Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Lễ hội đền Hai Bà Trưng

Lễ hội đền Hai Bà Trưng, lễ hội đền hai bà trưng, lễ hội đền hbt, đền hbt, hai bà trưng, hbt
Vị trí: xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội
Từ triều nhà Lý đến nay, nhân dân các làng Hạ Lôi (Mê Linh), Hát Môn (Hà Tây), Đồng Nhân (Hà Nội), là ba nơi chính lập đền thờ và tổ chức lễ hội tưởng nhớ Hai Bà; nhưng ở mỗi địa phương, lễ hội lại có sắc thái riêng, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của từng vùng.
Tết đến, xuân về, mời bạn ngược sông Hồng, về vùng đất cổ Mê Linh thăm viếng Hai Bà Trưng để tĩnh tâm và bồi đắp lòng tự hào, tự tôn của dòng giống Lạc Hồng.
Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" sau khi Hai Bà Trưng tạ thế, nhân dân ở nhiều nơi đã lập đền thờ để ghi nhớ công đức của Hai Bà. Trong số 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh, thành phố trong cả nước (riêng huyện Mê Linh có 25 di tích ở 13 xã).

Trong đó, đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là có ý nghĩa quan trọng nhất bởi ở đây không chỉ là nơi lưu lại dấu thiêng về 2 vị nữ anh hùng thời thơ ấu, lúc bình sinh, mà còn là nơi lưu niệm về quá trình chuẩn bị khởi nghĩa Hai Bà Trưng của dân tộc hồi đầu Công nguyên.
Hàng ngàn người tham gia lễ rước. 
Lễ hội đền Hai Bà Trưng 2010 vừa được long trọng tổ chức tại Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội-quê hương của Hai Bà và cũng là nơi Hai Bà xưng vương, lập đô sau khi đã đánh tan giặc ngoại xâm.
Lễ hội được tổ chức hàng năm là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc - Trưng Nhị và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Du khách đến hội được xem biểu diễn các điệu múa truyền thống đất Thăng Long.
Ở Đồng Nhân là lễ rước nước và múa đèn, ở Hát Môn là dâng cúng 100 chiếc bánh trôi, tượng trưng cho Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm con Lạc Hồng; còn ở Hạ Lôi - Mê Linh, nơi Hai Bà phất cờ khởi nghĩa và đóng đô, nét độc đáo nhất của lễ hội là lễ giao kiệu. Hội được tổ chức từ mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng
Trước đó, từ mồng 4 tháng giêng, dân làng đã làm lễ mộc dục, thay bao sái tượng Vua Bà chứ không theo lệ thường ra sông múc nước về tắm tượng Thánh. Sau đó ngày mồng 4 và 5 làng Hạ Lôi tổ chức lễ tế Hai Bà ở đình làng cùng với Thành hoàng làng là 4 vị tướng - 4 anh em ruột Đô, Hồ, Bạch, Hạc đã phù Thánh Tản Viên dựng lại nghiệp đế họ Hùng.
 
Trong tâm thức người Việt, hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân xung trận, đánh tan quan quân nhà Hán giành độc lập cho dân tộc sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ là một kỳ tích trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Sử sách đã hết lời ca tụng Hai Bà. Người Việt Nam xem Hai Bà là anh hùng của dân tộc nên đã lập đền thờ ở nhiều nơi.

Lễ rước kiệu vua, voi chiến cùng các lễ vật từ Đình Hạ Lôi đến Đền thờ Hai Bà Trưng.
Trong lễ rước hai Vua Bà từ Đền về Đình, gồm: 2 cỗ voi, 2 cỗ ngựa, đội thanh nữ mặc áo trắng khênh kiệu, đội nữ binh hộ giá mặc áo nâu, quấn xà cạp, vác gươm, hai đội nữ rước hai kiệu, đội mệnh bái mặc áo tế xanh có triện, đội nhạc công, xinh tiền, đội vác cờ súy, gươm trường, bát bửu, tán, lọng...

Người dân trong xã Mê Linh đóng vai quân lính Hai Bà Trưng năm xưa
Đội nữ binh gươm giáo sáng lòa
Cùng với người dân địa phương, hàng nghìn du khách trong, ngoài nước đã về đây tụ hội, dâng hương tưởng nhớ công lao chống giặc giữ nước của Hai Bà.

Đi hội đền Hai Bà Trưng là niềm vui trong những ngày đầu xuân của các cụ bà ở thôn Hạ Lôi.
Dân ven đường đặt mâm lễ trước cửa cầu mong vua Bà đem may mắn, hạnh phúc
Lễ hội đền Hai Bà Trưng hấp dẫn muôn khách thập phương.
Nét độc đáo nhất trong lễ rước kiệu Hai Bà ở Hạ Lôi, khác hẳn Hát Môn và Đồng Nhân, chính là nghi thức giao kiệu: Bắt đầu lễ rước kiệu, từ Đền ra, kiệu Trưng Trắc đi trước. Ra đến đường kéo quân để về đình làng, thì kiệu Trưng Trắc né sang để kiệu Trưng Nhị đi trước. Đến cổng đình, kiệu chị đi trước, kiệu em đi sau. Hai bên nghênh đón hai Vua Bà, với ý nghĩa tượng trưng Vua từ kinh đô Mê Linh về thăm làng.

Đoàn rước bắt đầu từ đình làng, nơi thờ Đức ông Thi Sách

Hàng ngàn người xem rước kiệu  về đền thờ Hai Bà 
Trong đám rước tưng bừng, rộn rã tiếng chiêng, trống của phường bát âm, hai bên nam nữ hát đối, tương truyền bài hát có từ thời Hai  Bà Trưng, cổ vũ quân sĩ đánh giặc.
 
Cuộc tế lễ trang trọng diễn ra tại đình làng Hạ Lôi. Sáng mồng 6, vào chính hội, dân làng tiễn Hai Bà về kinh đô lên Đền. Và thứ tự rước kiệu ngược lại so với hôm về đình làng: Kiệu Thành hoàng và tướng Cốt Tung đứng hai bên sân bái Hai Bà về kinh, kiệu chị đi trước kiệu em; sau 2 lần giao kiệu ở cổng đình và đường kéo quân đến cổng Đền thì kiệu em né sang phải để kiệu chị lên trước vào Đền.


Cung nghinh kiệu vào đền
 
Trong không khí linh thiêng của lễ hội, vị chủ tế trang trọng đọc lời thề của Hai Bà: “Thiếp là Trưng nữ dấy binh dẹp giặc, che chở dân lành, thu phục lại muôn vật cũ của tổ tông, không phụ ý trời, thỏa nguyện nơi đền miếu của bậc đế vương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối”.

Mâm lễ của người dân xã Mê Linh trong ngày hội.
Người dân địa phương dâng lễ lên Hai Bà 
Từ mồng 7 đến mồng 10 tháng giêng, là lễ viếng lục bộ nữ tướng, cầu phúc, yến hạ - khao quân, tạ lễ. Nhân dân Mê Linh và khách thập phương về dự lễ hội, hái lộc cầu may. Các trò chơi dân gian (đánh đu, đánh cờ người, cờ tướng, chọi gà, đấu vật) diễn ra náo nhiệt trong tiếng trống rộn rã.
Màn nghệ thuật tái hiện hình ảnh Hai Bà phất cờ khởi nghĩa
Ngày nay, quần thể di tích lịch sử quốc gia Đền Hai Bà Trưng cơ bản đã hoàn thành. Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích lịch sử văn hoá linh thiêng không chỉ của người dân Mê Linh mà còn với người dân cả nước. Đây là minh chứng cho tinh thần yêu nước, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Lễ hội là hoạt động tưởng nhớ công ơn Hai Bà, cũng là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Khách Sạn Đại Hoàng Gia ở Km 5 cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, H. Đông Anh là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn,
Tất cả các phòng nghỉ của Khách Sạn Đại Hoàng Gia được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại: tivi, tủ lạnh, máy điều hoà, điện thoại, phòng vệ sinh rộng rãi, sạch...
Khi du khách đến lưu trú: Nếu thời gian lưu trú dài Khách sạn sẽ có hình thức khuyến mại giảm giá cho khách hàng và mức giảm giá tỷ lệ thuận với thời gian du khách lưu trú tại Khách sạn.

Sau đó thăm đền Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng làm rạng rỡ non sông Việt Nam, dân ta Việt Nam, làm vẻ vang phụ nữ Việt Nam, đem lại vinh dự tự hào cho Mê Linh xã - Vĩnh Phúc ngày nay, vùng đất anh hùng đã sinh ra người nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc và một thời tuy không dài là đất đế đô. Đó là Kinh đô Mê Linh thời Trưng Nữ Vương "

  Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 sau CN), thời đại Hai Bà Trưng (40 - 43 sau CN), được mọi người dân Việt Nam biết đến với niềm tự hào và kính trọng sâu sắc. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, trong cả lịch sử nhân loại, một cuộc khởi nghĩa do hai nữ Anh hùng lãnh đạo, đánh đuổi giặc ngoại xâm giành thắng lợi. Bà Trưng Trắc đã lên ngôi Vua, phong thưởng các tướng sĩ, cắt cử quan lại các cấp… Có thể nói, Hai Bà Trưng là người đầu tiên có công giữ nước, xây dựng nền độc lập, người đặt nền móng cho truyền thống đánh giặc, ý thức tự lập, tự cường của dân tộc ta.
Theo chính sử, Hai Bà Trưng quê ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, cha là quan Lạc tướng huyện Mê Linh nhưng mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (tên tục gọi là bà Man Thiện). Tương truyền, làng quê có nghề trồng dâu nuôi tằm, hai bà là chị em sinh đôi, bà chị có tên là Trưng Trắc (Trưng Trắc ý nói trứng lứa đầu), em gái có tên Trưng Nhị (ý nói trứng lứa sau). Hai bà được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dậy bảo nên khi lớn đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí tự lập.
Năm mười chín tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên (vùng Sơn Tây ngày nay) cũng là người có ý chí chống giặc Hán đô hộ. Một năm sau, ông Thi Sách bị viên quan Thái Thú nhà Hán là Tô Định giết. Căm thù giặc cướp nước, hận kẻ thù giết chồng, ngày 6 tháng Giêng năm Canh Tý (40 sau CN), được mẹ và thầy học cổ vũ, giúp đỡ, Bà Trưng Trắc cùng em gái Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa, quân dân trong vùng theo về rất đông tụ nghĩa dưới cờ. Trước lễ xuất quân, dưới ngọn cờ đào, bà Trưng tuốt gươm thề cùng trời đất, lời thề như lời hịch đầy hào khí, suốt hai ngàn năm sử sách và dân gian vẫn còn lưu giữ và truyền tụng…
http://diachiso.vn/Userfiles/Image/hn/shoppics/size2/huong%20vien/even/12.2_1.jpg
Cảm kích trước mục đích cao cả của cuộc khởi nghĩa và tấm lòng trong sáng của hai bà, biết đặt quốc thù, đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, nghĩa quân đã đồng lòng chiến đấu và chỉ trong một thời gian ngắn đã giải phóng 65 thành trì, thu giang sơn về một mối… Bà Trưng xưng Vương, thưởng các tướng sĩ, cắt cử người cai quản các vùng…

Có thể coi thời đại Hai Bà Trưng là triều đại phong kiến Việt Nam đầu tiên (dù còn sơ khai) trong lịch sử dân tộc. Năm 43 (sau CN), vua Quang Vũ (nhà Hán) lại sai tướng giỏi là Mã Viện mang đại binh sang đánh chiếm nước ta, một lần nữa Hai Bà Trưng lại cùng nghĩa quân phất cờ khởi nghĩa, sau nhiều trận chiến đấu quyết liệt, biết thế giặc quá mạnh không địch nổi, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Đất nước rơi lại vào đêm trường nô lệ…

Sau khi hai bà mất, nhân dân trong nước thuộc nhiều triều đại kính trọng lập đền thờ hai bà và các tướng lĩnh giỏi (phần lớn là nữ tướng) ở nhiều nơi. Chỉ tính riêng trên đất Vĩnh Phúc đã có 65 đền thờ Hai Bà Trưng và 66 tướng lĩnh.

 
Hàng năm, cứ đến ngày 6 tháng Giêng (ngày Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa), tại đền thờ hai bà ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, lại mở hội lớn, nhân dân trong tỉnh và cả nước nô nức kéo về dự, thắp hương thành kính biết ơn “Nhị Vị Đại Vương” đã có công xây dựng nền độc lập ngay từ buổi bình minh của dân tộc và tiếp tục cầu mong Hai Bà phù hộ cho quốc thái, dân an…
 
Đền thờ Hai Bà toạ trên một khu đất cao thoáng đãng. Theo thuyết phong thuỷ: Đền toạ lạc trên thế đất "Trán con voi trắng" trong hình cao “Bạch tượng uyên hồ” (voi trắng uống nước trong hồ), đến tận bây giờ vẫn còn vết tích của những nơi như ao Mắt Voi, vòi voi và hồ Ao bàng; phía trước là đường kéo quân của Hai Bà Trưng xưa kia chạy vòng phía trước Đền. Sau đền là khu vực thành cổ gồm 2 lớp: trong là thành, ngoài là quách, dân gian gọi là Thành Ống.
 
Tam tòa chính điện , phía trước là hồ Bán Nguyệt. Đền thờ Hai Bà Trưng hiện nay có các công trình: Tam quan, nhà tiền tế, nhà trung tế và hậu cung.

Từ ngày có Đảng, đặc biệt là những năm 1940 – 1945, Đền thờ Hai Bà Trưng trở thành nơi chở che, đi về, hội họp của các nhà lãnh đạo tiền bối Đảng ta như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo…

Ngay phía sau đền có cây Lụa già thân rỗng, trước đây là hòm thư bí mật của đồng chí Trường Chinh. Có thể nói, Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, Vĩnh Phúc và quần thể các di tích khảo cổ lịch sử, cách mạng xung quanh khu vực này là những di tích đặc biệt quý giá, vì nó không chỉ gắn liền với những thời kỳ lịch sử hào hùng, gắn liền với những danh nhân mở nước công tích như huyền thoại, mà những di tích như thành Ống, thành Dền, thành Vượn còn đang chứa đựng trong lòng nhiều điều bí ẩn đã bị lớp bụi của thời gian che lấp.

 

Đất nước sau bao cơn binh lửa đã trở lại thanh bình và đang phát triển. Việc mở rộng tôn tạo, nâng cấp Khu di tích lịch sử – cách mạng Đền thờ Hai Bà và các tướng lĩnh đã trở thành nhu cầu tinh thần to lớn của người dân cả nước.

Chả cá Lã Vọng

Chả cá ngày nay đã có ở một số thành phố lớn, nhưng cái "chất" đặc sản này thì truyền thống Thăng Long - Hà Nội vẫn có phong cách, bản sắc riêng. Ở đâu trên đất nước mình, chẳng có các bàn tay của mẹ, của chị tần tảo, khéo léo làm ra những món ăn vừa ngon vừa đẹp. Món "hải vị" chả cá đất Hà thành càng đòi hỏi bàn tay chế biến tinh xảo.
Những bữa ăn tươi trong gia đình ấm cúng, những bữa bạn bè một thuở lang thang trên phố, thết nhau món chả cá, đối với người Hà Nội trở nên một kỷ niệm không bao giờ quên.
Mấy cửa hàng chả cá Hà thành, từ đời ông, đời cha đến đời con, còn nhớ đến bao kỷ niệm, từ thời các sĩ phu, văn nhân cuối thế kỷ trước, đến các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, họa sĩ đã đến thưởng thức món ăn Hà Nội này. Một cách ăn tinh tế của cụ Nguyễn Tuân, một cái khề khà của Văn Cao, một cái nhỏ nhẹ của Vũ Trọng Phụng, một cái trầm tư của Tô Ngọc Vân. Mấy cửa hàng may mắn đã được các nghệ sĩ một thời "chiếu cố đến". Món chả cá khá cầu kỳ, chuẩn bị công phu. Vì nó mang nét văn hoá ẩm thực rất riêng Hà Nội.
Chả cá tốt nhất là làm bằng cá chiên hoặc cá lăng. Hai loài cá này thường sinh sống, vẫy vùng trên sông Hồng. Cá chiên hoặc cá lăng cỡ từ 2 kg trở lên còn tươi, làm sạch nhớt, đặt lên thớt, người làm cá dùng tay trái giương vây ngực vuông góc với thân cá, dùng dao mỏng cắt đúng điểm gốc vây ngực cho tới xương sống, lạng phanh thịt, lọc xương sống cho đến đuôi, lật thân cá sang bên kia, cũng làm như thế, ta được hai miếng thăn cá. Ðặt miếng thăn cá lớp da cá sát với thớt, cắt từng miếng ngang thớ, bản to, mỏng. Ðầu, xương và da để nấu canh chua. Còn miếng thịt cá được ướp gia vị, mì chính, hạt tiêu, nước riềng và nước nghệ, ít nước mẻ loãng (nếu không có nước mẻ thì dùng dấm bỗng). Thời gian ướp ít nhất cũng từ một đến hai giờ. Trước khi nướng, tẩm ít mỡ nước để nướng cá cho khỏi xác. Cho cá vào que tre làm thành từng gắp chả, rồi nướng chả vàng hai mặt. Cũng có thể dùng vỉ nướng chả (cần phết lớp mỡ lợn vào vỉ nướng chả để cá khỏi dính). Nướng bằng than hoa đỏ hồng, miếng cá chín vàng là được. Xếp một lớp cá với một lớp thìa là, hành rau thơm, rau mùi, từng lớp cho đến đầy bát to.
Bữa tiệc bắt đầu, bát cá được bày trên bàn. Dùng mỡ nước vừa rán đun thật sôi giội lên cá (món này phải ăn nóng). Nước chấm phải chế biến kỳ công, là mắm tôm hảo hạng, vắt chanh, một chút ớt cay, giầm nhẹ phảng phất cà cuống cho dậy mùi hấp dẫn. Món rau quả thật quan trọng đối với món chả cá. Những lát chuối xanh, ruột trắng nõn mang nhựa chát, đi cùng những lát khế thái mỏng xanh như ngọc, chua nhức lưỡi.
Lạc rang bùi thơm. Khay rau sống phong phú những sung, mơ, ngổ, thơm, đinh lăng, cọng hành nõn, miếng gừng vàng. Cạnh khay rau là đĩa bún. Bún lá, bún con. Bún xếp thành vỉ nhỏ, trắng muốt, mát lành cùng rau, cùng gia vị cay, cùng thịt cá thơm nướng chả. Nếu làm bữa ăn tươi ở nhà, có một cách nướng chả khác là thịt cá nướng vàng được ướp với thìa là, hành, rau thơm, rau mùi xếp vào từng bát nhỏ. Ðổ mỡ đun sôi trong lẩu, từng thìa cá có rau thơm nhúng vào lẩu mỡ. Ai thích ăn béo ngậy thì nhúng lâu, ai không thích ăn béo thì nhúng mỡ vừa phải. Nước chấm cũng như trên. cùng với lạc rang, chuối chát, khế chua, rau sống.
Cuối cùng là món canh chua. Sau khi ăn toàn món khô háo nước, thưởng thức thêm nửa bát bún canh chua sôi sùng sục, càng ngon miệng. Thế là ta đã thưởng thức đầy đủ hương vị của chả cá chiên, cá lăng.
Chả cá, phải từ từ ít một để thưởng thức vị thơm của cá nướng, vị ngọt đậm đà của cá chiên, cá lăng, vị chát của chuối, vị chua của khế, vị thơm các loài rau gia vị, mùi đặc biệt của cà cuống, mắm tôm, chanh, ớt cùng nhâm nhi ly rượu quê nhà. Chả cá, món ăn vừa sang trọng vừa thi vị mà dân Hà thành ưa chuộng, mà các nhà văn, nhà thơ bao thế hệ vừa thưởng thức vừa viết bao điều ca ngợi, đến muốn... thèm.
Chả cá Lã Vọng của Hà Nội cũng đã xuất hiện cả ở thành phố Hồ Chí Minh, nhất là ở các quận 1, quận 8, quận Phú Nhuận. Nhiều khách nước ngoài khi đến Việt Nam, thưởng thức món đặc sản này đã phải trầm trồ, thán phục nghệ thuật ẩm thực đến tinh tế, cầu kỳ của người Việt. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét