Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Đền Nguyên Phi Ỷ Lan

Đền Nguyên Phi Ỷ Lan, đền nguyên phi ỷ lan, đền npyl, nguyên phi ỷ lan, npyl

Vị trí: xã Dương xá - Gia Lâm - Hà nội
Dọc theo quốc lộ 5 hướng Hải Phòng là đến ngôi đền thờ bà Đức Quốc Mẫu Ỷ Lan Nguyên Phi, xã Dương Xá - huyện Gia Lâm – Hà Nội. Người mà được mọi người tôn kính với tài dựng nước yên dân thời vua Lý Thánh Tông và đã được nhân dân thờ cúng trang trọng với cái tên trìu mến và gần gũi “bà Tấm Ỷ Lan”.

Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, cha là Lê Công Thiết, mẹ là Vũ Thị Tỉnh, dì ghẻ là Chu Thị và người giúp việc trong lúc hoạn nạn là lão tăng Thái Diên. Bà chính quê làng Thổ Lỗi, sau đổi thành siêu loại Thuận Thành Bắc Ninh nay thuộc xã Dương Xá huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Vì mẹ mất lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. Sử ghi Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội là đền thờ Bà Tấm vì thế.
Kể rằng vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi nhưng chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) cầu tự. Vua và quần thần văn võ xem phong cảnh trong vùng, chợt trên nương có người con gái hái dâu trong ngày hội vui. Vua thấy lạ vôi xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến – cô gái hái dâu bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát. Vua cảm thấy mến, đưa về triều phong làm Nguyên Phi, xây 1 cung điện riêng (nay là đình Yên Thái, phường Hàng Gai, Hà Nội) đặt tên là cung Ỷ Lan để nhớ lại sự tích cô gái dựa gốc cây lan buổi đầu gặp gỡ.

 
Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc chau chuốt nhan sắc mong độc chiếm tình yêu của Vua, mà quan tâm hết thảy mọi công việc trong triều. Ỷ Lan khổ công học hỏi miệt mài đọc sách nên chỉ trong 1 thời gian ngắn mọi người đều ngạc nhiên trước sự hiểu hiết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan, triều thần bái phục là người có tài. Bởi thế năm 1069 Vua Lý Thánh Tông cầm quân đi đánh giặc đã trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng mất trắng, nhiều nơi dân đói nổi loạn. Thử thách quá lớn đối với vị nữ nhiếp chính. Nhưng cũng nhờ có Ỷ Lan cáng đáng việc nước, biết đề ra kế sách đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống
Cảm cái ơn ấy, cũng là bày tỏ sự sùng bái một tài năng siêu việt, nhân dân Đại Việt đã tôn trọng phong Ỷ Lan là Quan Âm nữ. Đánh giặc lâu không thắng, lo nước không yên, Vua Lý Thánh Tông trao quyền thiết chế cho Thái uý Lý Thường Kiệt đem 1 cánh quân nhỏ quay về. Đến Châu Cư Liên hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua muôn trùng khó khăn, giữ được thái bình thịnh trị - Vua quyết tâm lại quay ra trận, đánh cho kỳ thắng mới về.
 
Năm 1072, Vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, Triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng Ỷ Lan trở thành Hoàng Thái Hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt trở thành nguyên soái thì nước Đại Việt lại khởi sắc nhanh chóng thịnh cường.
Ỷ Lan đã thi thố những biện pháp dựng nước yên dân khiến cho thế nước và sức dân mạnh hẳn lên. Bởi vậy năm 1077, khi Tống triều mang đại binh sang xâm lược, với toàn quyền điều khiển triều đình, Ỷ Lan đã huy động được cả dân tộc vào trận, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trường đè bẹp quân thù. Nhờ “bà Tấm” Ỷ Lan, nhân dân Đại Việt đã ra khỏi cuộc chiến tranh với hào quang chiến thắng quanh vương miệng và nước Đại Việt bước nhanh trên con đường cường thịnh.
   
Đặt chân vào ngôi đền làm cho mọi người cảm thấy sự yên bình, thanh tịnh bởi đó là những kiến trúc đẹp, những hàng cây lá xanh tốt. Quần thể di tích đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan còn có tên gọi chùa “bà Tấm”, đền “bà Tấm” – chùa Cả, đền Cả.
Tấm văn chỉ 
Đền được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, là nơi phụng thờ bà ngay chính trên quê hương Người. Chùa có tên “Linh nhân Tự Phúc Tự” do chính Linh Nhân hoàng thái hậu (Ỷ Lan) xây dựng khánh thành vào tháng 3 năm Ất Mùi 1115, đền kiến trúc theo lối cung đình, thời Lý, có 72 cửa thuộc loại cổ nhất nước ta. 
Trong đền và chùa hiện còn nhiều hiện vật quý và hiếm. Nổi tiếng là đôi sư tử điêu khắc bằng đá, Sư tử được tạc từ 1 khối đá lớn cao 1.2m, rộng 1.36m trong tư thế nằm phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại, tạo cho chúa sơn lâm một vẻ đẹp, vừa uyển chuyển, vừa oai hùng mạnh mẽ - các chi tiết: đôi mắt to, lồi hẳn ra ngoài, ẩn dưới đôi lông mày rậm, mũi hở, hàm răng đều đặn, răng nanh to, nhọn và khoẻ, nhất là chân mập, có những móng cong sắc, quắp chặt, khiến cho người xem thấy rõ chúa sơn lâm ẩn tàng sức mạnh phi thường.
 
Tuy nhiên bằng nghệ thuật điêu khắc khéo léo tuyệt vời, bằng cách sử dụng nhiều hoạ tiết đan móc khi thì gợi nhớ tựa lưng vào nhau thành đường viền quanh miệng, khi thì to sù ở trên vai, khi lại xếp thành những bông hoa hé nở ở móng chân, khiến cho người xem có ấn tượng con vật đang sống vẫn thở nhịp nhàng. Cũng khác những con sư tử thường thấy điêu khắc ở các đình chùa; sư tử trong đền thờ Ỷ Lan đang vờn hòn ngọc, đồng thời trên trán được trổ chữ “vương” khẳng định vị trí chúa tể muôn loài, bảo vệ vật báu của đất nước.
Đây là một công trình nghệ thuật điêu khắc tuyệt tác, một hiện vật cổ quý và hiếm ở Việt Nam, và còn cả ở khu vực Đông Nam Á. Trong cung còn 2 khám cổ thời Mạc hiện tìm thấy, các máng chạm trên khám như hoa lá, rồng phượng đều có giá trị về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Việt Nam.

Tượng sấu đá trong sân đền Bà Tấm 
Trong đền và chùa “bà Tấm” còn có một thành bậc bằng đá liền khối điêu khắc rồng lân thời Lý đang chạy xuống, dài 1.3m, cao 0.8m hành chục tấn; và nhóm tượng ba ông tam thế ngồi trên đầu hai con sư tử cao 4m, tạc bằng những khối đá rất tinh xảo, cũng là những hiện vật độc đáo đã trải qua gần 9 thế kỷ, còn lại đến ngày nay.
Đặc biệt còn đôi câu đối ở đền từ cổ xưa ghi rõ: “Thập bát tử, diêu phỏng thế tại tam truyền chiêu lênh thục” – “Bách dư sở tự quán địa lưu cố trạch tối linh thanh”. (có nghĩa: đời nhà Lý thứ 3 kén được người con gái đẹp, có đức và có tài. Trên đất nước ta có trên 1 trăm nơi thờ nhưng đây chính là quê hương của Bà được lưu truyền đến ngày nay và rất linh thiêng).

Đền chính thờ thái hậu Ỷ Lan với đôi câu đối 
Tượng Nguyên Phi Ỷ Lan được tạc rất đẹp, khi Bà là Nguyên Phi cùng tượng 6 vị cung nữ trong triều. Hiện nay nước ta có 72 nơi lập đền thờ bà. Nhưng đền chùa và đền thờ Ỷ Lan được xây dựng ở Dương Xá ngay chính trên quê hương Bà. Đền Nguyên Phi Ỷ Lan không chỉ là nơi thờ phụng một danh nhân lịch sử văn hoá nổi tiếng của nước nhà mà còn là điểm di tích cách mạng rất đáng trân trọng của dân tộc. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa đây là nơi được đón các đồng chí Trung ương và xứ uỷ Bắc Kỳ như Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp…đi về hoạt động.
 
 Hàng năm nhân dân trong vùng đã kéo về mở hội truyền thống suốt 3 ngày (19,20,21 tháng 2 âm lịch) tại Dương Xá. Hoà cùng với cả nước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm cùng với UBND xã Dương Xá đã tôn tạo trùng tu ngôi đền và xây dựng tượng đài Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan,  ngôi tượng này đang được thực hiện với chiều cao 9.1m nặng 25 tấn đồng. 
 
Ngoài ra, còn có bức phù điêu đá xanh Thanh Hoá 31.2m và vườn hoa, cây cảnh, hồ bán nguyệt do công ty  Mỹ Thuật xây dựng đảm nhận thiết kế và thi công với chi phí gần 19 tỉ VNĐ. Dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 2/9/2010. Đây thực sự là một công trình nghệ thuật độc đáo. Đền Nguyên Phi Ỷ Lan với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hoá nhà Lý, vừa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc lại vừa mang giá trị nghệ thuật cao. Trong tương lai không xa, nơi đây còn trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với khách trong nước và nước ngoài.

Garco Dragon Hotel ở 765A Nguyễn Văn Linh, Q.Long Biên là điểm nghỉ ngơi lý tưởng cho bạn.
 Với kiến trúc mang phong cách Pháp cổ điển xen lẫn trang thiết bị phòng khách hiện đại, cùng đội ngũ nhân viên am hiểu địa phương, chuyên nghiệp và tận tình luôn sẵn sàng chào đón và phục vụ Quý khách.

Garco Dragon Hotel nằm ngay cạnh Tổng công ty May 10, giữa khu công nghiệp Sài đồng, khu công nghiệp Đài tư, cách khu đô thị Việt Hưng và khu đô thị Vincom Village chỉ 10 phút lái xe, hay cách trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội chỉ 2km.. thực sự là một điểm dừng chân nghỉ ngơi lý tưởng và phù hợp cho Quý khách khi đến làm việc tại địa bàn quận Long Biên, Gia Lâm và các vùng lân cận.

Các điểm tiếp theo:

Đền Ghênh

Đền Ghênh, đền ghênh, ghênh, hưng yên

Ỷ Lan là một phụ nữ đức hạnh, tài, sắc vẹn toàn. Bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử nắm quốc quyền, hai lần nhiếp chính thay vua trị vì đất nước. Bà có công xây dựng nhà Lý thành một quốc gia cường thịnh, giữ nước yên dân bằng tấm gương sáng kết hợp cả pháp trị và đức trị.
Ỷ Lan là một phụ nữ đức hạnh, tài, sắc vẹn toàn. Bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử nắm quốc quyền, hai lần nhiếp chính thay vua trị vì đất nước. Bà có công xây dựng nhà Lý thành một quốc gia cường thịnh, giữ nước yên dân bằng tấm gương sáng kết hợp cả pháp trị và đức trị.
 Năm 1066, Ỷ Lan sinh hạ Càn Đức, người kế nghiệp mà cả vương triều Lý cầu mong. Càn Đức được phong làm Hoàng thái tử, Ỷ Lan được phong Thần phi. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt đánh dẹp giặc Chiêm, Ỷ Lan được giao điều khiển triều chính. Ỷ Lan đã đoàn kết, đảm bảo hoạt động của bộ máy triều chính, cứu dân đói, trị tham nhũng, góp phần chi viện cho trận tiền chống quân Chiêm ở phương Nam. Tháng Giêng năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông qua đời. Hoàng thái tử Càn Đức nối ngôi, lấy vương hiệu là Lý Nhân Tông, tôn Ỷ Lan làm Hoàng thái phi, nắm ngôi nhiếp chính (1073). Lần nhiếp chính này, Ỷ Lan đã thực sự nắm quyền triều chính, quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước. Bà chuẩn y cho Lý Thường Kiệt mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược bằng cuộc tiến công phá địch, không cho chúng kịp chuẩn bị, tiêu hao lực lượng, đẩy chúng vào thế bị động ngay từ đầu và giành điều kiện có lợi nhất cho cuộc kháng chiến của ta.
Bà Ỷ Lan có công đưa ca múa dân gian vào cung đình, làm cho vua quan đến dân chúng đều yêu mến nghệ thuật ca múa dân tộc. Bà cùng vua Lý Nhân Tông cho đắp đê chống ngập lụt, khởi đầu việc đắp đê ngăn lũ ở nước ta, khuyến khích phát triển nông nghiệp, làm thủy lợi, nghề thủ công, cấm giết trâu bò cày, có chính sách thuế hợp lý, dùng gấm vóc Việt may phẩm phục triều đình, không dùng hàng ngoại. Bà chủ trương phát triển nghề nuôi tằm, dệt vải. Ngay trong kinh thành Thăng Long, Ỷ Lan đã cho xây dựng các khu nuôi tằm, lập các xưởng dệt. Bà còn quan tâm tới phụ nữ bất hạnh, đến phát triển văn hóa Phật giáo.
Trên 40 năm gián tiếp hay trực tiếp nắm quyền triều chính bà Ỷ Lan đã làm được nhiều việc lớn lao, ích nước, lợi dân khiến đương thời và hậu thế đều kính phục. Năm 1115, khi 71 tuổi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan về hẳn quê nhà ở Ghênh Sủi. Triều đình nhà Lý đã cho xây tại Ngọc Kinh một Thủy Lâu đài để bà tiếp khách triều đình, nghỉ ngơi và tu tại gia. Sau khi bà mất ngày 25/7 âm lịch, năm Đinh Dậu 1117, Thủy lâu đài được sửa sang thành đền thờ bà, gọi là đền Ghênh. Đền Ghênh được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, chia làm ba phần gồm có chính tiền tế, bái đường và hậu cung, chính điện quay về hướng nam, nhìn xuống Tam giao thủy. Từ phía xa đã nhìn thấy tam quan của đền được xây dựng theo kiến trúc cổ, đi vào trong sân đền có một phiến đá rất lớn để nhân dân đặt đồ tế lễ.
Toàn bộ ba tòa ở đền được xây dựng trên nền cao có 9 bậc lên xuống bằng đá hoa cương gọi là cửu trùng, ở hai bên cửa lên xuống có hai phỗng đá quỳ khoanh tay, đánh dấu sự quy hàng của vua Chiêm Thành. Tiền tế là nơi tế lễ, biểu diễn văn nghệ trong những ngày lễ hội, trong bái đường với những lễ khí lộng lẫy, còn treo những bức hoành phi câu đối cổ. Hai bên nhà tiền tế mới được xây dựng thêm hai dãy nhà để làm nơi đón tiếp khách thập phương đến dâng hương. Hậu cung còn bức đại tự: “Mẫu nghi thiên hạ” và đôi hàng câu đối cổ nói về công đức của Bà. Tượng của đức Thái Hậu Ỷ Lan được đặt trong long kiệu sơn son thiếp vàng có 6 vị nữ đứng hầu cùng nhiều đồ thờ bằng gỗ và gốm sứ. Sau đền có hai giếng nước trong xanh quanh năm không bao giờ cạn gọi là mắt rồng, trên bờ có hai cây đa cổ thụ lớn nhất vùng gọi là mi rồng, bên phải đền có một cái ao to là nơi biểu diễn múa rối vào những ngày hội lớn. Chính giữa hai hồ nước là nhà điện Mẫu, thờ Tam tòa Thánh Mẫu, công đồng và hội đồng các quan.
Sát bên phải đền là chùa, trước cửa trồng cây hoa ngọc lan, tượng trưng cho tên của Bà. Cạnh cây hoa Ngọc Lan là mô hình tháp Kính Thiên được xây bằng đá. Đền còn có bia đá ghi lại những năm xây dựng, trùng tu tôn tạo đền. Đền Ghênh là một công trình kiến trúc mang phong cách triều đại nhà Lý, là nơi lưu dấu ấn lịch sử của Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, một người phụ nữ tài đức vẹn toàn, một bậc mẫu nghi thiên hạ đã suốt đời vì dân, vì nước.

Cụm di tích Đền – Chùa Bà Tấm

Cụm di tích Đền – Chùa Bà Tấm, cum,di,tich,den,chua,ba,tam

Cụm di tích đền - chùa Bà Tấm thuộc địa phận xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Di tích nằm ở phía Đông và cách khu vực nội thành Hà Nội gần 20km. Từ trung tâm thành phố, qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 5 đi Hải Phòng khoảng 8km thì đến địa phận xã Dương Xá. Di tích nằm bên trái, liền kề đường quốc lộ.
Theo sử sách và truyền thuyết dân gian, cụm di tích đền - chùa Bà Tấm được xây dựng từ thời Lý. Sự ra đời của di tích gắn với Nguyên phi, Hoàng thái Hậu Ỷ Lan - một nhân vật kiệt xuất của vương triều nhà Lý. Sử cũ cho biết: Nguyên phi Ỷ Lan giỏi việc trị nước (hai lần nhiếp chính), khiến nhân tâm hoà hợp, đất nước thanh bình, dân gian sùng Phật, tôn bà là Phật Bà Quan Âm. Các huyền thoại, truyền thuyết về Bà phủ trùm lên một vùng văn hoá lịch sử của xứ kinh Bắc xưa. Bà được dân gian gọi là bà Tấm - là hiện thân của lòng bao dung, đức độ và những điều tốt lành. 
Bà đã cho xây dựng nhiều chùa, tháp (hơn 100) nổi tiếng, tồn tại đến tận ngày nay như: Chùa Dạm, 1086 (Quế Võ - Bắc Ninh); chùa Một Mái ở Hoàng Xá, 1099 (Quốc Oai - Hà Tây); chùa Phật Tích, 1100 (Tiên Sơn - Bắc Ninh); chùa Báo Ân, 1100 (Động Sơn - Thanh Hoá); tháp Chương Sơn, 1108 (Ý Yên - Nam Định). Và ở quê hương của bà, hương Thổ Lỗi đã được đổi thành hương Siêu Loại, vào năm 1115 Bà đã cho xây dựng ngôi chùa Linh Nhân tư Phúc tự (Bà Tấm là tên gọi được dân gian thường dùng). Vào năm 1117, khi Ỷ Lan qua đời, ngôi đền thờ Bà cũng được xây dựng. Từ đó đến nay, đền - chùa Bà Tấm là nơi hành lễ thờ Phật và cũng là nơi tưởng niệm của nhân dân trong vùng. Trong quá trình tồn tại, đền - chùa Bà Tấm luôn được sửa chữa, trùng tu và xây mới. Văn bia cho biết vào thế kỷ XVI, XVII, XVIII, các vương phi, quận chúa họ Trịnh nhiều lần công đức tiền của cùng nhân dân xã Dương Xá, Dương Nguyễn tu bổ lại chùa.
Cụm di tích chùa - đền Bà Tấm vốn được xây dựng trên một gò đất cao, rộng, nằm bên hữu ngạn dòng sông Thiên Đức nổi tiếng (phía bên Tả ngạn là chùa Báo Ân thời Trần, gắn liền với cuộc đời tu hành của vua Trần Nhân Tông). Trải qua quá trình tồn tại, mặt bằng di tích có nhiều thay đổi, hiện nay còn có chùa, đền và nhà thờ mẫu cùng một số đơn nguyên kiến trúc kề cận. Mặc dù các công trình kiến trúc đều được xây dựng gần đây (đền xây khoảng nửa đầu thế kỷ XX, chùa xây khoảng những năm 1980), song, đây vẫn là một không gian linh thiêng, thể hiện trong lễ hội tổ chức trang trọng hàng năm vào các ngày 19/2 và 25/7 Âm lịch. Theo lời kể của nhân dân trong vùng, hội đền Bà Tấm có qui mô rất to lớn, không chỉ có Dương Xá, Dương Nguyễn tổ chức mà kéo dài suốt từ Phú Thị cho tới Văn Lâm (Hưng Yên).
Hiện nay, trong chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý, phản ánh lịch sử và quá trình tồn tại, các lần trùng tu, sửa chữa di tích... Đáng chú ý nhất là 2 tượng sư tử (bệ thờ), kích thước rất lớn, 1 thành bậc trang trí sấu, chim phượng, cúc dây nổi tiếng được nhiều nhà nghiên cứu biết tới, cùng các di vật đất nung trang trí kiến trúc thời Lý đang được lưu giữ tại di tích.Ngoài ra, còn có nhiều bia đá thời Lê và Nguyễn (1 bia niên hiệu Dương Hoà năm thứ 7 - 1641; 1 bia niên hiệu Hoằng Định năm thứ 17 - 1617; 2 bia niên hiệu Đức Long năm thứ 7 - 1635; 1 bia niên hiệu Bảo Đại năm thứ 18 - 1943) và hệ thống chân tảng, trong đó đáng chú ý là các chân tảng bằng đá sa thạch thời Lý - Trần và nhiều di vật khác thời Lê - Nguyễn.  
Nhận thấy những giá trị lịch sử - văn hoá đang tiềm ẩn nơi đây, trong chương trình nghiên cứu khảo cổ học kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội, VP. Ban Chỉ đạo Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã tiến hành điều tra, thám sát và khai quật khảo cổ học tại cụm di tích này. 

Làng nghề Kiêu Kỵ

Làng nghề Kiêu Kỵ, làng nghề kiêu kỵ, kiêu kỵ, gia lâm, hà nội

Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 15km về phía đông bắc. Kiêu Kỵ là nơi duy nhất trong cả nước làm nghề vàng, bạc quỳ.
Ông tổ của nghề dát vàng, bạc quỳ ở Kiêu Kỵ là Nguyễn Quý Trị. Ông sinh ra và lớn lên ở làng Hội Xuyên, xã Liễu Trai (Hải Dương), đỗ tiến sĩ thời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786). Năm 1763, khi làm quan đến chức Binh Bộ Tả Thị Lang – Hàn lâm Viện trực học sĩ, ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc và đã học được nghề làm vàng, bạc quỳ để sơn thếp lên câu đối, hoành phi... Khi về nước, ông truyền lại nghề cho dân làng Kiêu Kỵ bởi nơi đây nằm cách kinh thành Thăng Long không xa, thuận tiện cho việc sơn son thếp vàng, thếp bạc các công trình kiến trúc của vua chúa và đền, chùa, miếu, điện ở kinh đô. Nhằm tưởng nhớ đến công ơn của ông, dân làng Kiêu Kỵ đã lập điện thờ và tôn ông làm tổ nghề.
Trong những năm gần đây, nghề làm vàng, bạc quỳ ở làng Kiêu Kỵ đã phát triển thành hai loại: làm vàng, bạc quỳ cựu và làm bạc quỳ tân. Trong đó, vàng và bạc quỳ cựu được làm từ vàng, bạc thật, còn bạc quỳ tân được làm từ thiếc. Để làm ra vàng, bạc quỳ tân, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn như: chế biến mực, pha giấy dó, đập và bóc giấy quỳ, lướt mực và đập giấy quỳ giống, pha giấy khấu làm lá quỳ vỡ, lướt mực và đập giấy quỳ vỡ, cán vàng và bạc, đánh vỡ, cắt dòng, đánh quỳ, trại quỳ thu thành phẩm. Mỗi công đoạn lại có nhiều khâu nhỏ hơn, lên tới gần 40 khâu khác nhau mới cho ra thành phẩm. Không chỉ tốn công, nghề làm vàng, bạc quỳ còn đòi hỏi ở người thợ sự kiên trì, tinh xảo. Những thỏi vàng, bạc thật được cán và đập cho mỏng thành những miếng diệp có kích thước 1cmx1cm rồi được đánh vỡ và cắt thành 9 đến 12 miếng đều nhau để nong vào giấy quỳ giống – một loại giấy gió mỏng và dai, được lướt nhiều lần với mực pha bằng bồ hóng và keo da trâu. Sau khi nong các miếng diệp vỡ vào giữa các giấy quỳ giống thành từng quỳ, người thợ xếp quỳ vào lồng và đặt lên bếp lò sấy nóng trong một đêm. Sau đó, quỳ được lấy ra rồi đập bằng búa tay cho đến khi miếng diệp bên trong mỏng dính, dàn đều ra 4 cạnh của lá quỳ (kích thước 5cmx5cm) là được. Công đoạn cuối cùng là dùng một chiếc bay nhỏ để gỡ các lá vàng, bạc quỳ ra rồi nong vào giữa các miếng giấy bản nhỏ cũng có kích thước 5cmx5cm.
Tất cả các khâu trong quy trình làm vàng, bạc quỳ đều được tiến hành theo trình tự rất nghiêm ngặt. Chỉ khâu chế biến mực, cán vàng bạc và đánh quỳ là được làm ở chỗ mát, thông thoáng. Còn các khâu còn lại đều phải làm trong nhà kín gió. Đặc biệt, ở khâu thu hồi sản phẩm cuối cùng, người thợ phải xoa phấn rôm vào tay cho khỏi dính quỳ. Theo các nghệ nhân có nhiều thâm niên trong nghề làm vàng, bạc quỳ thì khâu làm giấy quỳ giống và giấy vỡ là quan trọng nhất, có tính quyết định đến chất lượng của sản phẩm.
Sản phẩm vàng và bạc quỳ do dân làng Kiêu Kỵ làm ra không chỉ đáp ứng được nhu cầu tôn tạo, sửa chữa các công trình kiến trúc cổ trong cả nước như: đình, đền, chùa, miếu… mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước châu Á, châu Âu. Năm 2010, để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 – 2010), UBND thành phố Hà Nội đã chọn Kiêu Kỵ là một trong 5 làng nghề được trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại công viên Bách Thảo trong dịp Lễ hội Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội.

Cùng thưởng thức bánh đúc của người Hà Nội

Các bạn trẻ hiện nay nghe đến bánh đúc cứ ngỡ nó là món quê nhà nhưng trong Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng thì bánh đúc được nhà văn dành cho những lời tán tụng hết mực. Những người lớn tuổi hơn một chút thì nhớ dư vị bánh đúc trong tiếc nuối “Giờ khó kiếm được bánh đúc mà ăn”.

Bánh đúc có lẽ là món ăn có nguyên liệu đơn giản nhất. Không thấy có chuyện tích nào về bánh đúc nhưng dân gian xưa đã có câu “Bánh đúc, cá kho bán bò trả nợ”. Chắc chắn loại bánh được làm từ hạt gạo với cung cách hết sức giản đơn này có từ rất sớm. Bao đời qua vẫn không ai cách tân hình dáng, cách làm, cách ăn bánh đúc. Tất cả vẫn cứ như ngàn xưa, mộc mạc, giản dị. Mà cũng khó có thể kể ra loại bánh nào rẻ hơn bánh đúc. Bánh đúc đơn giản là thế nhưng dưới gu ẩm thực đa dạng của người Hà Nội thì lại có rất nhiều cách để thưởng thức. Phổ biến nhất là ăn bánh đúc với nộm, ăn bánh đúc với nham, bánh đúc chấm tương và bánh đúc hành mỡ. Mỗi loại lại có một cái thú riêng mà ai đã một lần ăn thì khó lòng quên.
Ai thích thưởng thức trọn vẹn cái mát “dịu dàng, thơm tho, bát ngát như hít hà cả hương thơm của một vườn rau xanh vào lòng” thì hãy chọn cho mình bánh đúc ăn kèm với nộm. Miếng bánh bóng, giòn lại thoang thoảng mùi thơm của giá trần, của vừng rang, của chanh cốm thì còn gì bằng. Thêm một ít rau ghém, một tí chuối non thái nhỏ để món ăn phảng phất mùi ngan ngát. Mấy thứ nguyên liệu đồng quê đơn giản vậy thôi mà đã làm thành một món ăn say lòng người thành phố. Người Hà Nội đặc biệt thích món bánh đúc nộm này.

Bánh đúc nham cũng gần giống bánh đúc nộm nhưng ngấy hơn một chút. Có khác là ở chỗ người ta thay giá trần bằng hoa chuối bao tử thái nhỏ, gia giảm thêm một tí mắm chưng. Án bánh đúc theo cách này lại được thưởng thức cái cảm giác nhẹ nhõm, lâng lâng.

Bánh đúc mỡ hành được ăn kèm với đậu rán để nguội, chấm một thứ nước mắm chua dầm ớt. Nếu thiếu đậu có thể thay bằng thịt quay hoặc chả lợn. Tuỳ theo sở thích từng người mà có thể ăn nóng hoặc nguội nhưng cái độ ngậy thì ăn kiểu gì vẫn cứ vẹn nguyên. Nhưng có lẽ được chuộng nhất là bánh đúc chấm tương. Món này vừa ngon lại vừa rẻ tiền, mà cũng thể hiện được rõ nhất cái nét chân quê mộc mạc của thứ quà bánh dân dã. Cứ một đĩa bánh đúc, một bát tương là ngồi xì xụp, thấy đời thật đơn giản. Ai thích ăn cay thì dầm thêm tí ớt cho nổi vị hoặc muốn đậm đà hơn thì thêm miếng đậu phụ nguội xé nhỏ.

Đậu mềm, tương dịu ngọt, bánh đúc không mỡ màng nên dễ ăn và không ngán. Cái món quà ấy mà ăn vào một buổi trưa hè thì có khác gì người hiện đại uống một ly trà mát lạnh. Đến bây giờ, bánh đúc vẫn còn bán nhưng rất hiếm và có lẽ cái hương vị ngày nào của nó cũng không còn nguyên vẹn. Vậy nên món quà quê thơm ngon ấy mãi còn là những dư vị khó quên của một thời, một đời.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét