giới, bị Ngọc Hoàng đẩy xuống trần gian, đã từng lấy chồng, sinh con, đánh tan quân giặc ác, hai lần đầu thai kiếp người, sau cùng quy y nơi cửa Phật, thành người Mẹ, Mẫu nghi thiên hạ, chỉ đứng sau Mẹ Việt Nam đầu tiên: Âu Cơ.
Hà Nội là một trong mấy nơi có phủ thờ to nhất. Nhìn trên bản đồ, Hồ Tây có hình giống như chiếc càng cua, nơi bán đảo nhô ra mặt nước, mỏm xa nhất, đẹp nhất, quanh năm dập dềnh sóng nước, êm ả mây trời, lảng bảng sương lam, chính là phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh.
Tương truyền Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đi sứ về, được gặp một nàng tiên trên địa đầu Lạng Sơn, tiên hẹn gặp lại nhau trong đêm trăng sáng trên Hồ Tây, Thăng Long. Đến hẹn, Trạng Bùng cùng mấy người bạn thơ trong thuyền lên bán đảo Tây Hồ, giai nhân, danh sĩ trùng phùng, tiên trần gặp gỡ, xướng họa thi ca, phun châu nhả ngọc, thù ứng tài tình… nơi gặp gỡ ấy sau này được dựng thành phủ thơ để nhớ đến nàng tiên, và đó chính là Bà Chúa Liễu.
 
Ngoài ngày hội chính thức, mở tại Phủ Giầy (huyện Vụ Bản, Nam Hà, nơi quê hương của Bà) các ngày 7 –8 –9 tháng Ba âm lịch thì phủ thờ Bà quanh năm nhang khói, đồng nhất là các ngày sóc vọng, mùng một và rằm theo lịch trăng.
Và đường vào Phủ Tây Hồ xưa...
Cũng như Phủ Giầy, Đền Sòng…, phủ Tây Hồ vào hội có hầu bóng, một loại hình nghệ thật dân gian vừa có âm nhạc, vừa có ca hát và vũ điệu với trang phục sặc sỡ, mà điển hình là điệu hát chầu văn đã khá phổ biến hiện nay. Những ngày hội như thế thật khó phân biệt ranh giới đâu là tín ngưỡng thờ Mẫu, người mẹ Việt Nam và đâu là mê tín dị đoan cần sàng lọc. 
Lễ ở điện Ngọc Hoàng 
Phủ Tây Hồ không có quy mô lớn lắm, nhưng ở vào vị trí mây nước hữu tình tuyệt đẹp, tạo ra cảm giác lâng lâng, thanh thoát cho khách hành hương mà trong lòng mang niềm tục lụy cần được giãi bày, cảm thông và giải tỏa. Phủ có chiều cao vượt lên nhiều ngôi chùa thông thường khác, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế có Nam Tào Bắc Đẩu hầu hai bên, có tam Mẫu, đệ nhất là Mẫu Liễu Hạnh, đệ nhị là Mẫu Thượng Ngàn, đệ tam là Mẫu Thoải (tức là bà Chúa rừng và Bà chúa nước).
Con đường Nghi Tàm nổi lên vùng Nhật Tân, Quảng Bá, nay gọi là phố Xuân Diệu. Qua làng Nghi Tàm, rẽ trái vào phố Đặng Thái Mai dưới hàng phi lao rì rào ngày đêm, vượt qua khu biệt thự Tây Hồ, quanh co giữa những vườn hoa và quất cảnh, cuối đường ta gặp Phủ Tây Hồ, nằm sát ngay bên sóng nước.
Phủ Tây Hồ toạ lạc trên một bán đảo có thế “địa linh” nhìn ra hồ Tây
Vào đến sân, qua cái cổng có vòm cong, thấy ngay cây vối cổ thụ nằm nghiêng đã mấy trăm năm như con kỳ lân ngóng ra sóng gợn, còn trong phủ là vàng son, nhang khói, tượng Mẫu, tượng Phật, tượng khu Sơn Trang, tượng Cô, tượng Cậu, các quan… 
Mẫu Liễu đã “hóa”, đã thành bất tử. Loại trừ phần mê tín, ta gặp ở đây không khí linh thiêng, có phần sầm uất, náo nhiệt hơn các chùa đền khác, ngay cả chùa Trấn Quốc, Kim Liên gần kia. Thiện nam tín nữ tin vào Mẫu, đến cầu xin và hy vọng, có lúc phải chen nhau, nên nhang khói càng nghi ngút, ngay cả ngoài sân, chỗ có cây chuối thờ, buồng hàng trăm nải, giống chuối ở Phủ Giầy…
 
 
Thờ Mẫu Liễu, một bà mẹ chung của người dân Việt, người tài sắc song toàn, đảm lược, lòng lành và đức độ, có cuộc đời giống vơi bao người phụ nữ bình thường khác, thân phận éo le, gian khó… đã thành phong tục đẹp của dân ta. Không những thế, Phủ Tây Hồ còn ở trên một vị trí cực đẹp, hiếm có, ngay giữa đô thành tưng bừng rộn rã mà chỉ ít phút nổ máy xe, đã từ trung tâm Hồ Gươm, đến với Phủ trong bầu không khí hoàn toàn khác.
 
 
Đến Phủ, không những là để tỏ lòng thành kính, thực hiện một ý nguyện cầu xin và giải tỏa nỗi niềm, thực hiện một nghi thức tâm linh… mà còn là để thư giãn tinh thần, thăm một cảnh đẹp, có nước mây thoát tục, một danh thắng hiếm có ngay giữa lòng Thủ đô Kẻ Chợ, gặp một chút xưa giữa nay, và tạm lắng nay lại để man mác cùng xưa, ru hồn mình vào mong ước tốt đẹp.
 
Đến Phủ còn là điều tốt đẹp cho những ai ít có điều kiện và thì giờ đến những nơi xa xôi như Phủ Giầy (Nam Hà), Yên Tử (Quảng Ninh), Chùa Tiên (Lạng Sơn), Kiếp Bạc (Hải Hưng), Non Nước (Ninh Bình) hoặc những danh lam thắng cảnh xa xôi hơn nữa… 
 
 
Nếu cạnh phố Huế có một Tràng An tự trong ngõ Tràng An tịch mịch, đầu đường Thanh Niên có Quán Thánh trầm tư, rồi chùa Kim Liên vắng vẻ… thì Phủ Tây Hồ bao giờ cũng rộn rã hơn nhiều.
 
 
Cũng không hiểu từ đâu và từ bao giờ, trên đường vào Phủ và ngay trước cổng, mọc lên hàng trăm quán hàng ăn uống và các thứ hàng mua bán khác, trong đó có món ăn Hà Nội: bún ốc. Nói đến Phủ, người ta nghĩ ngay đến bún ốc quá quen, cũng như nói đến bún ốc, người ta hỏi nhau ngay: Phủ Tây Hồ chăng? Đã hình thành một dãy phố dài ngay trên bán đảo, trước khi dẫn đến nơi đất thiêng này. Nó chẳng khác nào miếng vá trên tấm áo thiên tiên, cần u huyền thanh tao cho tâm linh bay bổng, nhưng lại níu kéo về mặt đất.
 
Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5h - 19h hàng ngày, vào những ngày lễ, có hàng vạn khách tới thăm quan. Khung giờ đông người tới lễ nhất là từ 10h - 16h. Vào những ngày đầu tháng Giêng, lượng khách thập phương đổ dồn về đây khiến việc đi lễ trở nên khó khăn hơn, không ít người đã phải “quá tam ba bận”, nhiều lần tới Phủ mới vào được bên trong, hoặc vào đến Phủ lại chưa chắc có thể “chen chân” đặt lễ trong gian thờ chính.
 
 
 
Một lần đến Phủ Tây Hồ, nghe hồn xưa phảng phất vọng về, nghĩ đến tiên cảnh và thế gian, nhớ những anh linh người tài, kẻ sắc, lại được tắm mình vào giai điệu thiên nhiên kỳ thú… làm người Hà Nội thêm hân hoan về tinh thần. Bởi không ít người đến đây không phải để kêu cầu, không phải để đốt vàng mã...mà bởi sự linh thiêng hằng hữu nên Phủ Tây Hồ luôn là nơi có đông khách thập phương tới thăm quan, phúng lễ, và Phủ cũng là một trong những địa chỉ văn hóa tinh thần nổi tiếng của Hà Nội. 

Khách Sạn Westlake là một trong những khách sạn ở hà nội thích hợp cho bạn. Khách sạn ở 74B/282 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam.
 Khiêm tốn nằm trong trung tâm của Nghi Tàm / Hồ Tây - Quận Tây Hồ, Westlake Hotel - Lac Long Quan là điểm lý tưởng cho du khách muốn khám phá Hà Nội. Khách sạn nằm cách trung tâm thành phố 0.5 km và dễ dàng tiếp cận các địa điểm khác trong thành phố . Một điểm không kém phần đặc biệt là vị trí khách sạn dễ dàng tiệp cận vô số địa điểm thú vị như Phủ Tây Hồ, Sân vận động Quần Ngựa, Bao Tang Dan Toc Hoc.
Westlake Hotel - Lac Long Quan cũng đề xuất thêm rất nhiều thiết bị làm kì nghỉ của bạn ở Hà Nội thêm tiện lợi. Khách sạn cung cấp dịch vụ giặt là/giặt khô, phòng hút thuốc, bãi đỗ xe, thang máy, Wi-Fi ở khu vực công cộng để đảm bảo khách của họ được thoải mái nhất.
Nơi ăn chốn ở khách sạn được chỉ định rất rõ ràng sao cho phải đạt mức dễ chịu và tiện nghi nhất, với tivi, bồn tắm, tủ đồ ăn uống nhẹ, vòi hoa sen, truy cập internet có dây (miễn phí) in each room. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Khi bạn tìm kiếm chỗ tạm trú thoải mái và tiện nghi ở Hà Nội, hãy bắt đầu cuộc hành trình đến Westlake Hotel - Lac Long Quan. 

Hồ Tây là điểm đến tiếp theo:

Hồ Tây, hồ tây, ho tay, westlake

Hồ Tây có diện tích rộng hơn 500ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài tới 17km, Thuộc quận Tây Hồ, phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội.
Theo giải thích của các nhà khoa học thì Hồ Tây vốn là một khúc của con sông Hồng. Hồ xa kia rộng và dài từ Tây qua Bắc sang Đông, nhưng đã được, hay bị người Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh cùng với thời gian đắp và lấp thành từng đoạn. Vì thế mà thành hồ Cổ Ngựa (khoảng phố Phạm Hồng Thái sang Hàng Than, nay cũng đã bị lấp nốt), rồi hồ Trúc Bạch (hồ Giặt lụa) và Hồ Tây của ngày hôm nay.
Đê Cố Ngự qua văn bia chùa Trấn Quốc cho biết được đắp ngăn hồ khoảng năm 1620, có tên là Cố Ngự Yển, nghĩa đen là đập ngăn nước, về sau đọc chệch là Cổ Ngư và nay là đường Thanh Niên.
Bến Trúc
http://images.ictnews.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/huonglt/ho%20tay.jpg
Vẻ đẹp của Hồ Tây còn được điểm tô thêm bởi những di tích, cảnh đẹp của các làng nghề xung quanh hồ như Bến Trúc, Đồng Bông (Nghi Tàm), đàn thề Đồng Cổ, chợ đêm Khán Xuân và những câu chuyện về tiếng đàn hành cung thời chúa Trịnh cũng như những cánh Sâm Cầm thường về rợp bóng mặt hồ những ngày tháng Giêng...
http://images.ictnews.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/trangtq/hotay02.jpg
Thần thoại dẫn ta trở về với một Hồ Tây huyền thoại với những cái tên khác nhau, mỗi tên hoặc là lu giữ một sự tích về nguồn cội hoặc sự tạo lập của hồ, song rất lạ là tên nào cũng đẹp.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/06/05/10.jpg
Một trong những cái tên như thế là hồ Trâu Vàng (Kim Ngu hồ). Chuyện kể rằng trên núi Tiên Du có trâu vàng, nhà sư lấy tích trượng yểm trán trâu, trâu bỏ chạy, húc đất thành thôn Húc, quần đất thành vũng Trâu Đằm (Văn giang, HưngYên), chạy ngược lên thành sông Kim Ngu. Cuối cùng Trâu Vàng ẩn xuống; Lại có chuyện nhà sư Không Lộ (tức Lý Quốc Sư) dùng phép thuật thu hết đồng của phương Bắc, đúc thành quả chuông, chuông đánh lên ngân nga, trâu vàng phương Bắc ngỡ tiếng mẹ gọi bèn chạy sang ta, quần mãi đất sụp thành hồ, rồi ẩn xuống đó luôn. Từ đó hồ thành tên hồ Trâu Vàng. Sư Không Lộ được đồng nhất với ông Khổng lồ của huyền thoại thợ đúc đồng Hà Nội và được thờ làm tổ sư nghề đúc đồng. Chùa Thần Quang bên bờ Hồ Tây trong vùng Ngũ Xã đúc đồng thờ vị tổ sư Không Lộ đó.
  
 
Mù Sương cũng là một tên khác của hồ, còn gọi là Dâm Đàm, gắn liền với số phận người dân chài Mục Thận và Thái sư đầu triều Lý Lê Văn Thịnh. Ngoài ra hồ còn có tên khác như Đầm Xác Cáo, gắn với câu chuyện cuộc chiến tranh giữa Long Quân và con cáo chín đuôi thành tinh ở vùng nước này. Địa danh “Hồ Khẩu”, “Cáo Đỉnh” ngày nay vẫn còn lưu giữ ở các làng quanh vùng Hồ Tây.
  
 
http://images.ictnews.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/huonglt/ho%20tay%203.jpg
Hồ Tây, Đầm Xác Cáo - hồ Trâu Vàng - hồ Mù Sơng, mỗi cái tên gắn liền với một truyền kỳ. Ta bắt gặp ở đây nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, lắng đọng đủ mọi chủ đề thần thoại Việt Nam, giàu chất thơ và mộng!

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSB-pUwZOCUEE2RcEmjsoXpIecLR4X-6t55PAwv3wHwm3TmYms


Những ngày sóng yên gió lặng, chơi thuyền Hồ Tây là một thú tao nhã. Nếu làm một cuộc đi dạo quanh hồ thì đồng thời cũng được thăm khá nhiều di tích và thắng cảnh. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Nhật Tân nguồn hoa đào mỗi độ xuân về, tương truyền là nơi Lạc Thị đời Hồng Bàng sinh ra một bọc trứng nở thành bảy con rồng.


Rồi làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng, làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh, sang làng Kẻ Bưởi có nghề làm giấy cổ truyền và đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề thời Lý, làng Thụy Khuê có chùa Bà Đanh nổi tiếng một thời... Và đặc sắc nhất là đền Quán Thánh. Lại còn cả một số công trình nhà ở mới xây dựng bên hồ làm quang cảnh thêm đa dạng.




Cùng với hồ Trúc Bạch, Hồ Tây làm giàu thêm chất thơ ở nội thành Hà Nội, đồng thời cũng làm giàu cho Hà Nội về kinh tế, vì đó là những vựa cá đem lại nguồn thu lớn. 

Món bánh tôm ngon đặc sản Hồ Tây

Một trong những món ăn đặc sản đặc trưng Hà Nội là bánh tôm Hồ Tây, tôm chiên phủ Tây Hồ. ĐỂ có 1 đĩa bánh tôm ngon cách chế biến dường như  khá đơn giản. Tôm tươi được ngư dân đánh bắt ở Hồ Tây. Rồi sau đó đem chế biến . Tôm được bao phủ bằng bột tôm, bột mì hoặc bột bánh canh sau đó chiên với dầu. Bột bánh tôm ăn kèm với vị ngọt, chua cay chấm với nước mắm kèm rau thơm cho hương vi jthaatj khó quên. Bên cạnh đó, bột bánh tôm cũng có thể được ăn kèm với rau thơm trộn miến. Bánh tôm chiên rất giòn mềm và thơm, do đó nó thực sự là một món ăn ưa thích cho những cuộc nhậu để uống bia.
bột tôm
Nhà hàng bánh tôm trên đường Thanh Niên từ lâu đã là địa chỉ quen thuộc đối với  các thực khách sành ăn. Ngoài ra xung quanh khu vực hồ Tây xuất hiện nhiều quán ăn phục vụ món bánh tôm chiên. Vì vậy nếu quá dịp qua Hồ Tây bạn không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức bánh tôm thơm ngon này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét