Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Hội vật cầu Thúy Lĩnh

Vị trí: phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Những pha tranh cướp quyết liệt cùng những tiếng cười vui là hình ảnh về lễ hội vật cầu đầu xuân của các thanh niên làng Thúy Lĩnh, quận Hoàng Mai (Hà Nội), diễn ra chiều 8/2 (6 Tết).
Nằm bên hữu ngạn sông Hồng, làng Thúy Ái (sau đổi là Thuý Lĩnh) là một làng cổ. Những đồng trinh Khải Nguyên chi bảo có niên hiệu Đường Huyền Tông (thế kỷ VIII) và Chí Hòa nguyên bảo đời Tống Chân Tông (thế kỉ XI) tìm thấy trong lòng đất Thúy Ái năm 1992 đã minh chứng nhận định này. Nhưng ít nhất là từ sáu thế kỷ nay, Thúy Ái đã trở thành một địa danh lịch sử, gắn liền với những thăng trầm của đất nước.
 
Tương truyền, lễ hội Vật cầu có liên quan mật thiết tới hình thức luyện quân của Linh Lang Đại Vương – Hoàng tử thứ tư của Vua Lý Thánh Tông, nay là một trong tứ trấn thành Thăng Long
Ngày trước, mỗi lần vào hội, cả làng được phân ra ba thành: thành Thượng, thành Trung và thành Cải Lương. Mỗi thành cử bốn phiên. Mỗi phiên hai người. Họ là những trai tráng tuổi khoảng 18 - 20, mặc quần trắng, thắt lưng đỏ, mình trần tượng trưng cho tám ông mãnh hổ cướp bóng, cướp cầu. 
Có 4 đội trên sân, mỗi đội 2 người cùng giành quả cầu về lỗ của đội mình

Bóng gồm bốn quả lần lượt cướp từng quả một hết bốn quả bóng mới tới cướp cầu. Quả cầu được tiện bằng gỗ, đường kính khoảng 35 centimét, sơn son. Người chơi lần lượt cướp từng quả một, hết bốn quả bóng mới tới cướp quả cầu.
 
Tuy nhiên, ngày nay có đơn giản hơn một chút. Một quả cầu được sơn son nặng 20kg dành cho thanh niên, 10kg dành cho thiếu nhi. Hai lứa tuổi sẽ tham gia tranh tài riêng ở hai phần thi. Vật cầu là môn thể thao rèn luyện trí lực nên có đầy đủ lứa tuổi khác nhau từ thiếu nhi đến các cụ cao tuổi trong làng  tham gia.


 
Địa điểm thi đấu nằm ngay bên đình làng cổ nơi thờ Linh Lang Đại vương. Tương truyền, Linh Lang là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông (1054-1072).

Khi làng vào đám, mỗi thành (tương đương như cụm dân cư) đăng cai hội một ngày. Tùy theo khả năng, mỗi thành viên đóng góp tiền, gạo để sắm lễ vật và giải thưởng. Lễ vật gồm lợn, xôi, hương hoa dâng lên đình từ sáng sớm để quan viên hương lão tế lễ. Tế xong vào khoảng trưa, hội vật mới bắt đầu.
 
Cuộc đua tranh diễn ra trên sân trước đình. Quả cầu được đặt vào lỗ cái giữa sân, rộng 80cm. Từ lỗ cái, hướng ra bốn góc là bốn lỗ con tạo thành hình vuông, mỗi cạnh khoảng 15m. Bên sân chơi là lễ đài, nơi đặt hương án. Giải là hiện vật hoặc tiền cũng đặt tại đây. Người đánh trống chầu là một cụ già cao tuổi mặc áo the, đầu chit khăn đỏ. Tuỳ cuộc chiến diễn ra trên sân mà tiếng trống lúc khoan, lúc nhặt, lúc dồn dập, thúc bách.
Nghe hiệu lệnh vật cầu
Một đội phải chống lại tới 6 người nên trận đấu diễn ra rất hấp dẫn 
Tham gia vât cầu gồm bốn đội canh bốn hố. Cầu được làm bằng gỗ mít tiện tròn, sau khi có hiệu lệnh của trọng tài, bốn đội cùng cướp cầu mang về hố của mình. Mỗi một lần mang được cầu về hố sẽ được nhận được một giải con, ba lần liên tiếp sẽ được giải cái. Tuy nhiên, cầu không được ra đường biên, không bị đội bạn mang về hố khác
 
Theo sát mọi diễn biến trên sân là một trọng tài, cầm cờ lệnh. Các đấu thủ cố luồn lách, lừa trước đón sau, có lúc cả tám người đè lấn lên nhau cố cướp bằng được quả cầu trong tay một người đang ôm chặt; có lúc quả cầu ở ngay trên đầu, hơn chục bàn tay giơ lên, họ kiễng, họ nhảy lên cao để đón bằng được.
Giành cầu trên không
Quả cầu nặng hơn 20kg trên những cánh tay rắn chắc
Hết sức để bê hơn 25kg
Chạy về lỗ của đội mình

Những pha tranh cướp gay cấn 
Vật cầu là môn thể thao rèn luyện cả chí và lực, đồng thời mang tính hợp đồng mưu lược. Trước kia, vật cầu chia theo các giáp (xóm) trong làng, đi kèm là múa võ, kiếm và múa Lân.

 
Trên một sân rộng chừng 300m2, VĐV phải thật khỏe mới có thể chơi. Thời gian kéo dài vào khoảng 2 giờ đồng hồ. Sân có 4 cái hố ở bốn góc với 4 màu khác nhau. 8 VĐV chia làm 4 đội đeo đai theo màu hố của mình và tham gia cướp cầu.

Khán giả thích thú với màn tranh bóng
Các đấu thủ cố luồn lách, lừa trước đón sau, có lúc cả 8 người cùng đè lấn lên nhau cố cướp bằng được quả cầu trong tay một người đang ôm chặt. Có khi quả cầu ở ngay trên đầu, hơn chục bàn tay giơ lên, họ kiễng, họ nhảy lên cao để đón bằng được trái cầu.


Một cầu thủ bị đối phương đè lên người để giành giật quả cầu 
Với mỗi lần mang được cầu về hố người chơi sẽ được phần thưởng 20.000 đồng, và giải cao nhất sẽ thuộc về đội 3 lần liên tiếp để được quả cầu vào hố. Giải thưởng có thể lên tới hàng triệu đồng cho giải này nếu có nhiều nhà tài trợ là các khán giả hảo tâm.
Đô vật Cướp cầu về hố
 
Mặc dù giải thưởng trong ngày thi đấu mùng 6 Tết Tân Mão khá lớn, lên tới hơn 3 triệu đồng nhưng các thanh niên vẫn chơi rất đẹp và quyết liệt, để lại nhiều tiếng cười vui cho người xem. Nhiều lần, có thanh niên nằm lăn ra nghỉ vì mệt, trong khi ngay cạnh đó, các đấu thủ vẫn hăng hái cướp cho được quả cầu.

Đây là trò chơi tốn rất nhiều sức lực, sau mỗi ván, các cầu thủ mệt nhoài
Người của phiên nào cướp được cầu về đặt vào lỗ của phiên mình thì được một giải con. Mỗi lần cướp được cầu, cả hai người vào lễ thánh hai vái và nhận giải. Phiên nào cướp được cầu ba lần liền thì lúc nhận giải lần thứ ba đồng thời cũng là giải cái. Cuộc chơi chỉ có vậy mà diễn ra suốt ba ngày, người xem chật kín sân đình.
Khán giả vây kín sân đình cổ vũ
Người xem đủ các lứa tuổi reo hò xô lấn, cổ vũ mê say không lúc nào ngớt. Chỉ đến khi màn đêm buông xuống thì cuộc đua mới dừng mà thôi. Vật cầu là môn thể thao rèn trí, rèn lực, phiên vào vì sơ xuất không bố trí đủ người thì bị phạt, phải chi toàn bộ giải cho ngày hôm đó. Bóng và cầu đều là biểu tượng. Bóng biểu tượng của nước. Cầu là biểu tượng mặt trời. Nước và ánh sáng là hai nhu cầu không thể thiếu của nghề nông và đây là lễ nghi nông nghiệp.
Lưng lấm lem đất cát, một bô lão trong làng đến chúc mừng chiến thắng
Và giải cao nhất đã thuộc về hai vận động viên mang đai đỏ. Các anh thở hổn hển và không nói nên lời trong khi nhận giải từ ông cụ cao tuổi trong làng. Không chỉ người làng, cả du khách thập phương đến dự hội đều có thể đăng ký để tham dự trò chơi đặc sắc này.

Khách Sạn Holiday Park ở 89A Đường Ven Hồ Đền Lừ, Q. Hoàng Mai,Hà Nội là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn.
Nếu bạn đang muốn tìm một khách sạn có vị trí thuận lợi thuộc Hà Nội, không lựa chọn nào tốt hơn Holiday Park Hotel. Chỉ cách trung tâm thành phố 5 km, vị trí đẹp của khách sạn bảo đảm khách hàng có thể đến tham quan những địa điểm du lịch nhanh chóng và dễ dàng. Như một thiên đường nghỉ dưỡng và thư giãn, khách sạn mang lại sự đổi mới hoàn toàn so với những điểm thú vị trong thành phố như Cho Mo, Bệnh viện Bạch Mai, Ho Bay Mau.
Thiết bị và dịch vụ cung cấp bởi Holiday Park Hotel bảo đảm kì nghỉ dễ chịu cho du khách. Nói đến một số thiết bị trong khách sạn, có thiết bị phòng họp, dịch vụ Internet, dịch vụ giặt là/giặt khô, Wi-Fi ở khu vực công cộng, bãi đỗ xe.
Hãy trải nghiệm qua thiết bị phòng chất lượng cao cấp, bao gồm tủ lạnh, truy cập internet không dây (miễn phí), bàn, tivi, quạt, giúp cho bạn phục hồi sức khỏe sau một ngày dài. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Khi bạn tìm kiếm chỗ tạm trú thoải mái và tiện nghi ở Hà Nội, hãy bắt đầu cuộc hành trình đến Holiday Park Hotel. 

Sau đó bạn đến thăm đình Bát Tràng

Đình Bát Tràng, đình bát tràng, đình bt, bát tràng, bt
Đình Bát Tràng là một trong số những ngôi đình lớn của xứ Kinh Bắc xưa. Đình nằm tại làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Cột đình làm bằng những cây gỗ lim lớn, các gian bên được lát bục gỗ theo bậc tam cấp làm chỗ ngồi, đình quay ra sông Nhị Hà. Hiện nay đình còn lưu giữ hơn 50 đạo sắc phong cho thành hoàng, đời vua Lê Cảnh Hưng, đời vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh.
Đình Bát Tràng thuộc thôn Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thanh phố Hà Nội. Từ trung tâm Hà Nội qua cầu Chương Dương (hoặc Cầu Long Biên), rẽ phải theo đê sông Hồng khoảng 10km tới gần sát công trình thuỷ nông Bắc Hưng Hải, rẽ xuống dốc bên phải đi khoảng 800m là tới đình.
Đình Bát Tràng được xây dựng từ lâu đời. Ban đầu, đình chỉ là một ngôi miếu nhỏ làm bằng tranh tre dựng ngoài bãi sông. Mặt đình hướng ra sông Hồng. Tới năm Bảo Thái nguyên niên đời Lê Dụ Tông (1720), đình được trùng tu trên nền của ngôi đình cũ. Lần trùng tu cuối vào năm 1992 - 1993, xây cổng đình và làm lại nhà tiền tế. Đình Bát Tràng thờ sáu vị thành hoàng gồm Bạch Mã đại vương, vốn là thần gốc của Hà Nội, Tràng Thuận Nghi Dung, Phan Đại tướng (tên thật là Phan Chính Nghị, đỗ tiến sĩ năm 1511, quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), Cai Minh Đại vương, Lưu Thiên Tử Đại vương. (thiếu 1 người). Các vị thần trên đều được các triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn ban sắc phong.
Trong kháng chiến, đình đã bị bom Mỹ phá hủy. Năm 1993, dân làng đã góp tiền của dựng lại đình theo kiến trúc truyền thống. Tại đình còn giữ được một số đồ tế khí như ngai thờ, bát bửu, chuông đồng, kiệu bát cống, hai biển gỗ tạo vào thời Minh Mạng, cùng nhiều hoành phi, câu đối cỡ lớn, mỗi chữ có thể coi là một tác phẩm thư pháp độc đáo. Đình Bát Tràng còn giữ được 50 đạo sắc phong thần có niên đại thời Lê, thời Tây Sơn, thời Nguyễn.  
 Lễ hội :
 Trước đây, Bát Tràng vào đám hội từ ngày 15 đến ngày 22 tháng hai âm lịch. Trước Tết, vào ngày 25 tháng Chạp, làng đem lễ vật đến làng Đuốc (làng kết chạ với Bát Tràng) xin chặt tre làm cây nêu. Ngày 7 tháng Giêng làm lễ hạ nêu. Cây tre làm nêu được dùng để chẻ tăm, vót đũa. Trước khi vào đám độ 10 ngày, làng tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng để bao sái bài vị thần ở ngôi miếu bên sông. Sau đó dân làng rước bài vị thần ra đình tế lễ. Khi tế, các họ được rước Tổ của mình ra phối hưởng. Họ Nguyễn Ninh Tràng (họ đầu tiên đến làng Bát Tràng) được rước bát hương có lọng che vàng đi ở giữa. Các họ khác rước bát hương có lọng che xanh đi né sang hai bên. Khi tế, chỉ có các vị khoa mục (những người đỗ đạt) mới được vào đình, còn các hào mục (những chức dịch trong làng) đứng ngoài hầu lễ. Bát Tràng còn lệ giữ nghiêm ngôi thứ. Tại đình trải 4 chiếu cạp điều. Có chiếu dành cho các vị đậu tiến sĩ, có chiếu dành cho võ quan được phong tước công, có chiếu dành cho các cụ thọ từ 100 tuổi trở lên. Có năm không đủ người, chiếu nào trống thì làng đặt một cây đèn, chai rượu, đĩa trầu cau vào giữa chiếu để thờ vọng. Hằng năm vào ngày Rằm tháng hai, ngày đầu tiên vào đám, làng biện lễ cúng Thành hoàng gồm một con trâu tơ thật béo, thui vàng rồi đặt lên một chiếc bàn lớn sơn son, kèm theo 6 mâm cỗ và 4 mâm xôi. Tế xong, các quan viên chức sắc, đại diện 20 dòng họ cùng thụ lộc.
Hội Bát Tràng có nhiều trò diễn, độc đáo nhất là trò chơi cờ người và hát thờ. Theo lệ, trước hội, làng chọn lấy 2 bà tướng cờ là những người phẩm hạnh, giàu có nhất trong làng. Mỗi bà tướng nhận 16 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 15 xinh đẹp, nết na nuôi ăn uống và may cho áo quần thật đẹp. Các cô được rèn tập làm quân cờ trong một tháng mới được ra biểu diễn thi đấu ở sân đình.
Công việc chuẩn bị cho hát thờ cũng công phu không kém. Làng tổ chức 3 chầu thi và 4 chầu cầm để chọn bài và người vào hát thờ, sau đó mời các đội đàn hát ở các làng xung quanh đến tập để kén giọng. Đội nào vượt lên nhất qua “4 chầu cầm” sẽ được hát thờ trong lễ hội năm đó.
Hiện nay, hội đình Bát Tràng chỉ còn tổ chức trong hai ngày 15 và 16 tháng Hai âm lịch. Tuy hội đã đơn giản đi rất nhiều nhưng vẫn còn lưu giữ những nghi lễ rước nước, tế lễ cũng như các trò chơi dân gian.
Hội đình Bát Tràng hàng năm thu hút nhiều người dân địa phương lân cận cũng như khách du lịch đến tham dự.

Nem rán

Cũng gắn liền với danh tiếng ẩm thực Việt là món nem rán. Món này có bán khắp nơi từ các nhà hàng hạng sang tới các dãy phố. Thông thường, nem rán hay ăn kèm với bún chả nhưng cũng có những nơi bán nem rán riêng, chấm với nước mắm chua ngọt với công thức pha chế không đâu bằng. Chẳng thế mà nhắc đến Việt Nam, nhiều du khách đã thấy hiện ra trong đầu hình ảnh của những chiếc nem rán giòn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét