Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Sân bay Rạch Giá

Sân bay Rạch Giá , sân bay rạch giá, san bay rach gia
Vị trí: phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Cảng hàng không Rạch Giá thuộc địa phận phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, ở cách trung tâm thành phố Rạch Giá 7km về phía Nam, cách chợ Rạch Sỏi 1km về phía đông; phía đông và phía Tây nam Cảng hàng không là ruộng lúa ao hồ, phía Bắc giáp quốc lộ 80
Sân bay Rạch Giá nằm ở thành phố Rạch Giá, tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang, cực tây nam Việt Nam, thuộc sự quản lý của Cụm cảng Hàng không miền Nam (SAA), một cơ quan của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Cảng hàng không Rạch Giá hiện có một đường hạ cất cánh dài 1.500 mét, rộng 30 mét; Một đường lăn dài 85 mét, rộng 15 mét; Sân đậu máy bay có diện tích 5.500m2 với 5 vị trí đậu cho máy bay; Sân đậu ôtô có diện tích 2.356m2. Nhà ga hành khách có diện tích 426m2. Trang thiết bị phục vụ mặt đất có xe Nạp điện tàu bay, xe chở khách, xe chở hàng, xe cứu thương, xe cứu hỏa.

Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một khách sạn tại phú quốc cho bạn lựa chọn chẳng hạn như Khách Sạn Phước Thời ở 740 Nguyễn Trung Trực , Rạch Giá , Kiên Giang
 Du khách sẽ tìm thấy tất cả các tiện nghi tốt nhất ở mỗi phòng trong số 34 phòng của khách sạn 2 sao nổi tiếng này. Tất cả các phòng đều có máy sấy tóc, két sắt trong phòng, bàn cũng như các tiện nghi khác. Để làm kỳ nghỉ của du khách hoàn thiện hơn, khách sạn ở Rạch Giá này có dịch vụ phòng, nhà hàng, Wi-Fi ở khu vực công cộng, quán bar/tiệm rượu. Khách sạn có các tiện nghi giải trí và thư giãn cao cấp trong đó có mát xa. Với một loạt các tiện nghi nổi tiếng và đội ngũ nhân viên tận tình, thân thiện, không có gì lạ khi du khách vẫn tiếp tục quay lại Phuoc Thoi Hotel.

Sau đó thăm đền Nguyễn Trung Trực

Đền Nguyễn Trung Trực, đền nguyễn trung trực , đền ntt, nguyễn trung trực, ntt
Đình thần Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá) hay Đền thờ Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá) tọa lạc ở phía Tây trung tâm TP. Rạch Giá, là ngôi đình thờ ông sớm nhất & lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ ông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Địa chỉ hiện nay của đình: số 8, đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Cụ Nguyễn Trung Trực, anh hùng dân tộc, vốn là một người dân chài ở Bình Định. Nhân dân tỉnh Kiên Giang gọi Nguyễn Trung Trực bằng "Ông", "Cụ" hoặc "Cụ Nguyễn" vì kiêng gọi tên húy. "Cụ Nguyễn" bị giặc Pháp đưa ra pháp trường lúc mới 30 tuổi. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi nhưng rất hào hùng, với những chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Để tưởng nhớ đến ông, ở Kiên Giang có rất nhiều miếu thờ Cụ Nguyễn.
Sau khi Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp xử chém ngày 27 tháng 10 năm 1868 tại chợ Rạch Giá, những người dân yêu kính ông đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân (cá voi hay cá ông).
Đền thờ Nguyễn Trung Trực nằm ở phía tây của trung tâm thị xã Rạch Giá, trên đường Nguyễn Công Trứ. Mặt đền quay ra cửa biển và cách biển khoảng 100m. Năm 1869, đền chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá, do người dân chài dựng lên để thờ thần Nam Hải (cá voi). Mỗi năm đến ngày mất của Cụ, nhân dân các nơi tụ tập về đây tổ chức cúng cơm cho Cụ. Qua nhiều lần sửa chữa và mở rộng vào các năm 1881-1964-1970, ngôi đền đã khang trang hơn. Đến năm 1988, Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử - văn hóa.

 
Ngôi đền hiện nay được khởi công xây dựng vào ngày 20-12-1964, khánh thành ngày 24-2-1970, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết kế, toàn bộ kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp. Đền được xây dựng theo kiểu chữ tam, gồm có chánh điện, đông lang và tây lang. Cột kèo bằng bê tông, mái lợp ngói. Cổng đền ba cửa (dạng cổng tam quan).

Trước cửa chánh điện có một lư hương bằng đá, trên nóc mái đền được trang trí cảnh "lưỡng long tranh trân châu", các góc mái đắp hình lá cúc cách điệu và hình rồng. Tất cả các mảng phù điêu trên được làm bằng xi măng cẩn những mảnh gốm nhiều màu rất đẹp. Cửa đình có hai cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột, biểu tượng cho uy quyền và sức mạnh. Trong đền có 10 cây cột bằng bê tông, mỗi cột có chân hình bát giác, phía trên hình bát giác có đắp nối hai lớp cánh sen.
Qua lần sửa chữa vào năm 1881, ngôi đình đã khang trang hơn. Nhưng để có diện mạo như ngày hôm nay, chính là nhờ lần khởi công sửa chữa lớn vào ngày 20 tháng 12 năm 1964, khánh thành ngày 24 tháng 2 năm 1970, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết kế, với toàn bộ kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp.
 
Nhân dịp này, nhân dân địa phương cũng đã tạc tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng sơn đen, đặt trước khu "chợ nhà lồng" Rạch Giá.
 

Trong chánh điện có rất nhiều bài vị thờ. Phía ngoài là bài vị Chánh soái Đại càn, di ảnh Nguyễn Trung Trực, chư vị hội đồng trăm quan cựu thần, thờ tiền hiền, đồng bào nghĩa quân liệt sĩ. Phía trong có ba ngai thờ chính của đền: chính giữa là ngai thờ Nguyễn Trung Trực; bên trái là ngai thờ cụ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều, Phó lãnh binh Lâm Quang Ky; bên phải là ngai thờ thần Nam Hải đại tướng quân. Trên nóc đền có bức hoành phi ghi 4 chữ "anh khí như hồng", nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.


Mộ Nguyễn Trung Trực nằm trong khuôn viên, từ cổng nhìn vào, ở bên trái đình. Ngôi mộ bằng xi măng, hình chữ nhật, mà phía sau là một tấm bia cao khoảng 2 m, rộng hơn 1 m, trên khắc chữ: Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868). Ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi ngày đặt viên đá đầu tiên xây mộ là là ngày 18 tháng 10 năm 1986.
Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.

Đến Phú Quốc ăn còi biên mai

Đi tham quan Phú Quốc, nhớ lời bạn nhắc: “Đến Phú Quốc mà không thưởng thức được còi biên mai là chưa biết những đặc sản biển nổi tiếng ở hòn đảo thơ mộng này”, khi vào quán ăn, tôi gọi ngay món “còi biên mai xào sả ớt” để thưởng thức.


Còi biên mai xào xảớt. 
Còi biên mai xào xả ớt.
Đang cơn mệt và đói, tôi được chủ quán mang ra đĩa còi biên mai xào sả ớt toả mùi thơm ngào ngạt. Tôi vội vàng lấy đũa gắp ngay một miếng đưa lên miệng nhai ngấu nghiến. Vị béo và mùi thơm đặc trưng của còi biên mai giòn tan trong miệng và một miếng cơm nóng vào thật khoái khẩu.
Con biên mai vừa bắt từ biển.
Theo chủ quán, biên mai là loài nhuyễn thể hai mảnh có nhiều ở vùng biển Phú Quốc. Con biên mai có màu nâu thẫm, dạng nan quạt (dẹp, suôn dài như cây quạt khép hờ), trọng lượng hơn cả ký (nặng gấp nhiều lần sò huyết).Theo các ngư dân nơi đây, thịt thân con biên mai nhão, không ngon. Duy nhất chỉ có 2 lớp cơ thịt (to cỡ đồng xu, dầy chừng nửa lóng tay) nối liền 2 mảnh vỏ gọi là “còi” là ngon nhất.
Cạy vỏ còi biên mai 
Còi biên mai có thể chế biến nhiều món ăn ngon mang hương vị biển như: xào (nấm rơm, nấm đông cô, củ hành, cải bẹ xanh), nướng muối ớt, nướng chao, nhúng lẩu… nhưng món khoái khẩu của du khách khi đến đây là: Còi biên mai xào sả ớt.Làm món này rất dễ dàng và nhanh gọn, đỡ mất thời gian chờ lâu khi bụng đói cồn cào. Còi biên mai mua ở chợ về rửa nước lạnh (pha ít muối) cho sạch nhớt, để sẵn ra rổ. Sả ớt bằm nhuyễn để sẵn ra chén.
Còi biên mai với món nướng. 
Bắc chảo lên bếp phi mỡ (dầu) cùng sả ớt cho thơm rồi cho còi biên mai vào xào cùng với gia vị (đường + bột nêm + nước mắm ngon) cho vừa khẩu vị.Đảo nhiều lần cho thịt ngấm đều, khoảng 10 phút sau khi thấy nước gia vị rút vào còi biên mai hơi sền sệt là chín. Chỉ cần múc ra dĩa, dọn lên bàn là xong!
 

Cồi biên mai


Biên mai là loài có nhiều ở vùng biển Hà Tiên. Người dân địa phương thường gỡ lấy thịt cồi, nướng trên than hồng, tạo thành món nhâm nhi thú vị.


Sau khi gỡ biên mai, ngư dân dùng chài đập bể ra, cạy lấy miếng thịt bên trong, nơi hai mép vỏ gắn lại. Miếng thịt đó gọi là "cồi" dày và lớn tương tự lát cau khô. Một tấn biên mai chỉ cho được 1 kg cồi tươi. Món ăn cồi biên mai phải ướp phụ gia: tàu vị yểu, tiêu, mỡ, muối... Thực khách dùng que cọng lá dừa dài khoảng hai tấc xiên ở đầu vài viên cồi biên mai, hơ trên bếp than.Con biên mai có nhiều ở quần đảo Hải Tặc thuộc huyện Hà Tiên, Kiên Giang, xuất hiện ở những thềm đá ngầm sâu khoảng 5m. Đuôi biên mai dính vào mặt đá, thân đứng thẳng dập dềnh mở, khép miệng theo hơi thở chờ rong tảo hoặc phiêu sinh vật tấp vào mà ngậm miệng lại. Bên ngoài biên mai gồm hai miếng vỏ mầu xanh đầy rong rêu ốp lại. Phía đầu to, đằng đuôi tóp nhỏ tựa hồ bắp chuối hột.


Mùi thơm lựng và vị ngọt nếm vào nghe tê tái ở đầu lưỡi, xứng là món ngon lạ lùng của xứ biển Hà Tiên.


- See more at: http://thegioivemaybay.vn/ve-may-bay-di-kien-giang/mon-ngon-ha-tien-kien-giang#sthash.WGj5uNNu.dpuf
Cồi biên mai


Biên mai là loài có nhiều ở vùng biển Hà Tiên. Người dân địa phương thường gỡ lấy thịt cồi, nướng trên than hồng, tạo thành món nhâm nhi thú vị.


Sau khi gỡ biên mai, ngư dân dùng chài đập bể ra, cạy lấy miếng thịt bên trong, nơi hai mép vỏ gắn lại. Miếng thịt đó gọi là "cồi" dày và lớn tương tự lát cau khô. Một tấn biên mai chỉ cho được 1 kg cồi tươi. Món ăn cồi biên mai phải ướp phụ gia: tàu vị yểu, tiêu, mỡ, muối... Thực khách dùng que cọng lá dừa dài khoảng hai tấc xiên ở đầu vài viên cồi biên mai, hơ trên bếp than.Con biên mai có nhiều ở quần đảo Hải Tặc thuộc huyện Hà Tiên, Kiên Giang, xuất hiện ở những thềm đá ngầm sâu khoảng 5m. Đuôi biên mai dính vào mặt đá, thân đứng thẳng dập dềnh mở, khép miệng theo hơi thở chờ rong tảo hoặc phiêu sinh vật tấp vào mà ngậm miệng lại. Bên ngoài biên mai gồm hai miếng vỏ mầu xanh đầy rong rêu ốp lại. Phía đầu to, đằng đuôi tóp nhỏ tựa hồ bắp chuối hột.


Mùi thơm lựng và vị ngọt nếm vào nghe tê tái ở đầu lưỡi, xứng là món ngon lạ lùng của xứ biển Hà Tiên.


- See more at: http://thegioivemaybay.vn/ve-may-bay-di-kien-giang/mon-ngon-ha-tien-kien-giang#sthash.WGj5uNNu.dpuf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét