Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Tháp Rùa

Tháp Rùa , thap,rua
Vị trí: Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tháp Rùa là một ngọn tháp ở khoảng giữa, phía nam Hồ Gươm, Hà Nội. Đây từng là nơi câu cá giải trí của vua quan triều Lê Tầng dưới vốn là đình Tả Vọng, di tích cũ do Trịnh Giang xây từ thế kỳ 18.
Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-thế kỷ 18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa.
Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.
Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội.
Ngôi tháp được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2, theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, các mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn. Phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh. Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.
Tầng một xây trên móng cao 0,8m. Tầng này do là hình chữ nhật nên chiều dài mở ra ba cửa, còn chiều ngang mở ra hai cửa, tất cả là 10 cửa, đỉnh nhọn như cửa các nhà thờ Thiên chúa giáo. Bên trong tầng này phân ra ba gian, các gian thông với nhau bằng các cửa ngăn, đỉnh cũng nhọn như tất cả các cửa khác. Cả tầng có 4 cửa ngăn, tổng cộng 14 cửa.
Tầng hai xây lùi vào một chút, chiều dài 4,8m, chiều rộng 3,64m, cũng chia ra ba gian, kiến trúc y như tầng một với 14 bộ cửa nhưng nhỏ hơn.
Tầng ba thu nhỏ hơn nữa, dài 2,97m, rộng 1,9m, chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68m. Sát tường phía Tây có một ban thờ, không rõ thờ ai và có từ lúc nào.
Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m. Trên tường mặt phía Đông, bên trên cửa tròn của tầng ba có ba chữ Quy Sơn Tháp, nghĩa là Tháp Núi Rùa.
Như vậy, từ nền đất Gò Rùa lên đến đỉnh tháp là 8,8m.
 http://ccbsu9.org/content/images/stories/280211rua.jpg

Thời Pháp thuộc, trên đỉnh Tháp Rùa có dựng một phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do (1890-1896) (hay còn được gọi là tượng Đầm Xòe). Sang thập niên 1950 tượng này đã bị phá bỏ khi chính phủ Đế quốc Việt Nam của thủ tướng Trần Trọng Kim nắm chính quyền thay cho quân Pháp.
Đã hơn một thế kỉ tồn tại, dù có nét kiến trúc lai tạp châu Âu nhưng Tháp Rùa đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hồ Gươm và là một phần của tâm hồn Hà Nội. Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc Âu châu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam.

Khách Sạn Nam Phương ở  26 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội là một trong những khách sạn tại hà nội phù hợp với bạn.

Lấy tên theo tên vị hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam, Nam Phương Hotel với địa điểm đẹp, hành lang rộng ,đường phố có nhiều cây xanh tạo ra một bầu không khí trong lành ,mát mẻ rất có lợi cho sức khoẻ .

Hồ Gươm là điểm đến tiếp theo

Hồ Gươm, hồ gươm, ho guom
Hồ Gươm có một bề dày lịch sử và huyền thoại song hành với bề dày lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Hồ Gươm là trái tim của Thủ đô đất rồng bay. Nhà thơ Hy Lạp Ludemit đã ví: "Hồ Gươm là lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng thành phố".
Nói đến Thăng Long - Hà Nội không thể không nhắc tới chùa Một Cột (thời Lý), Cột Cờ lịch sử trong thành Hoàng Diệu, điện Kính Thiên, bến Chương Dương bên sông Hồng, đến vườn hoa Ba Đình lịch sử. Nhưng mọi người dân Việt Nam hay người nước ngoài đến Hà Nội không thể không đến Hồ Gươm với hình ảnh mang theo trong ký ức, trong tâm thức thật khó phai mờ.

Hồ Gươm có thể còn nhiều tuổi hơn cả kinh thành Thăng Long xưa, và được mang khá nhiều tên: Hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng, Hữu Vọng, hồ Thủy Quân... Đặc biệt, đầu thế kỷ XV hồ được mang tên "Hồ Hoàn Kiếm" hay thường gọi là Hồ Gươm. Đầu thế kỷ XV, Hồ được gắn với tên tuổi người anh hùng dân tộc Lê Lợi - lãnh tụ của nghĩa quân Lam Sơn qua sự tích bắt được thanh gươm thần trên sông Thu (quê hương ông). Ông mang bên mình thanh gươm báu ấy suốt 10 năm cùng Nguyễn Trãi lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi quân xâm lược Minh. Năm 1427, khi giặc tan, ông lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Lê Thái Tổ. Một hôm, Lê Thái Tổ ngự thuyền rồng dạo chơi quanh hồ. Bỗng một con rùa vàng nổi lên. Ông vung gươm chỉ vào rùa vàng. Tự nhiên thanh gươm rời khỏi tay và bay về phía rùa vàng. Rùa liền há miệng ngậm thanh gươm báu lặn xuống lòng hồ. Vua Lê cho rằng đó là điềm lành của trời đất. Nước Việt Nam ta từ nay sẽ thanh bình, thịnh trị.
Một văn sĩ người Ba Lan bay trên bầu trời Hà Nội, khi về nước đã viết thư cho nhà văn lão thành Nguyễn Tuân: "... Tôi muốn đánh ghen với tạo vật, cái thứ tạo vật biệt nhỡn với những con người Hà Nội, không thế sao Thủ đô các anh lại có được một cái hồ xinh nhường ấy! Tôi mệnh danh Hồ Hoàn Kiếm của anh, của các anh là viên ngọc Ermos. Thật vậy, khi tàu bay tôi nghiêng cánh mấy lần để chào thành phố Hà Nội anh dũng và duyên dáng, nơi đầu cánh tàu bay tôi lấp lánh một viên ngọc, nó xanh như màu xanh của ước mơ vô tận. Với các anh, tạo vật nhiều lúc khắt khe, nhưng có lúc đã là thợ kim hoàn rất ý nhị. Hồ của các anh nằm giữa thủ đô như một viên ngọc Ermos, nằm giữa cái nền hộp nữ trang bọc nhung xanh, hồng, kẻ đường con cò...".
Một anh nhà báo nước ngoài có tên là Anian Xơn lại có một cái nhìn rất thực tiễn cuộc sống và cũng rất hình tượng: "Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội - Việt Nam như một chiếc đèn kéo quân khổng lồ. Người và xe lướt theo nhau vội vã, hối hả bằng một lực đẩy cuộc sống vô hình. Hồ Gươm - chiếc đèn kéo quân ấy cứ quay mãi, quay mãi theo dòng chảy thời gian vô cùng tận..."
Còn nhà điện ảnh Xô Viết nổi tiếng Roman Karmen lại có cái nhìn rất lịch sử và giàu ngôn ngữ tạo hình: "...Trung tâm Hà Nội và tháp cổ giữa hồ là kỷ vật lịch sử quý báu của nhân dân Việt Nam. Đường quanh hồ với những hàng cây cao chạy quanh và tháp Rùa đã tạo nên một cảnh quan rất đẹp; thậm chí cả trong màn mưa dày hạt, cảnh quan hồ Gươm vẫn rất đẹp!".



Mới năm 1998, kiến trúc sư trưởng của một thành phố ở tận phía tây Australia đến Hà Nội lại có một cái nhìn khác: "... Hồ Hoàn Kiếm là chiếc máy điều hòa nhiệt độ thiên nhiên vô giá, nếu ta biết giữ gìn. Hồ Hoàn Kiếm là trái tim của Hà Nội, là lá phổi khổng lồ lọc cho không khí thủ đô trong lành. Tôi đã đến nhiều nước nhưng không có nhiều thành phố trên thế giới có diễm phúc đến như vậy!".
Còn nữ văn sĩ Cộng hòa Liên bang Đức Annaliese Wulf đã dành cả trang sách để tả về hồ Gươm, ca ngợi hồ Gươm hết lời, còn có một lời khuyên những ai đến Hà Nội - Việt Nam rằng: "Ai chưa một lần tới Hồ, dạo quanh Hồ, ngắm phong cản

 Phở bò Hà Nội


Phở là món ăn truyền thống của người Việt, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Trong đó, nổi tiếng nhất là phở bò Hà Nội.

Phở “xếp hàng” Bát Đàn đặc trưng cho phở Hà Nội truyền thống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét