Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Bến tàu Rạch Giá - Phú Quốc

Bến tàu Rạch Giá - Phú Quốc, ben tau, rạch giá, bến tàu, rach gia, phu quoc, kien giang, phú quốc, kiên giang

Vị trí: thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Không có trích dẫn

Du khách có thể đến với Phú Quốc bằng đường biển từ khắp nơi trên thế giới thông qua các hãng tàu hoặc tour du lịch quốc tế. Nếu theo tuyến nội địa, bến tàu biển tại Thị xã Rạch Giá và Hòn Chông theo hai tuyến: Rạch Giá - Phú Quốc, Hòn Chông - Phú Quốc.
Với các tàu cao tốc du lịch, cánh ngầm, có ghế nệm ngồi trong khoan, có máy lạnh, thời gian từ Rạch Giá đến Phú Quốc mất từ 2,5 giờ – 3 giờ; nếu xuất bến từ Hòn Chông (Hà Tiên) thì chỉ mất 1giờ – 1giờ 15 phút là đến Phú Quốc. Có nhiều hãng tàu hoạt động trong ngày nhưng du khách cần đăng ký lấy vé trước. (Xem bảng giờ tàu chạy)
Trường hợp du khách có nhiều hành lý hoặc muốn thong dong ngắm nhìn biển cả mênh mông thi có thể đi bằng tàu sắt, giá vé rẻ hơn, có thể thuê võng nằm đong đưa trên boong tàu, thời gian tàu chạy từ Rạch Giá đến Phú Quốc mất 7 giờ – 8 giờ.
- Tàu sắt Phú Quốc: Rạch Giá – An Thới chạy mỗi ngày vào lúc 9 giờ sáng.  Giá vé: 36.000 VNĐ.
- Tàu gỗ: Từ Hà Tiên đến Hàm Ninh (Bãi Thơm, Rạch Tràm, Gành Dầu) mỗi ngày vào lúc 8 giờ 30 phút sáng. Giá vé: 43.000 VNĐ.

Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một khách sạn ở phú quốc hoặc một khách sạn phù hợp với bạn chẳng hạn như Khách Sạn Palace 1 ở 1-2-19-20 Lô 12, Đường 3/2, Rạch Giá , Kiên Giang

Sau đó thăm chùa Tam Bảo - Rạch Giá

Chùa Tam Bảo - Rạch Giá, chùa tam bảo , chùa tb, ctb, tam bảo, tb
Chùa tọa lạc ở số 3 đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Cổng chùa - 2003
Chùa Tam Bảo - 2003

Tên thường gọi:
Chùa Tam Bảo Chùa tọa lạc ở số 3 đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 077.862439. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Vào cuối thế kỷ XVIII, bà Dương Thị Oán (bà Hoặng) đứng ra xây một ngôi chùa đặt tên Tam Bảo. Sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang (TT. Thích Giác Phước chủ biên, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) cho biết trong những năm chiến tranh với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã có một thời gian tạm lánh ở chùa, nên sau khi lên ngôi, ông đã ban sắc tứ cho chùa năm 1803.
Đến năm 1913, Hòa thượng Thích Trí Thiền (thế danh Nguyễn Văn Đồng) về trụ trì chùa. Các năm 1915 – 1917, ngài tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Ngài đã trụ trì chùa đến năm 1941 thì bị bắt đày Côn Đảo và mất năm 1943.
Hòa thượng Thích Trí Thiền sanh năm Nhâm Ngọ (1882) tại làng Vĩnh Thanh Vân, huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá, trong một gia đình nông dân. Năm Nhâm Tý (1912), ngài xuất gia, làm đệ tử Hòa thượng Thích Vĩnh Thùy ở chùa Hòn Quéo, Hòn Đất. Ngoài ngôi chùa Sắc tứ Tam Bảo, trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, ngài đã tạo dựng được nhiều ngôi chùa khác như chùa Tam Bảo Hòa Thanh, chùa Vĩnh Phước, chùa Bửu Hưng, chùa Phước Hưng, chùa Tam Bảo Từ Tôn, chùa Tam Bảo Kỳ Viên, chùa Tam Bảo Long Sơn.
Hòa thượng thiết tha với công cuộc chấn hưng Phật giáo. Ngày 26–8–1931, Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học chính thức thành lập, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn (149 đường Cô Giang, TP. HCM hiện nay), ngài được mời làm cố vấn cho Hội. Ngày 23 – 3 – 1937, Hội Phật học Kiêm Tế thành lập, trụ sở đặt tại chùa Sắc tứ Tam Bảo, ngài giữ nhiệm vụ Chánh Tổng Lý. Ngoài học Phật, Hội còn thực hành kinh bang tế thế, như tổ chức các lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo, lập phòng thuốc phước thiện, lập viện mồ côi tại chùa, cứu trợ nạn nhân bão lụt… Tạp chí Tiến Hóa của Hội, xuất bản mỗi tháng một kỳ, nội dung đề cao chánh pháp, bài trừ mê tín dị đoan, nâng cao dân trí…
Tháp Tam Bảo
Sau Hòa thượng Thích Trí Thiền, chùa không có trụ trì cho đến năm 1956. Các vị trụ trì kế tiếp là: Thượng tọa Thích Tâm Chơn (1957 – 1962), Hòa thượng Thích Bổn Châu (1962 – 1970), Hòa thượng Thích Thiện Đạo (1970 – 1974), Hòa thượng Thích Bổn Châu (1974 – 1995).
Hòa thượng Thích Bổn Châu thế danh Trần Văn Bạch, thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 40. Trong ba nhiệm kỳ từ 1981 đến 1993, ngài đảm nhiệm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Ngài viên tịch năm 1995, bảo tháp được tôn tạo tại chùa.
Đại đức Thích Thiện Chơn kế tục trụ trì chùa đến nay. Hiện nay, Đại đức đảm nhận nhiệm vụ Chánh văn phòng Phật giáo tỉnh, Chánh đại diện Phật giáo thị xã Rạch Giá. Đại đức đã cho trùng tu ngôi chánh điện năm 1997, nhà Hậu tổ năm 1998, Tây lang năm 1999, cất Tăng xá năm 2000, Đông lang năm 2001.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Đức Phật A Di Đà được đăt ở vị trí cao nhất, kế dưới là tượng đức Phật Thích Ca, tượng Đản sanh. Chùa còn lưu giữ nhiều tượng gỗ quý như: tượng đức Di Lặc, Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Chuẩn Đề, Địa Tạng… Bao lam trên chánh điện được chạm trỗ tinh vi theo dạng Lưỡng long chầu nguyệt, Song phụng triều châu, Bát tiên…
Từ năm 1981 đến nay, chùa đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Đặc sản Kiên Giang: Bánh thốt lốt

Du khách đến chùa Hang được trẻ em người Khmer ở đây mời mua một loại bánh đặc sản của vùng đất này: bánh thốt nốt được đặt trong những chiếc rổ tre, trông rất xinh xắn. Bánh thốt nốt là loại bánh dân dã của người Khmer Nam bộ, nay trở thành đặc sản.

Với các chuyên gia ẩm thực, bánh thốt nốt của người Khmer bán ở chùa Hang - Kiên Lương là sản phẩm của sự tinh tế. Bánh là sự kết hợp hài hòa từ những nguyên liệu đặc sản đặc trưng của địa phương.
Du khách đến chùa Hang được trẻ em người Khmer ở đây mời mua một loại bánh đặc sản của vùng đất này: bánh thốt nốt được đặt trong những chiếc rổ tre, trông rất xinh xắn. Bánh thốt nốt là loại bánh dân dã của người Khmer Nam bộ, nay trở thành đặc sản. Chỉ có bà con Khmer mới có thể làm ra chiếc bánh ngon và đậm đà hương vị.
Cách làm bánh thốt nốt tương tự như bánh bò của phụ nữ Nam bộ. Vẫn là bột gạo, đường cát, nước dừa nhưng bánh thốt nốt có thêm nguyên liệu từ trái thốt nốt già. Cái thốt nốt già được chà vào rổ cho nhuyễn. Bà con lấy luôn nước để trộn vào bột gạo làm bánh. Bột được chọn làm từ những loại gạo ngon, thường là gạo lúa mùa để bột có độ dẻo thơm. Gạo được rút nước cho sạch cám rồi xay nhuyễn để ủ qua đêm.
Sau đó, người ta cho đường cát, một ít muối tạo vị vừa ngọt cho bánh, một ít nước cốt dừa tạo vị béo. Màu bánh tự nhiên bởi trái thốt nốt có màu vàng sáp trông rất bắt mắt. Bánh được gói trong lá chuối, tạo hình chữ nhật, bên trên rắc sợi dừa. Bánh hấp trên xửng, khi giở nắp ra tỏa ra mùi thơm nồng nàn, kích thích miệng tiết nước bọt thèm thuồng. Bánh để nguội, ăn càng ngon.
Bánh thốt nốt thường xuyên có mặt tại các kỳ ẩm thực dân gian hoặc các lễ hội ẩm thực lớn trên cả nước. Bánh thốt nốt cũng được nhiều thực khách đón nhận. Ăn thử một cái, khách muốn mở ngay cái thứ hai để ăn tiếp. Đến chùa Hang-hòn Phụ Tử, nhiều du khách mua vài chục cái, có khi cả trăm cái về làm quà... Hiện nay, Kiên Giang đã được sự hỗ trợ của Tập đoàn xi măng Holcim bảo tồn nghề làm bánh này ở địa phương vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa tạo được sản phẩm ẩm thực độc đáo đặc trưng địa phương phục vụ du lịch...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét