Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Động Hương Tích

Vị trí: Xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
Động Hương Tích cách chùa Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Mọi người thường nói: hễ ai đi chùa Hường mà chưa vào động Hương Tích thì coi như chưa đi đến nơi.
 Sách Dư địa chí của Phan Huy Chú chép: “…Núi Hương Tích ở phía tây núi Tuyết Sơn theo khe suối đi ngược lên, leo nhiều tầng núi mới vào động. Cảnh thiên nhiên như quỷ thần tạc rất lạ và khéo, là động đẹp nhất miền Nam Hải…Tương truyền, Phật Quan Âm Bồ Tát cầm tích trượng sang phương Nam trụ trì ở đây …mỗi năm ngày xuân về thiện nam, tín nữ ở các phương đến động dâng hương…” Động Hương Tích vốn có từ thời kỳ vận động tạo sơn, được phát hiện vào thế kỷ XI và đưa vào thờ Phật từ năm 1687.
Xưa kia động Hương Tích không một bóng người qua lại, cho đến khi cố Hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang trụ trì chùa Thiên Trù nhân một chuyến vãn cảnh núi non Hương Sơn đã tìm ra cửa vào động. Nhìn toàn cảnh, động Hương Tích nhìn giống như một cái đầu Rồng đang há miệng vờn ngọc, núi Đụn Gạo là lưỡi rồng còn những khối thạch nhũ cao to trổ xuống là răng rồng…mà đuôi rồng thì ở tít núi Ái Nàng – Hang Nước. Trước cửa động nhìn sang là một ngọn núi nhỏ, tròn xinh giống như viên ngọc minh châu, thường được gọi là thung Cháu (hay một số người lại gọi lài thung Châu). Quả núi có động Hương Tích là núi cao thứ nhì trong toàn hệ thống núi rừng Hương Sơn.


Ngọn núi cao nhất ở đây là núi Bà Lồ, ở phía trước núi động Hương Tích. Nghe một số cụ già trong làng Yến Vĩ kể lại thì trước đây trên núi Bà Lồ cũng có một ngôi chùa cổ đã đổ nát. Ở bên ngoài cửa động, trước khi theo các bậc đá đi xuống, chúng ta có thể nhìn thấy một tấm bia hình vuông tạc ngay trên một phiến đá có một bài thơ vịnh Hương Sơn viết khắc bằng chữ Nho theo lối thảo cổ, nét chữ như “rồng bay phượng múa”. Đó là bài thơ của Bùi Dị - một đại thần Dương triều – xưa kia đã từng đi xứ sang Trung Quốc, trong đó có câu: “Mưa đấy, tạnh ngay đấy; Ngày lâu, tháng cũng lâu”. Cửa động Hương Tích được tạc bằng đá xanh theo từng phiến, ghép từng viên.
Theo một số tài liệu của các cố Hoà thượng trụ trì chùa Hương và già lão thôn Yên Vĩ cho biết thì cửa động được xây dựng từ năm Bính Dần (1914) đến năm Đinh Mão (1918) do thợ Kiện Khê tỉnh Hà Nam được nhà chùa thuê làm cùng với sự trợ giúp của người dân làng Yến Vĩ .

 

Khách Sạn Hòa Nam ở Xã Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội là một trong những khách sạn tại hà nội phù hợp với bạn.
Khách sạn đạt chuẩn 3 sao theo tiêu chuẩn quốc tế, nằm trên vị trí đắc địa: nằm ngay khu tổ hợp trung tâm thương mại Hiền Lương, là nơi giao thương của hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức. Khách sạn gồm 55 phòng nghỉ, nhà hàng, tổ hợp khu giải trí với 10 phòng karaoke hiện đại và 01 khu spa và nhiều phòng chức năng khác. Tất cả các phòng đều được thiết kế tỉ mỉ tới từng chi tiết và đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất của khách du lịch theo mùa.

Sau đó hãy thăm thắng cảnh Hương Sơn

Khu danh thắng Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức,Hà Nội, cách trung tâmi 70km.
Hương Sơn là một quần thể những danh lam thắng cảnh và di tích. Trong cụm danh thắng Hương Sơn, bên cạnh các cảnh đẹp thiên tạo như suối Yến, động Hương Tích, động Tiên Sơn, động Tuyết Quynh, suối Giải Oan... còn rất nhiều các công trình kiến trúc nghệ thuật do bàn tay con người, qua các thời kỳ tạo nên, và đã trở thành những di tích lịch sử rất có giá trị như đền Trình, chùa Thiên Trù, đền Cửa Võng, Hương Sơn Tự... Từ trước Tết Nguyên đán hàng tháng trời, người dân Chương Mỹ (Hà Tây), đã tất bật chuẩn bị đón du khách đến trẩy hội Hương Sơn. Người ta chặt tre dựng quán suốt dọc hai bên đường từ bến Thiên Trù lên đến tận động Hương Tích. Dọc theo dòng suối Yến, những chiếc thuyền nằm ngâm mình dưới sâu trong những ngày vắng khách cũng đã được lôi lên, sửa sang lại, chuẩn bị cho mùa lễ hội. Mọi sự chuần bị cho lễ hội xuân Quý Mùi hầu như đã xong.
Từ bến Đục của suối Yến, trước khi đến Thiên Trù, Hương Tích, du khách phải qua đền Trình - Ngũ Nhạc thắp nén nhang với ý nghĩa trình lên thần linh lòng thành lễ Phật. Trở ra, du khách lại tiếp tục cuộc hành trình cùng con đò đi vào bến Thiên Trù. Dọc theo dòng suối Yến, hàng ngày là con đường đi về của người dân trong vùng, nhưng khi đến mùa lễ hội, đây lại là một tuyến du lịch tuyệt vời. Ngồi trên đò du khách được thả hồn vào phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời sơn thuỷ hữu tình thoả sức ngắm những ngọn núi với những cái tên vô cùng dân dã như núi Con Voi, núi Lọng Cụp, rồi Mâm Xôi Con Gà, núi Đổi Chèo... Nhưng có lẽ thú vị nhất vẫn là được ngắm dòng suối trong có thể nhìn tới tận đáy với những vạt tóc tiên xanh mướt. Sau chừng độ non một giờ ngồi đò, du khách sẽ lên bến Thiên Trù bắt đầu lộ trình núi non trùng điệp Từ bến Thiên Trù, có rất nhiều tuyến du lịch khác nhau như Thiên Trù - động Hương Tích, Thiên Trù - Hinh Bồng, Thiên Trù - Long Vân... Tuy nhiên, tuyến mà nhiều khách du lịch thường đi và cũng là tuyến có nhiều cảnh quan kỳ thú nhất là bến Đục - Thiên Trù - Hương Tích. Theo tuyến này, du khách có thể lên thẳng động Hương Tích và chùa Hương Tích, sau đó quay ra đền Cửa Võng, chùa Giải Oan, động Tiên Sơn rồi động Đại Binh. . . Kết thúc tuyến này, nếu còn thời gian du khách sẽ tiếp tục đi Hinh Bồng rồi sang Vân Long...

http://www.vinabooking.vn/uploads/hanoi/suoi_yen.jpg

http://i239.photobucket.com/albums/ff35/TYYT_2007/DPP_0003.jpg

http://i239.photobucket.com/albums/ff35/TYYT_2007/DPP_0004.jpg

http://i239.photobucket.com/albums/ff35/TYYT_2007/DPP_0005.jpg

Mơ chua, sắng ngọt, củ mài thơm: Đặc sản Hà Nội


30.jpgAi đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt biết còn thương chăng?

Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Đến chùa Hương, du khách thường được nghe câu ca trên và mua “mơ chua, sắng ngọt” về làm quà.
Mơ cùng họ với mai. Tùy màu sắc hình dáng và chất lượng của quả mơ, người ta chia làm các loại: mơ nứa có quả to tròn, nhiều nước, vỏ hơi trắng; mơ đào có đầu nhọn, hình trông như quả đào; mơ chấm son (hay còn gọi là mơ mép giải) không to lắm, có chấm đỏ; mơ bồ hóng thì trên vỏ có chấm đen. Quả mơ là món quà quý của Hương Sơn, thường được dùng để làm nuớc giải khát hay chế biến thành rượu mơ. Theo sách thuốc “Nam dược thần hiệu” của cụ Tuệ Tĩnh: “Quả mơ muối có vị chua, tính hàn không độc, trừ nhiệt, chỉ huyết, sanh tân dịch (nước bọt), lợi cuống họng, trị trúng phong, tiêu đờm, chữa lỵ” nên mơ còn là vị thuốc hay
Hà Tây còn một đặc sản nữa là rau sắng. Tuy tên gọi là “rau” nhưng cây sắng lại thuộc loại thân “mộc” và người ta dùng lá non và hoa của nó để nấu canh. Cây sắng mọc trên núi đá vôi, thân to, cao, hoa lấm tấm như hoa ngâu. Muốn hái lá non thì phải trèo lên cây mà hái. Những chiếc lá non của nó trông óng ả, mỡ màng. Lá non của cây sắng bị hái hết lớp này lại mọc ra lớp khác. Hoa sắng nấu canh ngọt hơn lá sắng. Khi nấu canh rau sắng, người ta chỉ nấu suông chứ không chung với thịt, cá nhằm giữ lại hương vị tinh khiết của rau.
Canh rau sắng đã ngon, nếu có thêm củ mài còn ngon hơn nữa. Củ mài Hương Sơn không chỉ dùng để nấu canh mà còn dùng để nấu chè. Người ta đem củ mài xát ra thành bột rồi mang chế biến. Chè củ mài thơm mát và trong như thủy tinh. Củ mài mọc ở chỗ có đất lẫn với đá núi nên đào rất công phu. Vì vậy, củ mài được những người sành về ẩm thực chọn là một trong những đặc sản Hương Sơn.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét