Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Đền Nguyễn Trung Trực

Đền Nguyễn Trung Trực, đền nguyễn trung trực , đền ntt, nguyễn trung trực, ntt

Vị trí: thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Đình thần Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá) hay Đền thờ Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá) tọa lạc ở phía Tây trung tâm TP. Rạch Giá, là ngôi đình thờ ông sớm nhất & lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ ông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Địa chỉ hiện nay của đình: số 8, đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Cụ Nguyễn Trung Trực, anh hùng dân tộc, vốn là một người dân chài ở Bình Định. Nhân dân tỉnh Kiên Giang gọi Nguyễn Trung Trực bằng "Ông", "Cụ" hoặc "Cụ Nguyễn" vì kiêng gọi tên húy. "Cụ Nguyễn" bị giặc Pháp đưa ra pháp trường lúc mới 30 tuổi. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi nhưng rất hào hùng, với những chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Để tưởng nhớ đến ông, ở Kiên Giang có rất nhiều miếu thờ Cụ Nguyễn.
Sau khi Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp xử chém ngày 27 tháng 10 năm 1868 tại chợ Rạch Giá, những người dân yêu kính ông đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân (cá voi hay cá ông).
Đền thờ Nguyễn Trung Trực nằm ở phía tây của trung tâm thị xã Rạch Giá, trên đường Nguyễn Công Trứ. Mặt đền quay ra cửa biển và cách biển khoảng 100m. Năm 1869, đền chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá, do người dân chài dựng lên để thờ thần Nam Hải (cá voi). Mỗi năm đến ngày mất của Cụ, nhân dân các nơi tụ tập về đây tổ chức cúng cơm cho Cụ. Qua nhiều lần sửa chữa và mở rộng vào các năm 1881-1964-1970, ngôi đền đã khang trang hơn. Đến năm 1988, Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử - văn hóa.



Ngôi đền hiện nay được khởi công xây dựng vào ngày 20-12-1964, khánh thành ngày 24-2-1970, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết kế, toàn bộ kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp. Đền được xây dựng theo kiểu chữ tam, gồm có chánh điện, đông lang và tây lang. Cột kèo bằng bê tông, mái lợp ngói. Cổng đền ba cửa (dạng cổng tam quan).



Trước cửa chánh điện có một lư hương bằng đá, trên nóc mái đền được trang trí cảnh "lưỡng long tranh trân châu", các góc mái đắp hình lá cúc cách điệu và hình rồng. Tất cả các mảng phù điêu trên được làm bằng xi măng cẩn những mảnh gốm nhiều màu rất đẹp. Cửa đình có hai cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột, biểu tượng cho uy quyền và sức mạnh. Trong đền có 10 cây cột bằng bê tông, mỗi cột có chân hình bát giác, phía trên hình bát giác có đắp nối hai lớp cánh sen.


Qua lần sửa chữa vào năm 1881, ngôi đình đã khang trang hơn. Nhưng để có diện mạo như ngày hôm nay, chính là nhờ lần khởi công sửa chữa lớn vào ngày 20 tháng 12 năm 1964, khánh thành ngày 24 tháng 2 năm 1970, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết kế, với toàn bộ kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp.
 
Nhân dịp này, nhân dân địa phương cũng đã tạc tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng sơn đen, đặt trước khu "chợ nhà lồng" Rạch Giá.
 

Trong chánh điện có rất nhiều bài vị thờ. Phía ngoài là bài vị Chánh soái Đại càn, di ảnh Nguyễn Trung Trực, chư vị hội đồng trăm quan cựu thần, thờ tiền hiền, đồng bào nghĩa quân liệt sĩ. Phía trong có ba ngai thờ chính của đền: chính giữa là ngai thờ Nguyễn Trung Trực; bên trái là ngai thờ cụ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều, Phó lãnh binh Lâm Quang Ky; bên phải là ngai thờ thần Nam Hải đại tướng quân. Trên nóc đền có bức hoành phi ghi 4 chữ "anh khí như hồng", nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.


Mộ Nguyễn Trung Trực nằm trong khuôn viên, từ cổng nhìn vào, ở bên trái đình. Ngôi mộ bằng xi măng, hình chữ nhật, mà phía sau là một tấm bia cao khoảng 2 m, rộng hơn 1 m, trên khắc chữ: Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868). Ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi ngày đặt viên đá đầu tiên xây mộ là là ngày 18 tháng 10 năm 1986.
Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.

Có rất nhiều khách sạn ở phú quốc cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn cho mình rất nhiều khác sạn phù hợp với bạn. Chẳng hạn như Khách Sạn Nhã Uyên ở  724 Nguyễn Trung Trực , Rạch Giá , Kiên Giang
 Hãy ngồi thoải mái và thư giãn ở một trong 18 phòng của khách sạn, tất cả đều được thiết kế để đem lại sự dễ chịu cho du khách. Trong tất cả các phòng đều có phòng không hút thuốc, tivi, bàn. Bạn cũng tìm thấy ở khách sạn dịch vụ phòng, dịch vụ đỗ xe, két an toàn. Khách sạn duyên dáng này từ lâu đã là điểm đến yêu thích ở Rạch Giá cho cả khách doanh nhân và đi nghỉ.

Sau đó thăm Chùa Láng Cát

Chùa Láng Cát, chùa láng cát , chùa lc, clc, láng cát, lc

Vị trí: phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Chùa tọa lạc tại số 325 đường Ngô Quyền, khu phố 1, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Đường vào chùa

Cổng chùa

Chùa Láng Cát

Tên thường gọi:
Chùa Láng Cát Chùa tọa lạc tại số 325 đường Ngô Quyền, khu phố 1, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 077.863786. Chùa thuộc hệ phái Nam tông (Khmer).
Tài liệu của chùa cho biết, chùa được thành lập vào năm 1412 với tên gọi là chùa Angkor Chum. Người dân thường gọi tên chùa Láng Cát vì chùa nằm trên vùng đất cát cao ở phía Đông Nam thị xã Rạch Giá, cách trung tâm thị xã khoảng 1000m.
Vị Hòa thượng khai sáng và trụ trì đầu tiên là Riddhijaya, sanh năm 1370 tại Campuchia. Hòa thượng viên tịch năm 1442.
Chùa đã qua 31 đời trụ trì. Hòa thượng Danh Hao, đời trụ trì thứ 25 đã đổi tên chùa Angkor Chum Wongsa. Hòa thượng Danh Ơt, đời trụ trì thứ 26 đổi tên chùa Ratanaransi. Hòa thượng Danh Nhưỡng, đời trụ trì thứ 31, là vị trụ trì hiện nay. Hòa thượng hiện đang giữ nhiều chức vụ ở tỉnh Kiên Giang và trong Giáo hội Phật giáo. Hòa thượng là thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương, Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương kiêm Phó Trưởng Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Tôn trí tầng cao nhất là tượng đức Phật Thích Ca thành đạo, bên dưới là các tượng đức Phật trì bình khất thực, đức Phật cứu độ chúng sanh.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Bánh canh ghẹ chả - món ngon xứ biển Kiên Giang


Bánh canh chả ghẹ mang hương vị đặc trưng của xứ biển Kiên Giang. Nhìn tô bánh canh chả ghẹ, dĩa rau tươi xanh nào bắp chuối, rau quế, xà lách, rau muống… đã hấp dẫn thực khách ngay từ ban đầu khi mới dọn ra.

Tô bánh gần như lấp đầy mặt là thịt ghẹ, chả cá thu và vài cọng ngò như thêm hoa, thêm nhụy. Tô bánh ngon nhờ miếng ghẹ nào cũng béo ngọt, miếng chả cá thu mằn mặn, vừa dẻo vừa dai, cọng bánh canh trắng trong dai giòn hấp dẫn. Trong lúc thả hồn theo hương vị, bắt gặp vị cay của tiêu hòa cùng làn gió biển làm tăng thêm vị ngon của phong cảnh hữu tình.
Nồi nước lèo của bánh canh được nấu với tôm khô và thịt, xương, đặc biệt là nấu đầu cá thu vừa mặn mà không làm mất đi độ ngọt của cá tươi, tôm khô.
Chả được làm bằng thịt cá thu tươi mua về rửa sạch nạo ra, cùng hỗn hợp gia vị tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, một chút nước mắm trộn đều cho vào cối quết, quết càng nhuyễn thì thịt cá càng dai, để tạo thêm vị béo cho thêm ít mở xắt hạt lựu trộn chung, trôn gia vị vừa ăn, nhất là có ít tiêu tạo thêm đậm đà cho miếng chả. Chả ép thành miếng dẹp hấp chín, đem cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Ghẹ rửa sạch luộc chín được lấy thịt ra.
Bánh canh rất ngon, húp miếng nước súp ngọt đậm đà. Bánh canh ghẹ chả đã trở thành đặc sản của Hà Tiên. Vị ngọt của cá của chả cá mãi vấn vương đầu lưỡi.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét