Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Hội Đền Đồng Nhân

Vị trí: phường Ðồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hàng năm, từ ngày 3 tới ngày 6.2 âm lịch tại đền Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) diễn ra lễ hội tưởng nhớ công lao của hai Bà Trưng - là những nữ anh hùng đã có công đánh giặc Đông Hán giành quyền tự chủ cho đất nước và làm rạng ngời trang sử vẻ vang của dân tộc.
Lễ hội đền Đồng Nhân là một trong những lễ hội lớn của nước ta, được tổ chức nhằm tưởng nhớ hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị - những nữ anh hùng kiệt xuất đã phất cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho dân tộc.
Hai bà quê ở Mê Linh (nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội). Vào những năm 40 - 43 sau công nguyên, khi nhà Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, thái thú nhà Đông Hán là Tô Định đã giết hại Thi Sách - chồng của bà Trưng Trắc. Hận giặc đàn áp nhân dân, giết hại chồng mình, hai bà đã phất cờ nổi dậy và được dân chúng ở các nơi cùng hưởng ứng đánh đuổi quân Đông Hán, lấy được 65 huyện thành (toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó) và tự xưng làm vua. Năm 42, nhà Đông Hán sai tướng là Mã Viện mang quân sang chiếm lại nước Việt. Lực lượng của hai bà yếu thế hơn và phải rút về Cấm Khê (nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội) cầm cự gần 1 năm. Khi không chống đỡ nổi, hai bà chạy về địa phận đền Hát Môn bây giờ (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) và cùng nhảy xuống sông Hát tự vẫn vào ngày 6/2 âm lịch. Khi chết đi, hai bà hóa thành pho tượng đá trôi trên sông Hồng về bãi Đồng Nhân (Thanh Trì, Hà Nội) và ban đêm thường phát sáng rực rỡ. Năm 1142, dưới triều vua Lý Anh Tông, sau khi vua biết chuyện về pho tượng phát sáng đã truyền lệnh cho dân làng Đồng Nhân lấy vải đỏ rước tượng bà về và lập đền thờ ngay tại bãi Đồng Nhân ven sông. Về sau, do bãi sông bị lở dần, đền có nguy cơ bị đổ nên dân làng dời đền về khu Võ Sở (thời Lê dùng làm nơi luyện và thi võ) ở thôn Hương Viên (nay thuộc phường Đồng Nhân, Hà Nội). Dân làng Đồng Nhân ở ngoài bãi cũng di chuyển theo đền về nơi mới để thờ cúng hai bà.
Lễ hội đền Đồng Nhân được tổ chức từ mồng 4 đến hết 6/2 âm lịch hàng năm, chính hội là  5 - 6 /2. Cứ 5 năm có một hội lớn, thu hút rất nhiều nhân dân cùng du khách thập phương về tham dự.
Diễn biến hội:
Ngày 04/2:
Buổi sáng, các cụ ông phường Đồng Nhân trong trang phục truyền thống làm lễ bao sái đồ thờ và lễ tế yết xin đức Thánh khai hội. Sau đó, là lễ dâng cúng trà rượu vào hậu cung theo tục lệ xưa do các cụ bà đảm nhiệm. Tiếp theo đội tế nữ phường Đồng Nhân làm lễ dâng hương.
Ngày 05/2:
Từ 6h sáng, giữa tiếng trống, tiếng chiêng và cờ quạt, tán lọng rực rỡ, đám rước đi ra đường Nguyễn Công Trứ rồi tiến về bờ sông Hồng, đến miếu thờ Hai Bà ở đường Bạch Đằng thì dừng kiệu. Đội rước nước khiêng 2 choé xuống thuyền đã chờ sẵn, rồi chèo thuyền ra giữa dòng, múc nước vào đôi choé (nước đem về sẽ được nấu với trầm hương để làm lễ tắm tượng và dâng cúng Thánh). Sau đó,  đội rước nước chèo thuyền vào bờ rồi nhập vào đám rước chính để trở lại đền. Khi đoàn rước đã yên vị tại đền, đội tế nữ làm lễ dâng hương lễ Thánh. Sau tuần tế là tiết mục múa đèn, được thực hiện bởi mười cô gái vấn khăn, mặc áo dài đen, thắt lưng điều, hai tay cầm hai đèn, múa trước bàn thờ. Dẫn nhịp cho đội múa là "con đĩ đánh bồng" do một nam đóng giả nữ, mặc áo the quần trắng, khăn lượt, đeo trống cơm, sau lưng cắm cờ đuôi nheo, hai tay "bập bùng" dẫn động tác cho đội múa đèn một cách mềm mại, duyên dáng. Đến tối, lễ mộc dục được diễn ra lúc 19h tối với lễ lục cúng do các vị sư làm lễ (dâng sáu lễ vật hương, hoa, đèn và nến, trà, quả).
Ngày 06/2:
Buổi sáng có chương trình biểu diễn hoạt cảnh, tái hiện cảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc. Tiếp đó lễ mít tinh đón các xã quan anh về để tế hội đồng được tổ chức. Theo tục lệ truyền thống, đúng 12 giờ trưa, cỗ chay của ông chủ cỗ và của dân làng được rước vào để làm lễ Thánh. Sau đó là lễ tế hội đồng của 4 xã, phường kết chạ là: Đồng Nhân, Mê Linh, Hát Môn, Phụng Công.  Kết thúc lễ hội là màn tế giã hội đóng cửa đền của đội tế nam Đồng Nhân vào lúc xế chiều.
Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều hoạt động được tổ chức như: hát quan họ trên thuyền, hát chầu văn, biểu diễn võ thuật, múa roi, thi đấu cờ, chọi gà...

Khách Sạn Hướng Dương ở 16A, Nguyễn Công Trứ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn.

Tọa lạc trên phố Nguyễn Công Trứ - Q. Hai Bà Trưng - TP Hà Nội, liền kề trong trung tâm Thủ Đô Hà Nội với các địa danh văn hóa, lịch sử, trung tâm thương mại: Hồ Hoàn Kiếm, Nhà Hát Lớn, Chợ Đồng Xuân... gần các cơ quan chính phủ: Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế...
Phòng khách đạt tiêu chuẩn tương đương 3 sao, tiện nghi sang trọng, kết nối wifi miễn phí tại phòng, cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, chu đáo mến khách tạo cho quí khách cảm giác ấm áp như ở trong ngôi nhà thân yêu của mình.
Khách sạn Hướng Dương đã đầu tư nâng cấp hệ thống thang máy và đưa vào vào sử dụng từ ngày 15 tháng 08 năm 2010, thuận tiện cho việc di chuyển của quý khách.    

Tham dự lễ hội xong bạn nhơ thăm Đền Đồng Nhân

Đền Đồng Nhân, den,hai,ba,trung
Địa chỉ: 12 phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đặcđiểm: Thờ hai chị em bà Trưng Trắc và Trưng Nhị,là những vị nữ anh hùng kiệt suất đã khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho đất nước.
Ngôi đền trước kia thuộc làng Đồng Nhân, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay ở 12  phố Hương Viên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đền Đồng Nhân là ngôi đền thờ Hai Bà nổi tiếng tại kinh đô Thăng Long. Sự ra đời của ngôi đền đã từng được kể, được ghi lại: …“Vào đời Lý Anh Tông, niên hiệu Đại Đinh 3 (1142), có pho tượng đá nổi trên dòng Nhị Hà, tỏa sáng cả một đoạn sông, thuyền bè không dám đến gần.


Vua Anh Tông biết chuyện bèn sai người ra đón rước nhưng không được. Theo ý các bô lão, người ta lấy vải đỏ, làm lễ, buộc vào tượng rồi rước vào: một pho tượng cao lớn, đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp, hai tay chỉ lên trời, một chân quì, một chân ngã ra..." và ngôi đền được dựng ở bãi Đồng Nhân, trên bờ sông Hồng vào năm Đại Đinh 3 (1142) đời Lý Anh Tông.


Do ở vùng đất bãi sông luôn bị sói lở, nên dân làng Đồng Nhân đã phải dời ngôi đền tới khu Võ Sở cũ của triều Lê ở thôn Hương Viên (tức địa điểm hiện nay) vào năm Gia Long 18 (1819). Đền Hai Bà còn được gọi theo tên địa danh là đền Đồng Nhân. Đền là trung tâm của quần thể di tích với đình thờ Thành hoàng làng và chùa thờ Phật.


Đền Đồng Nhân còn gọi là đền Hai Bà Trưng và đền Trưng Nữ Vương. Đền được xây dựng vào năm 1142 dưới triều vua Lý Anh Tông, Hai bà quê ở Mê Linh, đất Phong Châu. Chị là Trưng Trắc, em là Trưng Nhị. Lúc bấy giờ Thái thú nhà Hán là Tô Định tàn bạo, giết hại Thi Sách, là chồng của bà Trưng Trắc. Hai bà phất cờ nổi dậy và được dân chúng ở các nơi cùng hưởng ứng đánh đuổi quân Tô Định lấy được 65 thành trì ở Lĩnh Nam, tự xưng làm vua. Về sau, nhà Hán sai tướng là Mã Viện sang đàn áp, hai bà chống không nổi phải rút về giữ đất Cẩm Khê, sau cùng lên núi Thường Sơn và tự vẫn. Một thuyết khác nói rằng Hai Bà cùng nhảy xuống sông Hát Giang tự vẫn, sau đó khi thiêng hóa thành hai tảng đá trắng trôi trên sông Hồng về bến bãi Đồng Nhân, đêm thường phát sáng rực rỡ. Dân làng thấy vậy, bèn lấy vải đỏ rước tượng bà và lập đền thờ Hai Bà ở ngay bãi Đồng Nhân ven sông. Tương truyền tượng đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp, hai tay giơ cao chỉ lên trời. Vua đã phát hai đôi ngà trang trí và hai pho tượng voi để thờ Hai Bà.
         
Đến thời Chính Hòa (Lê Hi Tông 1676 – 1705) có sắc phong “Lĩnh Nam liệt Khái, thạch hóa chân dung” (nghĩa là đấng nghĩa liệt khảng khái đất Lĩnh Nam dung mạo kết tinh thành đá).


 Do bãi sông bị lở dần, đền có nguy cơ bị đổ, dân phải dời về xã Đại Từ. Đến năm Gia Long 18 (1819) đền mới được chuyển vào tại Hương Viên, trên nền khu Võ Sở (thời Lê dùng làm nơi luyện và thi võ). Dân làng Đồng Nhân ở ngoài bãi cũng di chuyển vào đó và thờ cúng Hai Bà. 


Trước mặt đền có hồ bán nguyệt, đường vào qua 4 cột trụ gạch đồ sộ, cây cối sum sê, bên trái là sân rộng, dưới bóng đa có tấm bia đá đặt trên lưng rùa. Khu đền thờ hiện nay được chia làm hai phần: đền thờ Hai Bà và chùa thờ Phật.


Đền kiến trúc theo kiểu "nội Công ngoại Quốc", gồm tiền tế, đại bái và hậu cung. Tiền tế 7 gian. Trong tiền tế được bày 2 voi gỗ sơn đen, ngà của voi là ngà thật. Đây là 2 voi tượng trưng cho voi của Hai Bà cầm quân ra trận. Bên cạnh đó là các bức hoành phi, câu đối ca ngợi sự nghiệp cùng công đức của Hai Bà. Tòa bái đường được đặt ngai thờ và 1 tấm khảm thể hiện hình ảnh Hai Bà cưỡi voi đánh giặc.

  
Bên cạnh đó có nhang án, hoành phi, câu đối... Trong hậu cung đặt tượng Hai Bà cùng 6 tượng nữ tướng dàn hai bên, trong đó là các tướng Lê Chân, Hòa Hoàng, Thiên Nga, Nguyễn Đào Nương, Phùng Thị Chính và Bát nạn Công chúa Phạm Thị Côn. Hai Bà và các tướng lĩnh được thờ như nhiều nơi trên đất nước như ở đền thờ Hai Bà ở Hát Môn (huyện Phúc Thọ), ở Phụng Công (Hưng Yên), ở Mê Linh (huyện Mê Linh)... và có tới hơn bốn trăm nơi thờ các vị tướng của Hai Bà
Trên bệ đá cao khoảng một mét là tượng Hai Bà bằng đất luyện, tư thế ngồi. Bà chị Trưng Trắc mặc áo vàng, bà em Trưng Nhị mặc áo đỏ, đầu đội mũ phù dung, tượng to hơn người thật, tay giơ cao trước mặt như đang hiệu triệu quần chúng, Hai bên là tượng12 nữ tướng đã theo Hai Bà khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, rửa nhục nước, trả thù chồng.

       

Đến thời Chính Hòa (Lê Hi Tông 1676 – 1705) có sắc phong “Lĩnh Nam liệt Khái, thạch hóa chân dung” (nghĩa là đấng nghĩa liệt khảng khái đất Lĩnh Nam dung mạo kết tinh thành đá).
Do bãi sông bị lở dần, đền có nguy cơ bị đổ, dân phải dời về xã Đại Từ. Đến năm Gia Long 18 (1819) đền mới được chuyển vào tại Hương Viên, trên nền khu Võ Sở (thời Lê dùng làm nơi luyện và thi võ). Dân làng Đồng Nhân ở ngoài bãi cũng di chuyển vào đó và thờ cúng Hai Bà.


Hàng năm đền tổ chức ngày hội chính vào mồng 6 tháng 2 âm lịch, nhân dân làng Đồng Nhân và nhân dân Hà Nội mở lễ hội  kỷ niệm Hai Bà Trưng (ngày rước tượng về thờ) theo sự tích đền và chính là ngày Hai Bà Trưng tuẫn tiết vì nghĩa lớn của dân tộc. Cứ đến ngày mồng 5 tháng 2, dân làng Phụng Công (Văn Giang, HưngYên), nơi cùng thờ Hai Bà sang đền Đồng Nhân, cùng người dân Đồng Nhân rước lễ, lấy nước giữa dòng sông về tắm tượng. Lễ hội ở đền Đồng Nhân cũng như các di tích khác đều nhằm tưởng niệm những anh hùng dân tộc, những người có công với nước với dân. Qua lễ hội biểu hiện rõ tình cảm "uống nước nhớ nguồn” tâm linh người Việt. Đền đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa. 

Đền đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 28-4-1962.

Bún thang Hà Nội

Bún thang, với cách thức chế biển đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, kỳ công từ người đầu bếp cũng là một trong những món ăn đặc trưng chứa đựng vô vàn nét tinh túy của ẩm thực Hà thành.
4 địa chỉ bún thang nổi tiếng: phố Cầu Gỗ, số 11 Hàng Hòm, số 11 Hạ Hồi, khu D4 Giảng Võ.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét