Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Lễ hội đình làng An Hải

Lễ hội đình làng An Hải, lễ hội đình làng an hải , lễ hội, đình làng an hải

Vị trí: xã An Phúc, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam
Làng An Hải ngày trước thuộc xã An Phúc, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Làng An Hải ngày trước thuộc xã An Phúc, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Mảnh đất phía đông sông Hàn này đã một thời được các vua nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì - gọi là thành An Hải, cùng với thành Điện Hải ở phía tây giữ nhiệm vụ bảo vệ cảng biển Đà Nẵng.
Sau đợt tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào rạng sáng ngày 1/09/1858 vào Đà Nẵng, thành An Hải và Điện Hải đã bị hư hại nặng. Đến nay, mặc dù dấu vết thành An Hải hầu như không còn nữa, nhưng dấu ấn của cuộc kháng chiến hào hùng ngày xưa vẫn còn lưu giữ trong lòng người dân bao thế hệ qua câu chuyện truyền khẩu.
Năm 2000, lễ hội đình làng An Hải được khôi phục, nhắc nhở mọi ngườì quay về một thời hào hùng ấy. Lễ hội đình làng An Hải được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm, 10-8 âm lịch. Sau lễ thỉnh văn khai mạc lễ hội tại đình, mọi người đổ xô ra bờ sông để xem thi lắc thúng - một môn thể thao mang đậm sắc thái sinh hoạt vùng biển.
Trong sân đình, các kỳ thủ cân nhắc lợi hại từng nước đi để tranh nhau chiểm giải môn cờ tướng. Các đội tham gia thi kéo co cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhập cuộc. Bên cạnh các trò dân gian truyền thống ấy còn có các môn hiện đại như cầu lông, điền kinh... Xế chiều diễn ra hội thi múa lân. Khi dêm xuống, sau buổi xây chầu hát lễ diễn ra đầy sắc màu dân tộc, mọi người lại tề tựu về sân khấu trước đình xem hát tuồng. Sáng hôm sau, trong phần lễ chính thức, đại biểu các tộc họ cùng nhau ôn lại truyền thống tốt đẹp của làng, trước khi bước vào dâng lễ tế theo nghi thức cổ truyền dân tộc.

Lễ hội đình làng An Hải nhắc nhở mọi người luôn tự hào về một quá khứ hiển linh, dù trải qua bao năm tháng, tên đất - tên làng vẫn còn vang vọng những hồi quang oanh liệt không chỉ của một thành phố mà còn của cả một dân tộc.

Khách Sạn Sao Hà Nội ở 237 Ngô Quyền, Sơn Trà , Đà Nẵng là một trong những khách sạn ở đà nẵng phù hợp với bạn.
 Tất cả 21 phòng của khách sạn 3 sao này đều được thay đổi để đáp ứng các nhu cầu của du khách. Mỗi phòng trong khách sạn đều cung cấp cho du khách truy cập internet không dây, bàn, tivi. Các điểm đặc biệt khác ở khách sạn là đưa đón khách sạn/sân bay, Wi-Fi ở khu vực công cộng, cho thuê xe đạp, phòng hút thuốc. Du khách sẽ tìm thấy ở khách sạn hướng tới dịch vụ này các tiện nghi cao cấp đem lại giá trị tuyệt vời Du khách sẽ tìm thấy tất cả các tiện nghi tốt nhất ở mỗi trong số 21 phòng tại khách sạn khách sạn 3 sao nổi tiếng này. Mỗi phòng trong khách sạn đều cung cấp cho khách bàn, truy cập internet không dây, truyền hình vệ tinh / cáp, vòi hoa sen. Du khách sẽ tận hưởng tiện nghi và dịch vụ tuyệt vời của khách sạn bao gồm phòng gia đình, dịch vụ giặt là / giặt khô, bãi đậu xe, cho thuê xe đạp. Vị trí thuận tiện, đội ngũ nhân viên tận tụy và các tiện nghi khách sạn yêu thích của các du khách 

Bãi Bụt là điểm đến tiếp theo

Bãi Bụt, bãi bụt , bb

Nằm ẩn mình khiêm tốn nơi cửa biển Đà Nẵng, Bãi Bụt được xem là nơi giao hoà giữa biển cả với núi rừng, nơi có những con đường đưa người từ phố về chốn mênh mông của trời và biển...
Nằm ẩn mình khiêm tốn nơi cửa biển Đà Nẵng, Bãi Bụt được xem là nơi giao hoà giữa biển cả với núi rừng, nơi có những con đường đưa người từ phố về chốn mênh mông của trời và biển...
Sau nhiều năm ngủ yên trong vẻ đẹp hoang sơ, Bãi Bụt giờ đang thức giấc, từng bước chuyển mình hướng tới mục tiêu trở thành một trong những địa điểm du lịch quyến rũ nhất miền Trung trong tương lai.
Nằm trên tuyến du lịch sinh thái, Bãi Bụt thực sự là địa điểm hấp dẫn cho du khách dừng chân sau một chuyến du lịch dài. Đến đây, bạn có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau: đường Nguyễn Tất Thành ngang qua Cầu Thuận Phước, đường Hoàng Sa nối Điện Nam - Điện Ngọc với Sơn Trà, đường Ngô Quyền, đường Bạch Đằng Đông...
Bãi Bụt nằm ẩn mình trên những sườn đồi, giữa màu xanh của cỏ cây là những biệt thự mang dáng dấp cổ kính. Trong khung cảnh thơ mộng, có đến gần 140 ngôi biệt thự. Từng mảng vườn độc lập của ngôi nhà sẽ tạo ra những khoảng không gian riêng biệt cho chủ nhân căn nhà. Trên lưng chừng đồi, dưới những tán cây rừng là những nhà nghỉ nhỏ nằm cạnh những con đường rải đầy sỏi đá. Đây là khu resort có lối kiến trúc của các công trình hiện đại, thể hiện được bản sắc truyền thống của vùng biển miền Trung.

Tới đây, một khách sạn cao cấp 5 sao trên đồi sẽ hình thành, bạn sẽ có cơ hội quan sát toàn cảnh Đà Nẵng từ trên cao, để cảm nhận hết thi vị của những bờ biển đầy nắng và gió. Đặc biệt, mỗi khi mặt trời vừa thức dậy, bình minh trên bán đảo sẽ trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết đối với du khách sau một đêm yên nghỉ, tận hưởng được không khí trong lành.
Ngoài ra, các dịch vụ thể thao dưới biển và bãi tắm chắc chắn sẽ đem đến cho du khách những cảm giác mới lạ: Thuyền buồm, lướt ván, cano thể thao, moto nước... Đặc biệt, nếu bạn là người yêu thích môn lặn thì Bãi Bụt Bay cũng là điểm đến lý tưởng. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi thấy vô vàn những sinh vật biển, những dải san hô ngầm kỳ ảo trong lòng đại dương. Tương lai, Bãi Bụt sẽ có một khu bảo tồn, nuôi dưỡng các sinh vật biển quý hiếm đặc trưng của vùng biển Đà Nẵng.
Giữa một vùng bán đảo tuyệt đẹp của Đà Nẵng, nơi mà sự hoà quyện giữa lối kiến trúc sáng tạo và thiên nhiên trữ tình thật khéo đang biến Bãi Bụt trở thành chốn du lịch lãng mạn, tạo cho du khách đến đây có cảm giác như trở về với thiên nhiên, với chính mình và sự thanh bình muôn thuở của đất trời...

Bánh khô mè Cẩm Lệ

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 7km, những người dân ở làng Cẩm Lệ vẫn giữ nếp nghề truyền thống dẫu qua bao thăng trầm. Mỗi ngày, những gói bánh khô mè thơm giòn vẫn được chuyển đi khắp mọi miền.

Đã từ lâu, tấm bánh quà quê bên dòng sông Cẩm Lệ đã trở thành hương vị khó quên đối với nhiều người dân ngang qua vùng đất này. Bánh khô mè giòn xốp ngọt ngào, giản dị mà thấm đẫm khúc tâm tình nguồn cội của những người dân xứ Quảng.
Mỗi làng nghề cổ truyền đều có những nét đẹp cổ truyền riêng biệt, Cẩm Lệ cũng vậy. Bên cạnh sự thanh bình của làng quê ven đô, Cẩm Lệ còn gây ấn tượng bởi những cánh đồng mía ven bờ sông. Đây cũng là nguồn nguyên liệu để làm đường non cho món bánh khô mè Cẩm Lệ.
Bắt nguồn từ một món ăn ngày lễ Tết của những người dân nghèo hồi xưa, đến nay bánh khô mè đã phát triển thành một đặc sản của người Quảng. Bánh được sản xuất quanh năm ở một số vùng thuộc Quảng Nam, Đà Nẵng. Song nổi tiếng hơn cả vẫn là bánh khô mè Cẩm Lệ.
Với 6 lò bánh trong làng, người dân ở đây đã và đang phát triển thương hiệu của mình vững chắc với thị trường trong và ngoài nước. Khởi điểm từ việc bà Liễu, một phụ nữ chân quê ở đầu cầu Cẩm Lệ, đã tích cực cải tiến hình thức bao bì để nâng cao thế mạnh cạnh tranh, đồng thời bà cũng nỗ lực quảng bá loại bánh dân dã cổ truyền này khắp vào Nam ra Bắc.
Với đặc trưng ấn tượng và sự nỗ lực của bà Liễu cùng nhiều người dân trong làng, bánh khô mè Cẩm Lệ đã được rất nhiều người biết đến và yêu thích. Nhãn hiệu bánh khô mè "Bà Liễu" được khá nhiều người ưa chuộng trên thị trường.
Giống như rất nhiều loại bánh truyền thống của Việt Nam như bánh tét, bánh đa, bánh tố..., bánh khô mè cũng được chế biến từ bột gạo - nếp. Bánh khô của xứ Quảng có hai loại: khô nổ và khô mè. Chất liệu nền của hai loại này đều giống nhau: bột gạo nếp, chỉ khác lớp phủ bên ngoài.
Bánh khô nổ được bao bọc bởi bột nếp, còn bánh khô mè phủ quanh là mè, thoạt trông giống như mè xửng xứ Huế. Theo những người làm nghề lâu năm, bánh khô mè là một bước cải tiến của bánh khô nổ để phù hợp khẩu vị của người dân các vùng Nam Bắc.
Ngoài bột gạo nếp, nguyên liệu làm bánh khô mè còn có thêm đường non, mè, bột quế Trà My và gừng tươi ép lấy nước để tăng thêm vị thơm ngon. Mặc dù thành phần rất đơn giản nhưng để có được tấm bánh khô mè ngon, bổ và đúng "gu" đất Quảng, người làm bánh cũng phải mất rất nhiều công sức tỉ mỉ và khâu chế biến phức tạp.
Bánh khô xứ Quảng còn có tên là "bánh bảy lửa" bởi giai đoạn chưng cất chuyển từ hạt gạo nếp thành khuôn bánh bếp lò, từ lửa lớn sang lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ bánh giòn và xốp.
Theo lời kể của những lão nông xứ này, bánh khô ban đầu là những hạt lúa nếp rang lên, được sảy vỏ, giã nát trộn với đường, người ta xúc ăn bằng lá mít. Song cách ăn đó dễ bị sặc khi nói chuyện, nên người ta làm khuôn vuông, rây thêm bột cho bánh. Rồi về sau, để tăng thêm vị ngọt, người dân Cẩm Lệ ép mía ở ven sông lấy nước đường non cho vào bánh, rồi rắc mè lên chung quanh.
Bánh khô mè ra đời với vị ngọt thanh từ đường mía và vị béo bùi của mè rang. Bánh ngon đạt yêu cầu thì bên trong ruột phải xốp giòn, bên ngoài hơi dẻo, mè rang vàng đều mà không cháy, vừa chín để thơm hương.
Sau khi được đầu tư cải tiến mẫu mã, gói bánh trở nên rất vừa tay, miếng bánh vuông nhỏ vừa ăn, màu sắc hấp dẫn thực khách với màu trắng ngà của mè rang, màu vàng mơ của đường thắng, mùi của hương quế Trà My và gừng thơm rất hấp dẫn.
Cắn nhẹ miếng bánh là nghe âm thanh xốp giòn tan trong miệng. Và ngay lập tức cảm nhận được cả mùi và vị của tấm bánh quà quê với vị ngọt rất đặc trưng của mía non. Thêm một chén nước trà thì còn gì thích bằng?
Bên cạnh đó, những thành phần trong nguyên liệu cũng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cơ bản như bột, chất béo, đường và các chất muối khoáng, vitamin, đều có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể ăn lót dạ bất cứ lúc nào.
Những yếu tố đó đã khiến bánh khô mè trở thành một đặc sản xứ Quảng mà những ai đã thử qua một lần đều muốn mua về làm quà cho bạn bè thân quý gần xa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét