Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Chùa Hương Hải

Vị trí: xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Chùa thường được gọi là chùa Hương Hải, tọa lạc ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.


Chùa Hương Hải
Chùa thường được gọi là chùa Hương Hải (Hương Hải Ni viện) tên chữ là Linh Ứng tự, tọa lạc bên cạnh chùa Kiến Sơ ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.


Chùa được khởi dựng từ thời Lý (1009-1225), được xem là Ni viện Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Ni sư Diệu Nhân (1041 – 1113), thuộc đời thứ 17 Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã từng trụ trì và hoằng hóa ở đây. Ni sư tên Ngọc Kiều là trưởng nữ của Phụng Càn Vương. Thưở nhỏ bà được vua Lý Thánh Tông nuôi dạy trong cung. Sau khi chồng mất, bà thủ tiết.
Sau đó, bà cạo đầu xuất gia, xin thọ giới Bồ - tát với Thiền sư Chân Không, ngài ban cho bà pháp danh Diệu Nhân và dạy trụ trì Ni viện Hương Hải. Nơi đây trở thành Ni viện Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.

Hòa thượng Thích Thanh Từ trong sách Thiền sư Việt Nam (Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1992) cho biết bà tên Ngọc Kiều, là trưởng nữ của Phụng Loát Vương, thuở nhỏ được vua Lý Thánh Tông nuôi trong cung. Chồng bà làm quan Châu Mục ở Chân Đăng. Khi chồng mất, bà xuất gia, thọ giới với Thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng. Bà gìn giữ giới luật và hành thiền được chánh định, là bậc mẫu mực trong Ni chúng thời bấy giờ.  
Ni sư Diệu Nhân gìn giữ giới luật và hành thiền chánh định, là bậc mẫu mực trong Ni chúng thời ấy.
Chùa đã được trùng tu nhiều lần.

Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một khách sạn tại hà nội phù hợp chẳng hạn Garco Dragon Hotel ở  765A Nguyễn Văn Linh, Q.Long Biên 
 Với kiến trúc mang phong cách Pháp cổ điển xen lẫn trang thiết bị phòng khách hiện đại, cùng đội ngũ nhân viên am hiểu địa phương, chuyên nghiệp và tận tình luôn sẵn sàng chào đón và phục vụ Quý khách.

Garco Dragon Hotel nằm ngay cạnh Tổng công ty May 10, giữa khu công nghiệp Sài đồng, khu công nghiệp Đài tư, cách khu đô thị Việt Hưng và khu đô thị Vincom Village chỉ 10 phút lái xe, hay cách trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội chỉ 2km.. thực sự là một điểm dừng chân nghỉ ngơi lý tưởng và phù hợp cho Quý khách khi đến làm việc tại địa bàn quận Long Biên, Gia Lâm và các vùng lân cận.

Chùa Kiến Sơ là điểm đến tiếp theo

Chùa Kiến Sơ, chua,kien,so
Vị trí: xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội
Chùa tọa lạc tại thôn Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.

 



Mặt tiền chùa và Trụ thiên đài

Toàn cảnh chùa (ao miệng rồng)
Tượng thân mẫu Lý Công Uẩn

Tượng thiền sư Vô Ngôn Thông

Tên thường gọi:
Chùa Kiến Sơ Chùa tọa lạc tại thôn Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do nhà sư Lập Đức dựng trước năm 820. Đến năm 820, Thiền sư Vô Ngôn Thông – đệ tử đắc pháp của Tổ Bá Trượng – từ Quảng Châu, Trung Quốc sang nước ta, được nhà sư  Lập Đức tôn làm thầy, mời ở lại trụ trì chùa Kiến Sơ. Nhà sư được thầy truyền pháp và đổi tên là Cảm Thành. Từ đấy, chùa trở thành trung tâm của Thiền phái Vô Ngôn Thông.
Hệ truyền thừa Thiền phái Vô Ngôn Thông gồm 17 thế hệ. Một số thiền sư tiêu biểu là: Vô Ngôn Thông (mất năm 826), Cảm Thành (mất năm 860),  Thiện Hội (mất năm 900), Vân Phong (mất năm 959), Khuông Việt Chân Lưu (mất năm 1011), Đa Bảo, Định Hương (mất 1051), Viên Chiếu (mất 1090), Thông Biện (mất 1134), Mãn Giác (mất 1096) v.v…
Ở hai dãy tả hữu Tam bảo của chùa hiện nay có thờ tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng Lý Công Uẩn và thân mẫu của ông v.v...
Đây là ngôi chùa cổ danh tiếng có từ trước thế kỷ X ở nước ta. Chính Lý Công Uẩn hay lui tới chùa, nên khi lên làm vua là Lý Thái Tổ (1010 – 1028), nhà vua thường thỉnh Thiền sư Đa Bảo vào cung thưa hỏi yếu chỉ Thiền. Vua đã xuống chiếu trùng tu chùa. Chùa lúc bấy giờ có hơn một trăm tăng đồ.
Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Di tích cổ còn rất ít. Chùa còn giữ chiếc khánh đá bề ngang 2,3m, cao 0,60m, dày 0,17m.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1975.

Bánh gối

Bánh gối với lớp vỏ giòn, vàng và nhân mềm mại của nấm, miến, thịt lợn… là món ăn đường phố hảo hạng cho du khách tới Hà Nội. Bánh gối ăn kèm với các loại rau và nước chấm, có thể cuốn trong bánh đa nem đều ấn tượng tuyệt vời. Các quán bánh gối ngon mà bạn có thể dẫn bạn bè nước ngoài tới là bánh gối Đội Cấn, bánh gối Tôn Đức Thắng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét