Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Chùa Linh Tiên (Hội Xá)

Vị trí: xã Hội Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội
Chùa thường gọi là chùa Hội Xá, tọa lạc ở thôn Hội Xá, xã Hội Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội, ở phía Nam bờ đê sông Đuống.


Toàn cảnh chùa
Chùa thường gọi là chùa Hội Xá, tọa lạc ở thôn Hội Xá, xã Hội Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội, ở phía Nam bờ đê sông Đuống. Chùa trước đây thuộc phủ Thuận An, sau là tỉnh Bắc Ninh, đến năm 1961, mới thuộc Hà Nội.

Chùa được tạo dựng từ lâu đời, gắn với làng Hội Xá, nằm trong địa bàn sinh tụ chính của cư dân Việt cổ thời dựng nước. Văn bia và hệ thống tượng của Phật điện cho biết chùa đã được trùng tu ở thế kỷ XVI. Đợt tu sửa cuối cùng ghi trên bia là vào năm 1935. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được xây dựng trên khu đất cao, mặt hướng Tây, gồm tiền đường và hậu cung kết cấu kiểu chữ “Đinh”. Chùa có 12 tấm bia đá, trong đó 3 tấm bia có niên đại triều Lê và 9 tấm bia thuộc triều Nguyễn. Đại hồng chung có tên “Linh Tiên tự chung” đúc năm 1844.
Di tích Hội Xá - một di tích được xếp hạng đã 15 năm nay thuộc quận Long Biên - Hà Nội.Tên chữ gọi là Linh Tiên Tự. Dựa vào những hiện vật còn được lưu giữ, ít nhất chúng ta vẫn có thể nắm được là chùa được dựng vào nửa đầu thế kỷ 17. Trải qua thời gian, ngôi chùa đã được tu bổ nhiều lần. Hiện nay chùa chỉ là một kiến trúc năm gian tường hồi bít đốc.
Với nghệ thuật khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trên nóc tiền đường vẫn còn nhiều dấu tích về chạm khắc chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Đó là những vân xoắn và đao cách điệu, biểu tượng của sấm chớp - một gợi ý với thần linh để các ngài dùng pháp lực vô lượng vô biên đưa mây về, để mưa xuống cho muôn loài và cây trồng phát triển sinh sôi. Trên những cốn mê là những hình cây thiêng hoá rồng được chạm nổi khá đẹp. Mà mỗi hình thức đó vẫn níu kéo tâm hồn nhân thế bởi giá trị biểu tượng của chúng khó có thể tàn phai.
Hiện nay mái chùa đang bị thông thiên
Hiện nay thượng điện chùa có cả tượng Phật, tượng Mẫu, thậm chí cả tượng ông Tổ Huyền đàn và trợ thủ là Độc Cước và Tôn Ngộ Không… Trên cùng là bộ Tam thế Phật được chạm trổ rất đẹp có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 17. Bộ tượng Tam thế này có thể xếp vào “loại một” của cấp quốc gia nhưng gần đây cả ba tượng đều đã bị mất (!?). Những tượng kể trên vừa có phong cách mang nét phương Nam gần với nghệ thuật ấn Độ (sọ lớn, hàm thon, có hoa tai, hình đài sen ngửa…).
Đáng quan tâm là tượng để hở cả nửa ngực, vai và cánh tay bên phải , đây là một hình thức đề cao Phật pháp tối thượng…). áo tượng vẫn còn ít nếp nhưng các nếp đều được uốn lượn mềm mại và có nét vẻ suy tư sâu. Pho tượng ở giữa không để áo trật khỏi vai hữu mà phủ gần kín thân như các tượng cùng loại ở chùa khác. Tuy nhiên tượng vẫn cùng một phong cách như hai tượng bên. Đặc biệt đài sen của cả ba pho tượng đều mang phong cách Mạc (nửa cuối thế kỷ 16, nửa đầu thế kỷ 17). Hàng thứ 2 của Phật điện là tượng A Di Đà với niên đại muộn hơn rất nhiều Hàng thứ 3 là tượng Thích Ca kết ấn gia trì, tiếp tới là tượng Quan Âm Thiên Thủ rồi bộ tượng Ngọc Hoàng - Nam Tào - Bắc Đẩu. Cuối cùng là tượng Thích Ca sơ sinh. Hai bên sườn của Thượng điện là nơi thờ của Thập điện Diêm Vương với 10 tượng nghiêm chỉnh. Các tượng khác của chùa còn có: Quan Âm toạ sơn (thế kỷ 19), Ba vị tổ chùa (thế kỷ 19) và một tượng bà hậu chúa khá đẹp với niên đại sớm hơn nay không biết lưu lạc ở đâu.
Các tượng này đều được làm bằng gỗ hoặc đất. Nhưng nhiều pho đã được gia công rất kỹ nên đạt được giá trị nghệ thuật nhất định, có một vài pho rất đặc biệt cả về nghệ thuật và ý nghĩa thuộc tín ngưỡng dân gian mà chúng ta cần phải lưu tâm.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Khách Sạn Hải Thanh 525 Ngô Gia Tự, Q. Long Biên là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn.

Chùa Trường Lâm là điểm đến tiếp theo

Chùa Trường Lâm, chua,truong,lam

Ngôi đình và chùa ở thôn Trường Lâm, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Chùa Trường Lâm được xây dựng từ thời Lý, song qua các di vật và kiến trúc hiện còn cho thấy chùa có thể xây dựng lại ở thế kỷ XIX và sửa chữa lớn vào đầu thế kỷ XX.
Đình thờ ba vị thành hoàng là Đào Hoa, Phù Nàng và Linh Lang. Chưa rõ thần tích hai vị Đào Hoa và Phù Nàng. Còn Linh Lang đại vương là nhân vật có công trong cuộc kháng chiến chống Tống thế kỉ XV. Do có công lao lớn, hi sinh vì nước, ông được thờ ở nhiều nơi mà nơi thờ chính hiện nay là đền Thủ Lệ (Hà Nội). Tương truyền, đình Trường Lâm được xây dựng từ thời Lý, trải qua nhiều lần di chuyển, sửa chữa, trùng tu, đình và chùa đã được dời vào gần trung tâm làng. Theo niên đại ghi trên kiến trúc, đình Trường Lâm được dựng vào khoảng từ 1864 đến 1896. Đình có kiến trúc nội công () ngoại quốc (), gồm đại bái 5 gian, ống muống 4 gian, hậu cung 1 gian. Về mặt kiến trúc, đình, chùa Trường Lâm còn bảo tồn được nhiều mảng chạm khắc thế kỉ XIX. Trong di tích này còn nhiều di vật nghệ thuật thế kỉ XVIII. Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm đình Trường Lâm, động viên nhân dân địa phương lao động sản xuất. Hàng năm, làng vào đám từ 10 đến 15 tháng Hai ÂL, đám rước có trò múa lột rắn rất hấp dẫn.
Gần khu vực đền là chùa Trường Lâm. Chùa có tên chữ là Linh Quang tự, được dựng ở chỗ hiện nay vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Chùa chính có hình chuôi vồ. Nhà tiền đường 5 gian, 2 dĩ, chạm khắc đơn giản. Phật điện được bài trí đầy đủ các pho tượng chính như nhiều Phật điện khác. Chùa có quả chuông "Hoa Lâm tự chung" (Hoa Lâm là tên cũ của làng) có niên đại 1879 và nhiều đồ thờ tự khác.
Đình và chùa đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử nghệ thuật kiến trúc ngày 21/01/1992.

Xôi Hà Nội khắc khoải nỗi nhớ mùa đông

Xôi nóng đê...ê...ê.... Tiếng rao khan từ 23 giờ khuya đã trở thành thanh âm quen thuộc trong cái tĩnh lặng của phố phường đất Thủ đô. Hà Nội có nhiều món ăn, nhưng để nhớ về một thức quà bình dị, thấy quý hóa khi bỗng bắt gặp giữa đêm đông, chỉ có thể là xôi
Lạ lùng xôi xéo
Một món ăn có cái tên lạ lùng đến mức những người Hà Nội chính gốc cũng không hiểu ai "khai sinh" ra cái tên ấy. Một người bán xôi lâu năm trên phố Bát Đàn tạm lý giải: “Xôi này ngon là phải nắm tròn đậu xanh đã đồ chín lại. Khách gọi đến đâu thì cắt xéo xéo nắm đậu xanh rải lên mặt xôi. Chữ xéo bắt nguồn từ đó chăng?”. Tạm thời cái tên kỳ lạ bị lãng quên, người ta chỉ biết bao nhiêu năm qua, xôi xéo đã thức dậy cùng người Hà Nội.


Xôi xéo được gói dưới đôi tay của người phụ nữ đã bán món ăn này trước đình Nhân Nội- 

phố Bát Đàn đã 34 năm nay

Người sành ăn xôi xéo hay tìm đến trước cổng đình Nhân Nội- phố Bát Đàn trong Phố Cổ. Gọi là quán nhưng thực chất chỉ có mấy thúng xôi, vài chiếc ghế gỗ và một tấm nilon trắng che lúc trời mưa.
Người phụ nữ trên 50 tuổi nói bà chỉ bán độc một thức xôi xéo đã 34 năm nay. Nấu xôi xéo theo bà cũng “lích kích” nhiều công đoạn. Để có một thúng xôi vào 5 giờ sáng, phải chuẩn bị từ 5 giờ chiều hôm trước: Ngâm gạo nếp, phi hành, ngâm đỗ. 3 giờ sáng hôm sau đã phải dậy để đồ xôi, nấu đỗ xanh.
Xôi xéo nguyên liệu làm đơn giản, chỉ có gạo nếp, đậu xanh, hành củ phi thơm. Đặc biệt, xôi xéo mềm dẻo hơn rất nhiều lần các thức xôi khác, màu ngà vàng của xôi như gạo được ngâm cùng bột nghệ trước đó. Bà bán xôi khéo léo từ chối câu hỏi của thực khách về bí quyết làm ra món xôi kỳ lạ ấy bằng một nụ cười.


Xôi bánh khúc đúng kiểu phải gói trong chiếc lá sen, ăn xôi mà như thấy cả hương thơm của đồng rộng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét