Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Chùa Ông (Quan Công Miếu)

Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.
Chùa Ông thờ Quan Vân Trường, một biểu tượng về trung – tín – tiết – nghĩa, nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Nằm tại số 24 đường Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Chùa Ông được xây dựng năm 1653 và đã qua 6 lần trùng tu vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông được xây theo kiểu chữ “Quốc” do nhiều nếp nhà hợp lại. Các nếp nhà mái lợp ngói ống có men màu, bờ nóc được gắn hoa chanh đắp hình rồng, nghê bằng các mảnh sứ màu.
Toàn thể ngôi chùa gồm 4 tòa nhà, một tiền đình, 2 tả, hữu vu và một chính diện rộng. Bốn tòa cất xây theo kiểu chữ khẩu và kiến trúc, cấu trúc theo kiểu chồng tránh, ngói lợp và nóc rất độc đáo, trang trí Rồng, Giao.

Chính điện đặt pho tượng Quan Vân Trường tướng quân, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt sắc mà lung linh nhìn về phía trước.Chính điện còn có 2 pho tượng Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công và tượng Quan Bình nghĩa tử; 2 con ngựa thờ cao bằng ngựa thật, bên tả là con ngựa trắng, bên hữu ngựa xích thố – con ngựa mà Vân Trường rất quý khi được Tào Tháo ban cho. Đứng trước những pho tượng này khách thưởng lãm không thể không ngợi khen bàn tay tinh xảo tỉ mỉ của người thợ tạo hình từ xa xưa.
Hiện nay, trong miếu còn rất nhiều biển liễn, hoành phi, sắc phong, bia đá và những hiện vật cổ, đặc biệt là còn lưu lại bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm ( thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du) xướng và 2 bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân và bài ngụ ngôn cổ phong của Nguyễn Nghiễm. Mấy bài này làm vào năm 1775, lúc Xuân Quận Công phụng chức tả tướng quân Bình Nam vào đóng quân ở Hội An. Đó là một di tích lịch sử lưu dấu vết xa xưa trong thời phân tranh Trịnh- Nguyễn còn lại ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18 còn đến ngày nay.


Chùa Ông là di tích kiến trúc tôn giáo có giá trị lớn đống thời là điểm tham quan cho du khách trong và ngoài nước. Quan Công Miếu đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia ngày 29 tháng 11 năm 1991.

Khách Sạn Hội An Historic ở 10 Trần Hưng Đạo , Hội An là một trong những khách sạn ở hội an phù hợp với bạn.

Khách Sạn Hội An Historic là một cột mốc phân biệt trong thành phố Hội An không chỉ vì nó là khách sạn đầu tiên ở Hội An mà còn bởi vì nó đại diện cho lịch sử ở thị xã Hội An, đó là con người và hiếu khách của họ. Là một trong những tòa nhà lâu đời nhất đánh dấu lịch sử của phố cổ, Khách Sạn Hội An Historic gần đây đã được cải tạo để duy trì kiến trúc ban đầu và mặt tiền của tòa nhà.
Tiền sảnh rộng lớn, trần cao, ánh sáng tự nhiên và quang cảnh ngoạn mục đã được kết hợp với thiết kế hiện đại và truyền thống để tạo không gian yên tĩnh công cộng, phòng thanh lịch và dãy phòng sang trọng.
Tất cả các phòng ở khách sạn được thiết kế theo phong cách truyền thống và đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi sang trọng.

Hội quán Phước Kiến là điểm đến tiếp theo

Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn giáo tín ngưỡng của phố cổ Hội An.Tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú, Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đến tham quan di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng.

Hội quán Phước Kiến tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam. Hội quán được những người Phước Kiến sinh sống tại Hội An đóng góp xây dựng nên. Hội quán có kiến trúc nguy nga, tráng lệ, được trang trí những hoa văn tinh xảo góp phần làm phong phú thêm kiến trúc của phố cổ.

Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện.

Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697.


Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.



Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. 
Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990. Đến tham quan Hội quán Phúc Kiến, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình vừa độc đáo, vừa nghệ thuật.

Bánh bao "cặp kè" bánh vạc

Bánh bao - bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh.
Đến Hội An, muốn dùng thử món đặc sản này, bạn đừng quên ghé vào nhà hàng Bông Hồng Trắng trên
đường Nhị Trưng. Tại đây, bạn không chỉ thưởng thức được bánh bao – bánh vạc ngon mà còn
có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của họ.
 3 món ngon khó cưỡng ở Hội An 4
Bánh bao
Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Người ta đem gạo vo kỹ, ngâm với nước dứa nửa ngày rồi xả lại nhiều lần bằng nước giếng Bá Lễ. Sau đó, gạo được xay thành bột rồi chắt lọc qua khoảng 10-15 lần nước cho đến khi bột thật trắng, bột lọc càng kỹ thì bánh càng dai càng ngon. Tiếp đó, họ nhồi bột thành những thuôn dài rồi xoay vòng để tạo thành một miếng bột nhỏ. Miếng bột này lại được vê nhẹ vòng tròn để nong dần ra, từ từ trở thành vỏ bánh mỏng dính mà không cần phải cán bột như cách thông thường.
Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị
bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí
truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An.
Sau khi có nhân bánh, người ta cho nhân vào giữa vỏ bánh rồi túm lại thành hình quai vạc để làm bánh
vạc và viền nhẹ vỏ bánh thành hình dáng như một hoa hồng để làm bánh bao.
 3 món ngon khó cưỡng ở Hội An 7
Vừa ăn, thực khách vừa được tận mắt xem cách làm bánh bao - bánh vạc
Nặn bánh xong, người ta đem hấp cách thủy chừng mười phút, bánh chín thì vớt ra. Cuối cùng là xếp
bánh ra đĩa rồi cho một lớp hành phi lên và ăn cùng nước chấm pha chế từ nước luộc tôm.
Bánh ngon là bánh có vỏ vừa trắng vừa mềm vừa dai, nhân thơm. Nước chấm có vị ngọt vừa đủ, không quá chua, không quá mặn, không quá cay, màu xanh và đỏ của ớt hòa cùng màu vàng của
nước mắm. Quả thật món này vừa ngon lại vừa đẹp mắt.
Những người Hội An kể lại rằng, trước đây có một vị khách Tây, khi nhìn thấy hình dáng bánh, đã đặt
cho bánh một cái tên tiếng Anh rất kiêu sa: White Rose (hoa hồng trắng). Từ đó đến nay cái tên White
Rose được dùng khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng ở Hội An.
Qua thời gian, những người con Hội An đã mang món ăn của quê hương mình đi khắp Quảng Nam
và đến khắp mọi miền đất nước. Nhưng với đặc trưng chỉ dùng những nguyên liệu được nuôi trồng
trên đất Hội An cùng những bí quyết riêng trong cách chế biến nêm nếm, nên có thể nói cao lầu,
cơm gà phố Hội và bánh bao - bánh vạc chỉ ngon và đúng điệu nhất tại Hội An – vùng đất quyến rũ với nét văn hóa ẩm thực đầy tinh tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét