Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Lễ Hội Long Chu

Lễ Hội Long Chu, lễ hội long chu , lh long chu, long chu, lc

Vị trí: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Lễ hội Long Chu được tổ chức vào ngày 15/7 Âm lịch hằng năm, tại các làng biển thuộc thị xã Hội An. Lễ hội thường được tổ chức ở đình làng hoặc nơi hội họp của thôn, ấp.
Lễ Hội Long Chu: Là lễ hội của các làng biển quanh thị xã Hội An. Đây là lễ hội của các cư dân vùng biển Hội An để tống ôn và dịch bệnh vào lúc chuyển mùa. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm ở đình làng hoặc nhà chính quyền thôn, ấp. Trong dân gian Long Chu là thuyền rồng, một biểu tượng oai linh để trừ ôn, tống dịch. Lễ hội có tục rước "Long Chu" bằng cót tre, voi, giấy vải từ đình đến bến nước, đẩy bè, thuyền trôi ra sông, biển...
Trước ngày lễ, các thầy pháp đặt hương án và yểm bùa nơi có ma quỉ, theo sau là đoàn nam nữ thanh niên tay cầm giáo mác phát quang sạch sẽ đường làng, bờ bụi, miệng hát hò đối đáp trong không khí vui vẻ. Vào ngày lễ chính, thầy cả làm lễ tế và sau đó là lễ rước thuyền rồng đi trừ tà ma dịch tế quanh làng. Trong lễ có hát bộ, hát hò khoan, xô cô, các trò chơi dân gian khác. Dân làng quần tụ ăn uống múa hát đến tận đêm khuya.
Rằm tháng giêng (Thượng nguyên), rằm tháng bảy (Trung nguyên) là hai thời điểm chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô. Cuộc sống lạc hậu, thiếu vệ sinh ở thôn quê xưa cộng với tác động của thiên nhiên sau khô hanh, lũ lụt thường có bệnh dịch hoành hành, lây lan cả vùng. Vì vậy tất cả cư dân trong cộng đồng đều có trách nhiệm tham gia cúng Long Chu. Chức sắc trong làng và các tộc trưởng cử ra một ban chánh tế và mời thầy phù thủy chủ trì. Họ quyên góp trong dân và xuất quĩ thuê thợ mã làm Long Chu, số khác che rạp, bày hương án tại đình làng, ấp. Không khí náo nức, vui vẻ, mọi lứa tuổi tham gia quét tước trong nhà ngoài ngõ đúng nghĩa “chộn rộn chàng ràng như làng vào đám”.

Trước lễ chính một ngày, mọi việc chuẩn bị phải xong, 7 thày phù thủy thuộc loại cao tay ấn, do thầy Cả dẫn đầu cùng các học trò lễ (người phụ tá) đi làm phép “trấn đạo lộ” (trấn yểm). Họ mang theo những mảnh bùa vẽ sẵn dán trên mảnh gỗ, tre, vừa đi vừa giật khăn ấn, vừa bắt quyết, phún hỏa (phun dầu hỏa) dựng bùa vào ngã ba ngã tư đường làng hoặc nơi nghi ngờ có quỉ, ôn tụ tập. Những nơi này đều có một bàn thờ nhỏ, thấp, trên có một lư hương. Nơi có đựng bùa hoặc đường dự kiến cho các phù thuỷ cùng đám người đi trấn yểm, trừ tà ma quỉ quái đều được dọn dẹp phong quang, thoáng đãng.
Trên đường, đoàn trấn yểm kéo dài như đoàn rồng rắn. Phía trước là những người đánh trống, thanh la và các thày pháp vừa đi vừa ái phà, hú hét. Phía sau là cả đoàn dài những người tò mò đi xem. Từng tốp trai thanh gái lịch đứng ở vườn này, vườn kia cất giọng thách hát đối, khi thấy các tốp nam nữ ở ấp khác đi qua. Những điệu hát huê tình, hát đúc, hát kiến tại cứ bay bổng hàng giờ. Khi cuộc hát kết thúc, đám đông nhập vào đoàn trấn yểm và như vậy, cuộc trấn yểm bỗng trở thành cái cớ cho người tứ xứ gặp nhau. Hết những nơi đã định sẵn, các thầy pháp trở về đình dán 4 lá bùa vào 4 cây cột góc và một lá ở cửa chính. Tại đây, nhiều người thuộc các xóm ấp nhỏ trong làng, những nhà vườn lâu nay bị “quỉ ma khuấy phá” đã chầu chực sẵn. Ai cũng mang theo vài tảng đá đã quét vôi đến xin thầy vẽ bùa vào để về yểm. Chánh bái cùng thầy Cả và một số tráng đinh khỏe mạnh kèm ban nhạc, cờ xí đi trước về tại sân đình. Đầu Long Chu xoay vào trong trước mặt có hương án, trên đựng đồ ăn bằng chuối cắt ra gồm bánh trái, xôi thịt, cháo chè, gạo muối, thuốc, nước, củi… mỗi thứ một ít. Thầy Cả làm phép khai quang điểm nhãn, lấy mực và son vẽ 2 con mắt cho Long Chu rồi làm lễ vô khoa (lễ cúng tổ phù thủy) làm khởi đầu cho các lễ sau.


Đầu tiên là lễ cáo thần (lễ túc yết) vào giờ tý (12-2 giờ đêm) lễ vật đơn sơ, hương đăng trà quả. Đến giờ mão (6-8 giờ sáng) làm lễ tế thần. Lễ này cúng mặn, có heo, gà để bày tỏ lòng thành của dân làng với thần, lính cai quản làng nên hết sức trang nghiêm, trọng thể như lễ đình ở mọi nơi, có văn tế và nhạc đã coi là lệ nên không thể bỏ. Xong thủ tục, đến giờ thìn (8-10 giờ sáng) lễ cúng Long Chu chính thức bắt đầu. Thầy Cả mặc áo Thái Thượng Lão Quân in hình bát quái, thắt lưng đỏ, vai vắt khăn ấn đỏ hoặc vàng, chân đi hia, đầu đội mũ tì lư, tay cầm cái vãng cắm hương hoặc cái kỵ lịnh (chuông lắc), tay bắt quyết. Phụ tá cho thầy Cả có các thày con và các học trò lễ cùng dàn nhạc. Thầy bắt quyết cho quay đầu Long Chu ra cổng, thầy đọc những bài chú riêng, mỗi đoạn chuyển lại gõ lệnh bài vào hương án, trong khi các thầy con điểm nhạc, đọc kinh hòa theo và dâng những thứ cần cho thầy Cả. Thầy Cả vừa đọc những bài chú đầy bí ẩn vừa đọc văn triệu 32 tướng chỉ huy, văn triệu âm binh, văn phát lương, văn phát ngoại binh.
Các bản văn cho thấy đội ngũ binh tướng được triệu đến để trừ tà diệt quỉ là cả một lực lượng khổng lồ. Trên hết là những vị tổ sư: Thượng Thanh Tiên Cảnh – Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh Chân Cảnh – Đạo Đức Thiên Tôn, Ngọc Thanh Thánh Cảnh- Nguyên Thỉ Thiên Tôn. Phía dưới là 32 chức vị thần tướng Đông Tây Nam Bắc, ba cung trung đạo và “vạn vật âm binh” tràn ngập trong “thế thiên la địa võng”. Lực lượng này được phát lương no đủ (gạo muối) để “ra tay bắt kẻ tà ma làm lệnh”, “xây lũy đào hào bủa lưới giăng”, “sát quỉ trừ tà hộ bổn chủ”. Quỉ ma cũng được đãi đằng tử tế, cả những lời vỗ về hoặc lời lên án nghiêm khắc buộc phải tuân thủ dưới sự thâu tóm của âm binh lên Long Chu đi đày miền khác. Số nào có quá nhiều tội lỗi phải chịu trừ khử. ở đoạn này, thầy Cả đọc văn khao ôn, văn tống quái. Nếu thày Cả già yếu, thày phụ trẻ sẽ đọc văn thay, vừa đọc văn vừa có những động tác múa võ, múa nhập đàn. Phạm vi hoạt động của các thày pháp là cả sân đình rộng. Thầy ra vào tới lui tấp nập như cuộc đấu quyết liệt có thật với lực lượng vô hình, người xem cứ ngày càng phấn kích hể hả ra mặt nhất là khi thày có động thái dữ dội với một tên ma quỉ ngoan cố, ngạo mạn, khi thì thầy trầm trầm trách cứ với một kẻ đã quen mặt, đã nhiều lần được tha nay lại bị âm binh bắt về. Trường hợp lâu nay có chuyện hỏa tai, có cây cột hiển linh gây đau ốm trong nhà hoặc nửa đêm thốt nhiên có đất đá quẳng rào rào trên mái nhà, thì do chủ nhân đề nghị trước, thầy sẽ cúng thêm và đọc những bài văn “tống hỏa tai”, “văn cúng tên bắn đất”, “văn cúng mộc trụ”.
Nghỉ một lát, vào giờ dậu là đợt cúng cuối cùng sau bài “phát lương”, thầy đọc tiếp các bản “văn khao Nương Nương”, “văn khao thổ ôn thổ quỉ”, “văn khao thủy giới”, “văn lễ Hà Bá” được xướng lên. Cuối cùng là bài “văn khao ôn” trong đó có đoạn “tạ Ôn Vương” được đọc nhiều lần. Các thầy phù thủy thay nhau đọc, sau đó thầy Cả vẽ bùa bắt ấn vào Long Chu xướng lớn “yểm ghe đi không được ngó lại”, “yểm Lục Giáp, Lục ất, hung thần đi cho mau, Lục Bính, Lục Đinh quỉ mị phải đi gấp, Lục Mậu Lục Kỵ lánh đi cho mau, Lục Oanh, Lục Tân, tà ma hóa ra bụi bặm, Lục Nhâm, Lục Quỉ hung nương lánh mặt đi cho xa”. Thầy Cả gõ lệnh bài chan chát vào hương án, các thầy phụ cùng bắt ấn hướng vào Long Chu để giết quỉ ma. Đến đây lễ tế tại đình kết thúc, chuyển sang phần rước Long Chu. Theo hiệu của thầy chấp lệnh, bốn thanh niên khiêng Long Chu có thầy Cả ngồi trên hai thanh gươm tuốt trần bắt chéo hình chữ X: hai bên các thầy phụ đi kèm, phía sau có ông chánh bái và ban lễ đại diện cho làng, phía trước một số thanh niên mang đuốc chạy soi đường. Người đánh trống chầu thúc ngũ liên, Long Chu chạy lúp xúp tới những nơi đã trấn yểm hôm trước, các thầy phụ đọc kinh, đọc chú, giật khăn trấn yểm. Hết nơi này đến nơi khác. Trên đường rước Long Chu có nhiều trạm dừng chân để thay người khiêng. Dưới ánh trăng rằm mới lên, mọi người trong làng dùng roi quất khắp nơi rồi tràn ra đường, xông khói lửa đuốc sáng rực ngõ xóm chờ Long Chu đến. Họ đốt pháo, quẳng roi vào Long Chu, giật bùa của thầy về dán ở ngõ. Tất cả đều hào hứng, âm thanh náo loạn. Người lớn, trẻ con chờ xem rồi nhập vào đám rước. Người già trẻ con ai ai cũng thích.
Long Chu đi hết các nơi phải đi cũng đã đến giờ Hợi. Đám rước đến một nơi vắng thì dừng lại, nổi lửa đốt Long Chu. Nơi gần sông thì họ thả xuống sông, trên Long Chu có những chén dầu lạc làm đèn cháy sáng, trôi dần ra biển.
Ở đình Cẩm Phô, ngoài các hình thức như nhiều nơi còn thêm tục “xô cộ” (cổ). Cộ là một dàn tre hình chóp nhiều tầng cao chừng 2m. Mỗi tầng có đặt xôi thịt, bánh trái, tiền… Phía trên là một khung pháo cây. Khi cúng đình xong, pháo nổ mọi người xô vào cướp, ai được nhiều thì xem như có nhiều lộc.
Người Hoa ở các bang thường làm Long Chu lớn và công phu hơn. Có khi toàn bộ Long Chu làm bằng vải, dài cỡ 5m, phải luồn tre xuống dưới bụng cho bốn cặp người khiêng (8 người) cúng ở chùa Âm Bổn, Ngũ Bang hay chùa Ông. Cộ cũng làm lớn, có khi để cả con heo quay trên đó. Khi có lệnh xô cộ, mọi người tranh nhau vào lấy lộc, có người thật nhanh dành được cả con heo quay để chót vót trên đỉnh giàn mà chạy. Long Chu của người Hoa thường được thả xuống sông, trên đó có thêm rượu, khèn, “sáp ong”, heo quay nguyên con, cả gà trống còn sống.
Như vậy, lễ hội Long Chu phần cúng lễ kéo dài hai ngày hai đêm, nặng phần phù thủy. Long Chu thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của người dân xưa, khi chưa cắt nghĩa và có hành động giải quyết được những hiện tượng lạ quanh mình nên để thực hiện phải nhờ đến thế lực phù thủy với các nghi lễ ma thuật huyền bí. Bản chất đích thực tốt đẹp ban đầu bị chìm lấp, tính chủ động, sáng tạo bị kìm hãm nên ý nghĩa hội cũng bị chìm sâu, không nổi trội. Bóng dáng các cuộc hát đối đáp hiện lên mờ nhạt. Trước năm 1945 Long Chu được mọi làng, ấp làm; làng làm lớn, ấp làm nhỏ thường kết hợp với đình nên bị hiểu lầm là hoạt động phụ của tổ chức cúng tế lớn thường kỳ hàng năm.
Long Chu là từ chỉ chiếc thuyền làm theo hình con rồng. Đây là phương tiện sang trọng dành riêng cho vua chúa ngự lãm hoặc tuần du ngày xưa.
Với dân gian xưa, ôn hoàng, dịch lệ là lực lượng siêu nhiên gây hại cho người, đáng ghét đáng sợ nhưng cũng cần kính nể. Vì vậy, làm Long Chu là dựa theo loại thuyền của vua để chở thần, tướng, âm binh áp tải, tống quái, tống ôn và xú uế đi, mong hưởng cái tốt lành cho nơi cư trú của con người. Long Chu có bộ sườn đóng bằng tre, ngoài phết giấy vẽ phẩm xanh đỏ, giữa mình là thuyền, đầu đuôi hình rồng có đủ sừng, râu, kỳ, vẩy… Hông trái buộc một dầm lái, trước buộc một dầm mũi, 4 góc trước, sau thuyền có 4 hình nhân cầm dầm, một hình nhân nữa ngồi ở lái. Trên Long Chu cắm 4 cờ, 4 cán cờ xuyên thẳng qua thuyền thành 4 chân, giữa có lọng che và một phướn, hông thuyền cột dọc 2 đoạn tre cho 4 người khiêng, trong lòng có trang bị đầy đủ đồ dùng cho một bậc quyền uy, có điều tất cả đều bằng tre và giấy màu. Long Chu làm đẹp, xấu, lớn, nhỏ, hiền, dữ tùy thuộc tài năng của thợ mã và yêu cầu đã được dân làng thỏa thuận trước.
Lễ hội Long Chu, thực chất là một cuộc tổng tấn công trừ khử tà ma dịch bệnh và cũng là công cụ để chuyển tải, bày tỏ sâu sắc văn hóa của cộng đồng cư dân nông nghiệp.

Khách Sạn An Hội ở 69 Nguyễn Phúc Chu, P.Minh An, Tp.Hội An, Quảng Nam là một trong những khách sạn tại hội an phù hợp với bạn.
 Từ thế kỉ XV, XVI do phù sa của dòng hạ lưu Thu Bồn bồi đắp nên cồn nổi và ngư dân cũng như bà con buôn bán từ thượng nguồn đổ về gần bến Củi (một trong những bến cảng xưa của phố FaiFoo), tạo dựng nên một khu buôn bán sầm uất với tên gọi “Vạn Chài Bến Thuỷ” trải qua bao biến đổi thiên nhiên nhưng cảnh vật và con người Hội An nói chung, An Hội nói riêng vẫn còn giữ mãi nét văn hoá cổ xưa.
Cách phố cổ Hội An chưa đầy 5 phút tản bộ dọc theo dòng sông Hoài du khách có thể ngắm nhìn rõ nét di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) là biểu tượng đặc trưng Phố cổ Hội An, mà điểm dừng chân lưu trú gần nhất là khách sạn An Hội. Tại nơi đây du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh khu phố cổ Hội An dưới ánh sáng lung linh huyền ảo của những đêm rằm phố cổ, với các hoạt động thả hoa đăng, bài chòi, dân ca dân tộc.
Buổi sáng du khách nhìn thấy mặt trời mọc ở hướng Đông, trưa đón ngọn gió nam từ hạ lưu Thu Bồn. Và cũng chính nơi đây là cơ hội để quí khách lưu trú, tham gia thưởng ngoạn các hoạt động thường xuyên diễn ra tại Quảng trường lễ hội tái hiện Hội An xưa và các sự kiện du lịch.
Mời du khách hãy đến với Khách Sạn An Hội gồm 20 phòng trang thiết bị mới, hiện đại, giá cả hợp lý, đội ngũ nhân viên nhiệt tình kinh nghiệm. Đặc biệt cũng tại Khách Sạn An Hội quí khách có thể tham gia các tour du lịch ngắn, dài ngày như về với Trường Sơn bằng mô tô, du thuyền trên sông Thu Bồn thăm 2 làng nghề hoặc tour viếng thánh địa Mỹ Sơn đi bằng xe về bằng thuyền, tour biển đảo  xanh huyền diệu Cù Lao Chàm và lặn ngắm san hô thưởng thức các món ăn đặc sản biển đảo.

Chùa Phước Lâmlà điểm đến tiếp

Chùa Phước Lâm , chùa phước lâm, phước lâm
Chùa tọa lạc tại phường Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Chùa do Thiền sư Ân Triêm khai sơn vào giữa thế kỷ XVIII.


Chùa Phước Lâm

Mặt tiền chùa

Tam quan chùa

Toàn cảnh chùa

Tên thường gọi:
Chùa Phước Lâm Chùa tọa lạc tại thôn 2, phường Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0510.862310. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Thiền sư Ân Triêm khai sơn vào giữa thế kỷ XVIII. Các Thiền sư kế tiếp trụ trì là Bình Man, Toàn Nhân, Huệ Quang, Vĩnh Gia, Phổ Minh, Trí Phước, Trí Giác đều tổ chức trùng tu chùa, đúc chuông, tạc tượng... Nổi tiếng là Hòa thượng Vĩnh Gia (1840 – 1918), đã từng làm trụ trì chùa Linh Ưng (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) năm 1884, làm Giáo thọ trong Đại giới đàn chùa Chúc Thánh năm 1893 và khai Đại giới đàn chùa Phước Lâm năm 1910. Nhiều pho tượng cổ ở chùa cũng được tạc trong thời Hòa thượng trụ trì.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Cơm gà Phố Hội

Cơm gà là món ăn khá nổi tiếng ở nhiều vùng nhưng tôi thích nhất khi ăn ở Hội An. Bằng sự khéo léo tỉ mỉ, người Hội An đã dụng công chăm chút từ hạt cơm, thịt gà đến nước chấm và các đồ ăn kèm để món
cơm gà của mình trở nên đặc biệt, khác hẳn món cơm gà ở những nơi khác.
Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước
luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Cơm sau khi nấu sẽ có màu vàng của nghệ, mùi thơm của lá dứa và vị béo
ngọt của nước gà. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Gà sẽ được làm sạch, lấy hết tiết, rồi bỏ vào luộc lúc nước còn nguội.

Cơm gà Hội An nổi tiếng khắp miền Trung - Ảnh: Tấn Tới
Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng, đủ dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội.
Đến Hội An, bạn có thể ăn cơm gà phố Hội ở một số địa điểm nổi tiếng như cơm gà Bà Buội, cơm gà
Bà Hương – Kiệt Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga,…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét