Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Đền Bạch Mã

 
Đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch Mã, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long. Theo một bộ sách soạn ở thế kỷ XIV thì chính thần Bạch Mã đã cảnh cáo Cao Biền, một viên quan Trung Quốc, sang cai trị, khoảng thời gian từ năm 866 đến năm 875, khiến y sợ hãi phải lập đền thờ. Một truyền thuyết khác kể thêm: khi vua Lý Công Uẩn định đô Thăng Long (1010), xây thành mà cứ bị sụt lở, ông tới đây cầu lễ và lạ thay, một buổi sáng chợt thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy vòng quanh khu vực đang xây thành, chạy đến đâu để dấu chân đến đấy rồi trở lại đền và vụt biến. Vua Lý cứ theo vết chân ngựa mà xây, thành không lở nữa. Vua bèn phong thần Long Đỗ làm thành hoàng bảo vệ cho Thăng Long. Từ đó thần có thêm tên là Bạch Mã.
Đền đã được sửa chữa nhiều lần, cuối thế kỷ XVII được tôn nền cũ và mở rộng. Năm 1781, chúa Trịnh cho dân các giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc phường Hà Khẩu chung quanh đền Bạch Mã được "tạo lệ" (sắm lễ vật tế, không phải sưu sai, tạp dịch khác). Năm 1829, sửa chữa đền thêm tráng lệ. Năm 1839, dựng văn chỉ ở bên trái đền, dựng Phương đình để làm nơi cúng lễ các tuần tiết. Trong đền hiện nay còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật có giá trị như 15 văn bia (nội dung các văn bia đề cập sự tích của đền, thần, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo), đồ thờ gồm các vũ khí thời cổ như xích, đao, thương, câu liêm... được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Trong đền, cùng với các lư hương đồng, bình đồng, còn có tượng Phật và một đôi hạc, đôi phỗng trong tư thế đứng trang nghiêm.

Khách Sạn Army ở 33C Phạm Ngũ Lão, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn.
 Khiêm tốn nằm trong trung tâm của Nhà Hát Thành Phố - Quận Hoàn Kiếm, Army Hotel là điểm lý tưởng cho du khách muốn khám phá Hà Nội. Từ đây, khách có thể dễ dàng tiếp cận được nét đẹp sống động của thành phố ở mọi góc cạnh. Khách ở khách sạn có thể dạo bộ xunh quanh để ngắm các địa điểm thu hút hàng đầu của thành phố như : Quân đội khách sạn Bể bơi, Bảo tàng Lịch sử, Bao Tang Cach Mang.
Army Hotel cũng đề xuất thêm rất nhiều thiết bị làm kì nghỉ của bạn ở Hà Nội thêm tiện lợi. Khách sạn đem đến sự tiếp cận hàng loạt dịch vụ như dịch vụ giặt là/giặt khô, người vận chuyển hành lý, két sắt, nhà hàng, thang máy.
Khách sạn đặc biệt có 78 phòng đẹp, mỗi phòng bao gồm tủ đồ ăn uống nhẹ, máy sấy tóc, tivi, máy pha trà/cà phê, bàn. Khách sạn cung cấp rất nhiều phương tiện giải trí độc đáo như thiết bị tập thể dục, bể bơi ngoài trời. Dù bạn đến để thư giãn hay làm gì, Army Hotel luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho kì nghỉ của bạn ở Hà Nội.

Bảo tàng lịch sử Việt Nam Hà nội là điểm đến tiếp theo

Bảo tàng lịch sử Việt Nam Hà nội, bào tàng lịch sử việt nam hà nội, bảo tàng lịch sử việt nam, bảo tàng lsvn
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là nơi lưu giữ những hiện vật, phản ánh các nền văn hóa, lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Viện bảo tàng có phong cách kiến trúc Đông Dương, nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Viện Bảo tàng mở cửa đón khách cả tuần, trừ thứ hai. Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như Trống đồng Đông Sơn, gốm Bát Tràng, tượng thần Shiva, cọc gỗ trong trận Bạch Đằng, ...
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 9 năm 1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do người Pháp xây dựng năm 1926 và hoạt động vào năm 1932. Đây là Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác cổ. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới.
Bảo tàng Lịch sử là một công trình kiến trúc đẹp có diện tích trưng bày hơn 2000 m2. Hệ thống trưng bày thể hiện một cách cụ thể và sinh động quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Các bạn sẽ có cơ hội khám phá lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử  
 Mở đầu là những phòng giới thiệu di tích thời tiền sử đã tìm được ở nhiều nơi khác nhau trên đất nước Việt Nam, bao gồm các di tích từ đồ đá cũ cách ngày nay hàng chục vạn năm đến thời đại đồ đá mới cách ngày nay khoảng 4000 - 5000 năm. Tiếp theo là phần trưng bày về nền văn minh của người Việt cổ ở thời các vua Hùng dựng nước.
Những di tích trưng bày phong phú sẽ tái hiện cho bạn thấy sự phát triển liên tục và rực rỡ của nền văn hoá cổ Việt Nam từ hậu kỳ thời đại đồ đồng phát triển đến sơ kỳ thời đại đồ sắt có niên đại cách ngày nay khoảng 2000 năm. Đặc sắc nhất là những hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn trong đó có những chiếc trống đồng tiêu biểu.
Hiện vật trưng bày ở phần này còn thể hiện sự diễn biến lịch sử và văn hoá ở các miền khác nhau trên toàn cõi Việt Nam. Công cuộc đấu tranh bền bỉ, tràn đầy tinh thần yêu nước của nhân dân ta giành quyền độc lập tự chủ suốt từ thế kỷ I đến thế kỷ X sau Công nguyên được thể hiện bằng nhiều tài liệu, hiện vật liên quan đến các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm của các vị anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Ngô Quyền...
 Lịch sử thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập trải dài từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX với các vương triều: Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Mạc, Tây Sơn, Nguyễn đã được tái hiện bằng nhiều sưu tập cổ vật quý giá cộng thêm các tài liệu khoa học phù trợ, giúp người xem thấy rõ truyền thống tốt đẹp và bền vững của dân tộc Việt Nam vẫn luôn được phát huy trong công cuộc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm qua những chặng đường phát triển lịch sử. Kết thúc là phòng trưng bày về thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
 Đến thăm quan Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một dịp để tìm hiểu một cách bổ ích và lý thú sự dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc Việt Nam. Với 20.000vnd vé tham quan và 15.000vnd vé được phép chụp ảnh trong bảo tàng là đã có thể thong thả vào thăm Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

Đi ăn xôi chè - Một món ăn thanh tao của người Hà Nội

Xôi vò trộn cùng chè hoa cau là sự kết hợp rất ý nhị giữa cái dẻo bùi của xôi và vị ngọt rất dịu nhẹ của chè. Bát chè hoa cau ngày xưa trong các gia đình quyền quý có cầu kỳ hơn một chút: khi nấu người ta thường thả những bông hoa bưởi trắng muốt vào, khuấy đều lên, khiến bát chè dậy lên hương thơm man mác rất dễ chịu.
Xôi chè - sự kết hợp tinh tế giữa xôi vò và chè đường - hay còn gọi là chè hoa cau là món ăn rất thi vị của mảnh đất Hà thành.
Xôi chè từ xưa đến nay vẫn là một món ăn thanh tao của người Hà Nội, thường chỉ xuất hiện trong những dịp lễ tết hoặc cúng giỗ. Ngày xưa, để đồ được chõ xôi ngon, thường chỉ các cụ lớn tuổi hoặc các mẹ giàu kinh nghiệm mới được giao trọng trách này. Chỉ một sơ sẩy nhỏ như để lửa quá to, quá nhỏ hoặc thời gian chưa đủ cũng dễ làm hỏng chõ xôi quý.

Tôi nhớ thuở nhỏ mỗi khi giỗ ông ngoại, bà thường ngâm gạo nếp, đỗ xanh từ đêm hôm trước cho hạt gạo mềm. Bà chọn gạo nếp rất kỹ, chắc chắn phải là gạo nếp cái hoa vàng, từng hạt gạo béo tròn, có mùi thơm của nếp mới. Bà nói có như vậy chõ xôi vò mới dẻo thơm và từng hạt xôi không vón cục lại với nhau. Còn đỗ xanh thì tốt nhất nên chọn loại đỗ còn nguyên vỏ thì khi chế biến xôi vò mới giữ được mùi thơm nguyên sơ của hạt đỗ.
Chõ xôi chín bao giờ cũng dậy lên một mùi thơm ngào ngạt của đỗ xanh và gạo nếp quyện vào nhau. Bà tôi cẩn trọng đơm từng đĩa xôi, múc từng chén chè trang trọng đặt lên bàn thờ Tổ. Mỗi lần nhà có giỗ, tụi trẻ con như tôi đứa nào cũng háo hức mong đợi để được thưởng thức món ăn xa xỉ nhất thời đó.
Xôi vò trộn cùng chè hoa cau là sự kết hợp rất ý nhị giữa cái dẻo bùi của xôi và vị ngọt rất dịu nhẹ của chè. Bát chè hoa cau ngày xưa trong các gia đình quyền quý có cầu kỳ hơn một chút: khi nấu người ta thường thả những bông hoa bưởi trắng muốt vào, khuấy đều lên, khiến bát chè dậy lên hương thơm man mác rất dễ chịu.
Ngày nay, trên nhiều góc phố, ngõ ngách của Hà thành vẫn còn các bà các cô bày bán món xôi chè. Riêng tôi thích nhất quán xôi chè trên phố Thụy Khuê, nơi tôi đã tìm thấy cái hương vị ngày xưa mà bà ngoại vẫn thường nấu, nhớ lại tuổi thơ ngọt ngào như bát chè của bà. Cô chủ quán thường kể cho tôi nghe chuyện một bác Việt kiều đang định cư ở nước ngoài, mỗi lần trở về Hà Nội ngày nào cũng tới quán ăn một bát xôi chè cho thỏa nỗi nhớ mong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét