Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Cảng cá Thuận Phước

15 Thuận Phước, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
Địa chỉ: 15 Thuận Phước, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
Đặc điểm: Cảng cá Thuận Phước - nơi diễn ra các hoạt động mua bán nhộn nhịp suốt ngày đêm và là điểm đầu mối cung cấp hải sản tươi sống cho các đơn vị chế biến thuỷ sản tại địa phương, một số tỉnh lân cận và các chợ nhỏ lẻ trong thành phố.
Cảng cá Thuận Phước do Xí nghiệp Khai thác Cảng cá Thuận Phước quản lý. Vào cuối thập niên 19, nơi đây nguyên là một cồn cát trắng, các ghe thuyền chèo tay như thuyền rớ, ghe câu nhỏ, ghe lưới chài... neo đậu bán cá cho cư dân địa phương. Sau ngày giải phóng đất nước, chợ được xây dựng khá thông thoáng và trở thành bến đỗ cho các ghe, thuyền sau những chuyến đánh bắt trở về. Năm 2002, chợ được xây dựng mới thành cảng cá. 

Khách Sạn Đức Lợi ở Số 10 Đường 3-2, Sông Hàn, Đà Nẵng, Việt Nam là một trong nhiều khách sạn ở đà nẵng phù hợp với bạn.
 Tất cả 18 phòng của khách sạn 2 sao này đều được thay đổi để đáp ứng các nhu cầu của du khách. Để làm cho kỳ nghỉ của du khách dễ chịu thoải mái, tất cả các phòng đều có điều hòa nhiệt độ, báo hàng ngày, bàn, máy sấy tóc, truy cập internet (không dây). Du khách sẽ thích thú với các tiện nghi và dịch vụ tuyệt vời của khách sạn trong đó có dịch vụ phòng 24 giờ, quán cà phê, dịch vụ giặt là/giặt khô, nhà hàng, dịch vụ phòng. Những người đang tìm kiếm các tiện nghi thể thao và thư giãn hạng nhất sẽ thấy vườn. Khách sạn kết hợp dịch vụ chuyên nghiệp với các tiện nghi hiện đại để đem đến cho du khách một kỳ nghỉ đáng nhớ. Đặt phòng ở Duc Loi Hotel Đà Nẵng thật dễ dàng - chỉ cần nhập ngày đến và đi của bạn vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi.

Điểm đến tiếp theo

Thành Điện Hải

Thành Điện Hải, thành điện hải, thành đh, tđh, điện hải, đh

Thành Điện Hải nằm ở tả ngạn sông Hàn, được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Gia Long thứ 12 năm 1813, trước là đồn Điện Hải, gần cửa biển Đà Nẵng.
Năm 1823 Minh Mạng thứ 4 cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao, được xây bằng gạch và đến năm 1835 Minh Mạng thứ 15, đồn được đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1847 Thiệu Trị thứ 7, thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. Hiện nay, tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn, còn cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.


Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Ngày 12/4/2008, trong lúc thi công công trình nâng cấp, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử thành Điện Hải, các công nhân đã phát hiện một khẩu thần công nằm sâu dưới lòng đất. Khẩu thần công này có chiều dài 2,8m, đường kính phần đầu 23cm và phần đuôi 42cm. Cuối tháng 7/2008, trên công trình xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng tại di tích thành Điện Hải lại tiếp tục phát hiện thêm một khẩu súng thần công. Gần 200 năm trước, những khẩu thần công này cùng với đội quân triều Nguyễn, dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương, đánh lui hàng chục đợt tấn công của quân Pháp ngay tại cửa sông Hàn. Súng thần công được bố trí trên các ụ súng, quay mặt ra phía biển sẵn sàng nghênh chiến với tàu địch.
Những khẩu thần công đã nằm im lặng ở đây hơn 1,5 thế kỷ, hầu hết đã bị gỉ sét, gãy phần tai hai bên và trục quay nhưng thân súng thì hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Chúng được đúc bằng sắt, gang hoặc bằng đồng, khẩu to nhất nặng đến hơn 3 tấn, khẩu nhỏ cũng khoảng hơn 1 tấn Những khẩu thần công ở thành Điện Hải chính là những chứng tích vô cùng quý giá để những thế hệ người dân tự hào về mảnh đất cửa biển. Bằng lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường, người dân Đại Việt đã chiến thắng đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.

Chùa Phổ Quang - Nại Hiên Đông

Chùa Phổ Quang - Nại Hiên Đông, chùa phổ quang - nại hiên đông , chùa pq - nhđ, phổ quang - nại hiên đông, pq - nhđ

Chùa tọa lạc ở phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.



Chùa Phổ Quang - Nại Hiên Đông

Tên thường gọi:
Chùa Phổ Quang - Nại Hiên Đông Chùa tọa lạc ở phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.910091. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được xây dựng vào năm 1946. Kiến trúc hiện nay được trùng tu năm 1996. Điện Phật bài trí trang nghiêm. Đặc biệt, chùa còn giữ 21 pho tượng cổ bằng gỗ như: tượng Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Chuẩn Đề, La Hán, Tứ Thiên Vương, Đạt Ma, Tế Công, Thánh Mẫu…

Bánh tráng cuốn thịt heo

Bánh tráng cuốn thịt heo là món ăn tiêu biểu mỗi khi nhắc tới ẩm thực Đà Nẵng. Đây là một món không quá cầu kỳ trong cách chế biến nhưng phải thật khéo chọn nguyên liệu cho tươi thì mới ngon được. Thịt heo phải chọn loại thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ luộc vừa chín tới, để nguội, thái thành từng lát mỏng và dài. Đặc biệt, rau sống phải có hơn 10 loại mới được coi là đủ để đưa vị. 
Những món ngon không thể không nếm của ẩm thực Đà Nẵng 2
Bánh tráng thịt heo là món ăn tiêu biểu của Đà Nẵng.
Từng cuốn bánh là tổng hòa từ sự tươi mát của xà lách, vị thơm nồng của rau quế, rau thơm, diếp cá, vị chát nhẹ của chuối trái xắt lát mỏng cùng với vị là lạ của tía tô… Cuộn lại tất cả chấm vào thứ nước mắm nêm được pha chế kỳ công của đầu bếp, người ăn sẽ cảm nhận được cái dai dai của bánh tráng rế, vị mềm ngầy ngậy của thịt và sự tươi non của rau sống. Bánh tráng cuốn thịt heo ngon có tiếng được bán trong nhà hàng Trần, nằm trên đường Điện Biên Phủ gần cầu sông Hàn. Trung bình một suất bánh cuốn có giá khoảng 70.000 đồng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét