Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Tượng vua sám hối

Tượng vua sám hối, tượng vua sám hối, tượng vua

Vị trí: Ba Đình, Hà Nội
Bức tượng ở chùa Hòe Nhai (Hà Nội) được sơn son thiếp vàng, tạc hình ảnh một vị vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn, ngồi trên tòa sen.
Bức tượng “Phật cưỡi vua” là độc nhất vô nhị, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, có bao nhiêu người được chiêm ngưỡng là bấy nhiêu sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi được nghe về huyền tích sự ra đời của tượng “vua sám hối”. Đây là cả một truyền kì dài gắn với tên tuổi của một vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

 Nhiều người khi nhìn bức tượng này cho rằng đây là một sự trừng phạt nhưng trái lại, "Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt”, nhà sư Thích Tâm Hoan nói.


“Pho tượng không chỉ là một sự hoài cổ, mà nó là một bài học lưu truyền cho muôn đời sau học tập. Làm người ai cũng phải sửa bỏ thói hư tật xấu thì mới đạt được kết quả tốt. Ai sống trên đời cũng đều mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết nhìn nhận và sửa sai, để được tha thứ. Khi biết nhận lỗi, những người khác sẽ không đánh giá và quy tội nữa.



Sự ra đời của pho tượng sám hối kỳ lạ

Theo lời của trụ trì Thích Tâm Hoan, thì vào khoảng năm 1670, lúc này Phật giáo đang trong thời kỳ suy sụp, các nhà sư đều điêu đứng vì bị cho rằng sự tồn tại của họ là không có lợi cho xã hội, các Tăng ni và Phật tử trong chùa đều là những người lười nhác và sống ỉ lại vào sự hảo tâm của mọi người, lãng phí của cải.
 




Khi vua Lê Hy Tông lên nắm quyền năm 1675 đã ra sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, ai ngoan cố không đi sẽ bị khép vào trọng tội đem ra xử trảm, khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh hơn bao giờ hết trong lịch sử. Chùa bỏ hoang, kẻ cắp vào tàn phá, các nhà sư phải bỏ lên rừng, nhiều người không chịu được đói rét lại cởi áo cà sa quay về kiếp phàm trần.


Cùng thời gian này có một vị thiền sư đắc đạo tên Tông Diễn, ông thuộc thế hệ thứ hai của phái Tào Động. Ông được mọi người thời bấy giờ gọi là “tổ cua” vì tương truyền có một lần Tông Diễn mua được một mớ cua mẹ sau đó liền thả hết chúng trở về mương vì khi nhìn thấy chúng sùi bọt ông cho rằng chúng đang than khóc cho số phận của mình.


Nhìn thấy sự đi xuống của Phật giáo và sự khốn khổ của các vị sư, Tông Diễn đã quyết tâm tìm cách trở về kinh thành Thăng Long nơi có vua Lê Hy Tông ngự để ngộ giác tư tưởng nhà Vua, cứu lại niềm tin Phật pháp vô biên.

 

Pho tượng Vua sám hối - độc nhất vô nhị 


Vì khi đó vua Lê Hy Tông đang rất kì thị và căm ghét nhà sư nên Tông Diễn phải cải trang sau đó giả vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ được viết bằng tâm huyết của Tông Diễn, giúp vua Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo.


Điều mà bức sớ của Tông Diễn muốn nói với vua Hy Tông là ở đời Trần, đời Lý, các vua hết sức coi trọng đạo Phật và rồi quốc gia thịnh trị, đạo Phật khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội...

 

Khi truyền đến tay, vua Hy Tông sau khi đọc hết bức sớ chứa đầy những suy nghĩ đúng đắn của vị thiền sư trong giây lát như bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mộng mị. Nhà vua lập tức cho triệu ngay Tông Diễn vào triều, cúi mình tạ lỗi trước nhà sư, sau đó thu hồi sắc lệnh cấm Phật giáo và hứa sẽ sửa mình với Tông Diễn.


Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất cõng trên lưng tượng đức phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen và đặt tên đó là bức tượng “vua sám hối”.


Bức tượng do vua Hy Tông sai tạc ngoài việc để sám hối với đức Phật vì hành động “phá đạo” của mình, ông còn muốn tất cả mọi người hãy tự biết tu thân sửa mình để sống tốt hơn, nhất là những quan lại nắm chức, cầm quyền trong tay cũng phải xem lại chính mình. Sự ngự trị trong cõi này còn có một cõi ngự trị siêu hùng ưu việt hơn, đó là lực lượng của trí tuệ, một sự tự thân, của bản thể duy nhất.


Như vua Lê Hy Tông, người mang quyền lực tối cao trong một nhà nước đã biết nhận lỗi, sửa lỗi. Sự sám hối này không chỉ cho mình ông, mà còn để răn dạy bao thế hệ về sau nữa", nhà sư Thích Tâm Hoan chỉ dạy.


Năm 2006, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến, trong đó có pho tượng Vua sám hối độc nhất ở Việt Nam, với tạo hình độc đáo. Hiện tượng “vua sám hối” cũng được ghi vào sách kỷ lục Guinness.


Pho tượng đang được tách riêng để tu sửa 



Hiện pho tượng này còn đặt tại chùa Hòe Nhai (tức Hồng Phúc tự) là nơi thiền sư Tông Diễn cuối đời đã về hoằng pháp ở đó và cho khắc 2 bộ kinh tối thượng là Hoa nghiêm và Pháp hoa trước khi sư thị tịnh vào năm Kỷ Sửu 1709. Ngày nay, chùa tọa lạc số 19 Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội. Tượng được nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường thu vào ống kính trong một dịp hành hương ra Bắc.

Khách Sạn Đặng Anh 23 Hàng Than,Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn.
 Nằm ở vị trí thuận lợi trong Nghi Tàm / Hồ Tây - Quận Tây Hồ, Dang Anh Hotel là một điểm lý tưởng để khởi hành chuyến du ngoạn của bạn ở Hà Nội. Từ đây, khách có thể dễ dàng tiếp cận được nét đẹp sống động của thành phố ở mọi góc cạnh. Khách sạn hiện đại này nằm trong khu lân cận với các địa điểm tham quan nổi tiếng của thành phố như Cho Dong Xuan, đền Quán Thánh, Pho Co.
Với việc mang lại dịch vụ cao cấp cho khách và một loạt những tiện nghi hiện đại, Dang Anh Hotel đã cam kết sẽ đem đến cho bạn một kì nghỉ thoải mái dễ chịu nhất có thể. Khách sạn trang bị một loạt thiết bị trực tuyến để nhằm thỏa mãn cả vị khách khó tính nhất.
Khách sạn đặc biệt có 25 phòng đẹp, mỗi phòng bao gồm máy lạnh, tủ lạnh, góc ngồi nghỉ, máy sấy tóc, truy cập internet không dây. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Với vị trí lý tưởng và cơ sở vật chất thích hợp, Dang Anh Hotel đạt được tiêu chuẩn ở mọi khía cạnh. 

Sau đó thăm đền Yên Thành

Đền Yên Thành, den,yen,thanh

Thời Lê, Yên Thành là một trong số tám làng có tên gọi bắt đầu bằng chữ “Yên”, thuộc tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Tám làng đó ở vị trí giữa phía nam là tường thành Hà Nội (nay là phố Phan Đình Phùng); phía bắc là hồ Trúc Bạch và hồ Mã Cảnh (Cổ Ngựa); phía đông giáp phường Hòe Nhai và phía tây giáp với phường Thụy Chương.
Yên Thành là vùng đất cổ có bề dày lịch sử. Đền Yên Thành được người dân trong vùng xây dựng làm nơi phụng thờ Vua Bà Lý Chiêu Hoàng – vị vua thứ chín cũng là đời vua cuối cùng của nhà Lý.
Đền nằm trên phố Phan Huy Ích, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Được khởi dựng vào cuối thời Lê. Ngày 31.12.2002, Đền Yên Thành được xếp hạng Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật. 
Điểm nổi bật của các ngôi đền là nghệ thuật trang trí trên các bức chạm nổi hình rồng. Kẻ, xà ngang, đấu kẻ chạm hình lá đề, vân xoắn, diềm mái phía trước tiền tế có hình hổ phù, hoa lá, chữ triện. Trải qua nhiều biến động của thời gian, đến nay đền vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị. Đó là những tượng thờ, hương án, sập thờ, cửa võng, kiệu rước mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 được nghệ nhân tạo tác rất tỉ mỉ, công phu, thếp vàng lộng lẫy và đều có chạm rồng phượng. Hệ thống tượng tròn gồm 21 pho, trong đó có 9 tượng vua triều lý, và các tượng thánh, tượng chầu. Đặc biệt pho tượng Lý Chiêu Hoàng được thể hiện bằng trình độ nghệ thuật cao. Ngoài ra, đền cón có các tư liệu thành văn như thần tích, sắc phong, bia đá là nguồn sử liệu quý giá góp phần tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Thăng Long.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vì vua Huệ Tông không có con trai nên mùa đông tháng Mười xuống chiếu lập Công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng Thái Tử để truyền ngôi cho. Chiêu Thánh lên ngôi đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo. Năm thứ nhất tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng húy là Phật Kim, sau đổi là Thiên Hinh con gái thứ của vua Lý Huệ Tông, mẹ là Trần Thị”. Theo cuốn “Lý Thái Hậu thực lục” bản thần tích chữ hán và một số tài liệu khác: Chiêu Hoàng vốn là nữ chúa của triều Lý. Tháng 10 năm 1224, Bà lên ngôi Hoàng đế, lúc mới tám tuổi. Tháng 12 năm Ất Dậu, do sự xếp đặt của Trần Thủ Độ, Vua Bà Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, cũng mới tám tuổi và nhường ngôi cho chồng. Sống với vua Trần nhiều năm mà đường con cái muộn mằn, Chiêu Hoàng luôn có nỗi buồn mênh mông, cảm thấy như có điều gì đã định sẵn tự trời xanh. Bà thường than: “Rừng vàng biển bạc coi nhẹ như không, người con hiếu thảo với Tổ tông phải biết nối dòng giữ nước, việc ấy còn quý hơn cả biển bạc núi vàng”. Bà dâng biểu tông và được nhà vua ưng thuận. Từ đó, Bà rời cung cấm đi ngao du, thăm phong cảnh và giảng kibnh thuyết pháp ở nhiều nơi
Năm 1258, Bà được gả cho tướng có công đầu trong cuộc chiến dẹp giặc Nguyên xâm lược là Lê Phụ Trần. Họ sống với nhau thuận hòa. Chiêu Thánh sinh được hai người con, một trai, một gái. Bà qua đời năm 61 tuổi. Tương truyền, lúc mất mái tóc vẫn đen, môi vẫn đỏ một màu hoa đào. Hoàng Hậu Chiêu Thánh còn nổi tiếng là người nhân hậu, có lòng từ bi quảng đại.
“Vạn cổ tinh quang hồ thượng miếu
Thiên thu thắng tích nữ Trưng Vương”
(Muôn thuở rạng rỡ linh thiêng tòa miếu bên bờ hồ. Nghìn năm di tích nổi danh (ngài) là vị vua trong giới nữ)
Vượt muôn trùng dâu bể, đôi câu đối quý còn lưu giữ trong đền Yên Thành sẽ mãi mãi như một lời nhắn gửi tới du khách muôn phương và gợi nhiều suy ngẫm.   

Bún chả

Là món ăn ngon và có rất sẵn, bún chả là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn trưa cho mọi người. Thịt lợn thái miếng được nướng trên than hồng ăn cùng với nước mắm được pha cùng dấm, chanh, đường thành hỗn hợp nước chấm tuyệt ngon ăn kèm với bún và các loại rau sống.Được ăn kèm với chả nướng, bún chả là món có rất nhiều năng lượng, ăn cùng vời tỏi và ớt cho thêm hương vị. Du khách có thể nếm thử bún chả tại 34 Hàng Than, Hà Nội


1 nhận xét:

  1. Khu biệt thự Hoa Sữa, Anh Đào, Hoa Lan, Hoa Phượng và Bằng Lăng là 5 quần thể biệt thự sinh thái được thiết kế và xây dựng theo mô hình của Venice - một thành phố xinh đẹp, sang trọng và quyến rũ ở Ý. Từng khu biệt thự tại Vinhomes Riverside giai đoạn 2 đều mang một vẻ đẹp sang trọng, tinh tế, hài hòa với hệ thống sông hồ và không gian xanh bao quanh. Kết hợp với cụm công trình chức năng hiện đại, biệt thự liền kề Vinhomes Riverside cam kết mang đến sự tiện nghi tối ưu, hoàn hảo và tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho mỗi cư dân.

    Trả lờiXóa