Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Chùa Kim Cổ

Chùa Kim Cổ, chùa kim cổ, chùa kc, kim cổ, kc
Vị trí: phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phố Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, hiện có ngôi chùa Kim Cổ thuộc số nhà 73. Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn. Di tích còn có tên là Đồng Thiên quán, hay đền Kim Cổ. Đây nguyên thuộc địa phận thôn Kim Bát, sau đổi là thôn Kim Cổ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Sau đó, tổng Tiền Túc đổi thành tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương.
Phố Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, hiện có ngôi chùa Kim Cổ thuộc số nhà 73. Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn. Di tích còn có tên là Đồng Thiên quán, hay đền Kim Cổ. Đây nguyên thuộc địa phận thôn Kim Bát, sau đổi là thôn Kim Cổ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Sau đó, tổng Tiền Túc đổi thành tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương.
Chùa gắn bó mật thiết với đình Tạm Thương ở sát bên phải thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, chếch về phái tây khoảng 300 m là đền thờ Hoả thần - một di tích độc đáo của Thăng Long. Xa hơn một chút về hướng đông nam có những địa danh di tích nổi tiếng như: Cửa Nam thành, đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm, chùa Lý Quốc Sư, chùa Bà Đá…
Sách “Hà Nội nghìn xưa” cho biết phường Kim Cổ còn có tên là Cổ Vũ - một phường nổi tiếng của kinh thành Thăng Long. Thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông đã xây dựng cung điện tại phường Kim Cổ dành cho Nguyên Phi Ỷ Lan. Thời gian Nguyên phi ở đây, bà đã cho dựng quán Đồng Thiên trong khu vực cung điện. Đầu tời Tây Sơn, quán được dời sang thôn An Thái, trên khu nền cũ, dân làng Kim Cổ đã dựng ngôi đền thờ Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Đời Tự Đức triều Nguyễn, cũng với việc mở rộng quy mô của đền thờ Ỷ Lan, phật giáo cũng được đưa vào thờ tại đền, từ đó di tích có thêm tên gọi là chùa.
Quá trình xây dựng, trùng tu và biến đổi của di tích được Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ Đốc học Thanh Hoá là Tiến sĩ Lê Duy Trung ghi lại trên tấm bia “Kim Cổ thôn bi ký” dựng năm Tự Đức thứ 13 (1860). “…Triều vua ta (triều Nguyễn) dấy vận lệ thờ cúng đổi mới vạn vật trong sáng ngày càng thêm thịnh đẹp. Việc thờ cúng đế vương các đời, cờ quạt, đồ thờ đều có quy định. Nhà tế không rộng thì sao xứng với nơi ở tráng lệ của các vua chúa, quy mô có thể mở rộng nhưng ngặt vì tiền nong, vật dụng thiếu thốn. Nguyên Bố chánh sứ tỉnh Tuyên Quang thăng chức Lại bộ Thị Lang Bùi Thương Hán là người làm quan hiển đạt ở thôn Kim Cổ ta đã bỏ ra 100 lạng bạc, công việc bèn thành.
Năm Tự Đức Kỷ Mùi (1859), tháng mạnh đông khởi công đến tháng quý đông (tháng 11) thì làm xong”.
Những ghi chép trên cho thấy nội dung di tích chùa Kim Cổ hiện bao gồm việc thờ Phật và nơi tưởng niệm nhân vật lịch sử Nguyên phi Ỷ Lan có nguồn gốc từ gần 1000 năm về trước khi bà được vua Lý cho xây dựng cung riêng tại phường Kim Cổ.
 
Nguyên phi Ỷ Lan sau được phong là Hoàng Thái hậu. Tên thật là Lê Thị Yến chính quán ở hương Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại. Bà xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, xinh đẹp và rất chăm làm. Bà là người  nhân hậu, giỏi trị nước, thương dân, là người sùng đạo Phật, nên đã xây dựng rất nhiều chùa thờ Phật, dân gian thường gọi là bà Tấm của xứ Kinh Bắc.

 
Chùa Kim Cổ trước đây có quy mô kiến trúc lớn, hình chữ “Tam”. Về sau khi người Pháp phá dỡ chùa, nhân dân địa phương đã góp tiền xây dựng lại. Hiện nay, chùa có quy mô kiến trúc nhỏ, ở kề sát với hè phố Đường Thành và khu vực đình Tam Thương. Các kiến trúc gồm: cổng vào, khu thờ tự và khoảng sân hẹp trước đền. 
Cổng chùa xây bằng gạch do các trụ biểu kết hợp với những mảnh tường nhỏ hợp thành. Bên trên cửa, lối vào làm kiểu hai tầng tám mái vớicác góc đao cong ngược len. Cổ diêm giữa hai mái đắp nổi 4 chữ Hán “Kim Cổ cổ tự”. Kiến trúc chính kết cấu kiểu chữ “đinh”. Tiền đường ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, các vì kèo đỡ mái kết cấu kiểu vì kèo quá giang, quá giang đặt trực tiếp lên tường bổ trụ. Toà thượng điện ba gian xây kiểu tường hồi bít đốc, nối với tiền đường, mái lợp ngói ta. Các vì kèo làm kiểu kèo cầu quá giang. 
Hiện nay, chùa Kim Cổ còn bảo lưu được bộ di vật, minh chứng cho sự hiện diện của di tích trong lịch sử cụ thể gồm: tám pho tượng Phật thuộc nghệ thuật thế kỷ XIX, một pho tượng Nguyên phi Ỷ Lan ngồi trong khám, một số pho tượng Mẫu, tượng Chầu; ba tấm bia niên hiệu triều Nguyễn; một quả chuông đồng niên hiệu triều Nguyễn, hai hạc thờ đứng trên lưng rùa; một bức cửa võng, một bức cuốn thư chạm rồng, ba bức hoành phi sơn son, hai đôi câu đối, một đôi có nội dung:
Kim Cổ danh lam sắc tướng huy hoàng thiên cổ tự
Đồng Quán thắng tích từ bi phổ độ thập phương dân.
Nghĩa là:
Kim Cổ danh lam cảnh sắc huy hoàng nơi cổ tự
Đồng Quán đẹp, từ bi phổ độ khắp mười phương.
Ngoài ra, di tích còn nhiều đồ thờ tự khác như: cây đèn, cây nến, bát hương sứ, lọ hoa…
Giá trị nổi bật nhất của di tích do chính bà Ỷ Lan xây dựng để làm nơi tu luyện, tham thiền học đạo của bà trong một thời gian dài trước khi gánh vác những công việc trọng đại của quốc gia. Chùa là một trong những di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích tưởng niệm về Nguyên phi Ỷ Lan ở Hà Nội và các vùng lân cận.
Khởi nguồn xây dựng là quán Đồng Thiên, chuyển đổi nội dung thờ tự thành đền, rồi chùa. Di tích chùa Kim Cổ là một tư liệu quý giá trong việc tìm hiểu quy hoạch của Thăng Long thời Lý, đặc biệt là về “Thăng Long tứ quán”, một nét văn hoá độc đáo của Thủ đô Hà Nội trước đây
Khách Sạn Hà Nội Rose ở 59B Đường Thành, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội là một trong những khách sạn tại hà nội cho bạn lựa chọn.
 Nằm trong khu vực Phố cổ, Khách Sạn Hà Nội Rose ở gần các điểm du lịch như Chợ Đồng Xuân, Hồ Hoàn Kiếm và Múa rối nước Thăng Long… Với sự tiện nghi và thoải mái, khách sạn sẽ mang đến cho quý khách sự hài lòng. Khách sạn gồm 26  phòng bao gồm: phòng Rose Standard, phòng Rose Superior, phòng Rose Deluxe, và phòng Rose Suite. Tất cả các phòng đều được trang bị điện thoại đường dài quốc tế, điều hòa, truyền hình cáp, tủ lạnh, phòng tắm tiện nghi (bồn tắm, hoặc vòi sen), máy sấy tóc, cà phê và trà trong phòng, máy tính với ADSL miễn phí. Các phòng có cửa sổ nhìn xuống phố.
Nhà hàng Rose phục vụ với thực đơn đa dạng các món ăn Việt Nam và quốc tế do những đầu bếp giàu kinh nghiệm chế biến. Rose Bar mang đến nhiều loại cocktail, rượu vang đầy màu sắc và hương vị tạo nên một điểm nhấn trong dịch vụ ẩm thực của khách sạn.
Đến Hà Nội Rose, quý khách còn có thể thoải mái chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp hay luyện tập thể dục thể thao tại trung tâm sức khỏe, dịch vụ massage, xông hơi, spa.

Đình Phả Trúc Lâm là điểm đến tiếp theo

Đình Phả Trúc Lâm , dinh,pha,truc,lam

Thăng Long - Hà Nội từ lâu có một nơi thờ Tổ nghề da giày, đó là đình Phả Trúc Lâm, Di tích đình Phả Trúc Lâm có tên nôm là làng Trắm (hay Chắm), có lúc được gọi là Phong Lâm, Tam Lâm, một địa phương có nhiều thế hệ thợ da giầy nổi tiếng.
Những người thợ da giày đã đem cái nghề của mình đến làm ăn sinh sống ở nhiều nơi. Khi đến Thăng Long - Hà Nội thợ da giày đã quần tụ, lập phường thợ và xây dựng đình Phả Trúc lâm để thờ Tổ nghề của mình. Các vị Tổ của nghề da giầy được tôn thờ là Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung và ba vị khác là Phạm ThuầnChánh, Phạm Đức Chính à Nguyễn Sĩ bân. Nguyễn Thời Trung đỗ tiến sĩ  khoa thi Ất Sửu, niên hiệu Thuần phúc nguyên niên, thời Lê - Mạc (năm1565), làm quan cho triều Mạc đến chức Thừa chánh sứ. Ông đã cầm đầu đoàn sứ bộ nước ta qua Trung Quoc sdể hòa đàm. Trong đoàn sứ có ba người cùng quê ở làng Phong Lâm là: Ông Chánh, ông Chính, ông Bân.
Trên đường đi, đoàn sứ bộcó qua Hàng Châu, các ông đã chú ý đến nghề thuộc da, đóng giầy mà lúc đó ở nước ta, nghề này chưa phát triển và tinh xảo bằng họ. Hoàn thành công việc sứ bộ, Thời Trung cùng ba người bạn cùng quê quay lại Hàng Châu học nghề da giầy. Trải qua bao gian nan vất vả, các ông đã học thuộc nghề, nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày, khivề nước đã truyền nghề ở quê hương Trúc Lâm. Từ đó nghề thuộc da, đóng giày ngày càng phát triển thịnh đạt.Bốn ông đã được triều đình ban phong chức quan "Thượng y" ở Quốc Tử Giám. Sau này, khi các ông qua đời, làng nghề da giày đã tôn vinh và thờ cúng làm Tổ của nghề.
Phố Hàng Hành trước  đây vốn là đất của thôn Tả Khánh Thụy thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) của huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức. Nơi đây đã có nhiều đời thọ da giày từ Hải Dương đến ở, quần tụ sinh sống, làm nghề và buôn bán sản phẩm da giày. Nghề da giày cùng với sự hưng vượng của kinh đô Thăng Long đã phát triển mạnh. Đến trước thế kỷ XIX, các phường thọ da giày đã tập trung đông  đúc ở vùng đất Tả Khánh và xung quanh tổng Tiền Túc, Hữu Túc thuộc huyện Thọ Xương. Các địa danh mà sau này đổi thành tên phố như Hàng Da, Hàng Hài, Hàng Trống, ngõ Hài Tượng... đều có liên quan đến phường thợ da giày...
Di tích đình Phả Trúc Lâmđược xây dựng vào thời gian nào? Nội dung văn bia còn lưu giữ ở đình đã cho biết: ngôi đình đầu tiên được dựng bằng tre nứa đơn giản, sau đó được tu bổ và nâng cấp thêm vào đầu thế kỷ XX.Như vậy, rõ ràng đình được khởi dựng sớm hơn thời điểm mà văn bia đã nêu.
Đình thờ Tổ nghề da giầy có một kiến trúc khiêm tốn, quy mô vừa phải. Trải qua năm tháng và ảnh hưởng của chiến tranh ngôi đình đã ít nhiều có sự thay đổi nhưng vẫn giữ được phong cách của kiến trúc truyền thống.
Ngày 16/1/995, đình Phả Trúc Lâm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định công hận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Đình Phả Trúc Lâm từ xa xưa đã luôn được sự quan tâm của những người thợ da sinh sống ở Hà Nội cũng như ở các địa phương khác. Di tích càng đông vui và sầm uất hơn vào dịp tháng 2 và tháng 8 âm lịch là ngày giỗ Tổ. Trong những ngày này, thế hẹ thợ da giầy ở Hà Nội và các địa phương tụ họp về làm lễ tế Tổ, thăm hỏi và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp.Sau khi được công nhận, xếp hạng, di tích càng được sự quan tâm giữ gìn của các cấp chính quyền và nhân dân. Phường, quận chăm lo chu đáo cho di tích, quy hoạch cho di tích được khang trang hơn. Cùng với sự hưng thịnh phát đạt của nghề da giầy, di tích cũng được chú ý quan tâm hơn. Nơi đây được dùng làm nơi thờ cúng tôn vinh Tổ nghề. Đó là nét đẹp truyền thống vănhóa, đồng thời còn có thể dùng làm nơi trưng bày, quảng bá sản phẩm da giầy, nơi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm nghề...
Đình Phả Trúc Lâm có vị trí gần hồ Hoàn Kiếm, là một trong nhưng di tích lịch sử văn hóa quý, bổ sung và tôn thêm vẻ đẹp của khung cảnh văn hóa của phố cổ, của quận Hoàn Kiếm và của Thủ đô Hà Nội.

Bánh mì

Bánh mì kẹp thịt, dưa chuột muối, trứng, xúc xích hay pate là món khoái khẩu của người Việt cũng khiến khách Tây mê mẩn khi tới Hà Nội. Từ chiếc bánh mì bắt nguồn từ Pháp, người Việt đã có nhiều biến tấu để làm nên suất bánh mì ngon lành, no nê mà bất cứ ai từng thử đều không thể quên .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét