Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Thiên Đường Bảo Sơn

Thiên Đường Bảo Sơn, thiên đường bảo sơn, công viên thiên đường bảo sơn, cv thiên đường bảo sơn, cv tđbs, tđbs

Vị trí: Cao tốc Láng Hòa Lạc, Hà Nội
Nằm trên Km8 đường Láng Hòa Lạc tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, cách trung tâm thành phố 12 km, khu giải trí Thiên đường Bảo Sơn có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD trên diện tích 34ha, là tổ hợp vui chơi giải trí và du lịch văn hóa tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại miền Bắc.
  Nằm trên Km8 đường Láng Hòa Lạc tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, cách trung tâm thành phố 12 km, khu giải trí Thiên đường Bảo Sơn có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD trên diện tích 34ha, là tổ hợp vui chơi giải trí và du lịch văn hóa tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại miền Bắc.







Khu giải trí Thiên đường Bảo Sơn - “thiên đường” của khách du lịch . Đến Thiên đường Bảo Sơn, ngay lập tức, du khách sẽ bị hút vào Khu du lịch văn hóa- nơi quy tụ và tái hiện những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam gồm khu phố cổ, khu làng nghề, khu ẩm thực.


Khách Sạn Sài Gòn Pearl - Lê Đức Thọ ở  C32 Lê Đức Thọ – Mỹ Đình – Từ Liêm - Hà Nội, Việt Nam là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn.
Nằm ở vị trí thuận lợi thuộc Hà Nội, Saigon Pearl Hotel - Le Duc Tho là một nơi nghỉ chân tuyệt vời để tiếp tục khám phá thành phố sôi động. Chỉ cách trung tâm thành phố 10 km, vị trí đẹp của khách sạn bảo đảm khách hàng có thể đến tham quan những địa điểm du lịch nhanh chóng và dễ dàng. Một điểm không kém phần đặc biệt là vị trí khách sạn dễ dàng tiệp cận vô số địa điểm thú vị như Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Bao Tang Dan Toc Hoc, Cầu Giấy.
Saigon Pearl Hotel - Le Duc Tho cũng đề xuất thêm rất nhiều thiết bị làm kì nghỉ của bạn ở Hà Nội thêm tiện lợi. Dịch vụ giặt là/giặt khô, bãi đỗ xe, phục vụ ăn tại phòng, thang máy, phòng hút thuốc chỉ là một vài trong số những thiết bị được lắp đặt tại Saigon Pearl Hotel - Le Duc Tho ngoài một số khách sạn khác trong thành phố.
Khách sạn đặc biệt có 29 phòng đẹp, mỗi phòng bao gồm máy lạnh, tủ đồ ăn uống nhẹ, phòng không hút thuốc, truyền hình cáp, quạt. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Saigon Pearl Hotel - Le Duc Tho là một nơi lý tưởng cho du khách nghỉ chân tìm kiếm sự thoải mái và tiện nghi ở Hà Nội.  



Chùa Ngọc Trục là điểm đến tiếp theo

Chùa Ngọc Trục, chùa ngọc trục , chùa nt, cnt, ngọc trục, nt

Vị trí: xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Chùa thường được gọi là chùa Ngọc Trục, tọa lạc ở thôn Ngọc Trục, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Chùa thường được gọi là chùa Ngọc Trục, tọa lạc ở thôn Ngọc Trục, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 17km về phía Tây.
Theo cụ Bạch Ngọc Hải đã hơn sáu năm trụ trì tại chùa cùng các tài liệu và hiện vật còn lưu lại ở chùa cho thấy, chùa Ngọc Trục được xây dựng hơn 500 năm trước, lúc đầu được gọi là chùa Đại Bi, nay dân gọi là chùa chùa Đại Phúc.
Ngũ quan Chùa Ngọc Trục (Đại Phúc tự)
Chùa được dựng từ thời Hậu Lê và được trùng tu nhiều lần. Lần trùng tu mới nhất vào năm 1947 do Sư cụ Thích nữ Đàm Nhâm tổ chức. Ngôi chùa ngày nay vẫn còn mang một giá trị lớn về kiến trúc nghệ thuật.
Chùa nằm trên một khoảng đất rất cao, từ mặt chùa xuống sân có 5 bậc, mỗi bậc cao 20cm. Phương đình, tòa tam bảo có mặt bằng hình chuôi vồ gồm tiền đường và hậu cung. Hai bên tam bảo là hai dãy hành lang. Sau hậu cung là nhà Mẫu, nhà thờ Tổ.
Nhà vuông bốn mái 5m x 5m chùa Ngọc Trục
Chùa có nhà vuông bốn mái, trên đỉnh có rồng kìm chầu mặt nguyệt, bốn cạnh của mái có rồng uốn lượn, đầu hồi có hổ phù và hai con nghê trèo trên nóc, ngoài cùng là tầng tam quan hai tầng tám mái có dàn chạy triện ở bên trên kết hợp với nhau rất chặt chẽ. Trên nóc bên ngoài tam quan có 3 chữ "Tây vọng các", bên trong có 3 chữ "A Di Đà", trên gác chuông treo quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh 1794 nhưng bị vỡ. Năm 1987, chùa đúc lại chuông, văn chuông thì vẫn giữ nguyên nhưng tiếng chuông thì kém hơn chuông cũ.
Lúc đầu chùa làm bằng gỗ, ngói, trát vôi. Đến thế kỷ 18 chùa được tu bổ lại. Ngoài hiên hai đầu, mái hai bên chùa là bia thờ các bà hậu có công xây dựng chùa.

Cổng chùa xây theo kiểu Ngũ Môn. Chùa có gian tam bảo bệ thờ tam tòa đức Phật. Gắn liền với gian tam bảo là gian đại điện của chùa. Gian giữa thông với gian tam bảo. Hai bên là hai ông hộ pháp ngồi oai vệ canh giữ chùa. Gian bên phải thờ Đức Quan ông còn bên trái thờ Đức Thánh hiền. Hai bên hồi thờ tượng các vị la hán. Hiện trong chùa còn lưu giữ được nhiều mảnh chạm khắc và 50 pho tượng có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật. Hệ thống tượng phật của chùa Ngọc Trục khá hoàn chỉnh với cụm tượng phật tam thế, phật A Di Đà, phật A Di Lặc, Phật Nát Bàn. Hai bên hành lang có Thập điện Diêm Vương. Đáng chú ý là tượng "Cửu Long sơ sinh"niên đại cuối thế kỷ 18 được tạo tác tỷ mỷ, bố cục hài hòa giữa 9 con rồng và tượng Thích Ca hồi mới sinh làm bằng đồng đen, còn 9 con rồng cùng diềm mây hoa lá làm bằng gỗ quý, tạo ra vòng hào quang rực rỡ.

Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Chùa có 50 pho tượng tròn, trong đó có những pho tượng nổi bật là: tượng Bồ tát Di Lặc (cao 0,60m), tượng Tuyết Sơn (cao 0,56m; thế kỷ XIX), tòa Cửu Long (thế kỷ XVIII), tượng Bồ tát Chuẩn Đề...
Tác giả Đỗ Thỉnh cho biết chùa có đại hồng chung đúc năm Cảnh Thịnh thứ 2 (1794) nhưng đã bị vỡ. Các bài ký trên bia và chuông cho biết làng xưa có tên là thôn Thượng Thư, sau đổi là thôn Thượng Văn cùng với thôn Trung Văn thuộc xã Ngọc Trục, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây; về sau thuộc tổng Đại Mỗ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Nay thôn Thượng Văn đổi thành Ngọc Trục thuộc xã Đại Mỗ, còn thôn Trung Văn thuộc xã Trung Văn.

Vào những ngày rằm và mồng một, đông đảo nhân dân Ngọc Trục và khách thập phương tới chùa cầu lễ. Ngoài ra, hằng năm còn có hai ngày lễ trọng: hội chùa vào ngày 2/2 âm lịch; giỗ sư tổ vào ngày 12/11. Trong hội chùa có lễ chạy đàn của các nhà sư; ngoài sân có lễ khất thực, phá dàn, có một nong bày hoa quả, thóc giống, khoai giống... Sau khóa lễ và hiệu lệnh, những người dự lễ xin lộc để lấy phước về cho gia đình. Ngoài ra, hội chùa còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ đập niêu, đu tiên... Đây là nét độc đáo của hội chùa hiếm thấy ở Từ Liêm và Hà Nội.
Chùa Ngọc Trục được Bộ Văn hóa và Thông tin (cũ) xếp hạng Di tích Kiến trúc, Nghệ thuật ngày 31/01/1992.

Chè xôi nén

Bỏ miếng chè xôi nén dẻo mềm mà không dính, thơm mùi nếp và ngọt nhẹ vào miệng để nhớ về ký ức tuổi thơ với món ăn của bà.
Chè xôi nén, món ăn dường như đã "thất truyền" trên bàn ăn Hà Nội nhiều thập kỷ nay đã quay trở lại và được bày bán tại một quán nhỏ trên phố Nguyễn Hữu Huân. Khi nghe qua tên gọi, hẳn nhiều người sẽ tò mò. Theo lời người chủ quán, đây là một món ăn truyền thống, không hẳn là chè nhưng cũng không chỉ là xôi nén, mang vị ngọt dịu dàng và thơm thảo như tấm lòng của bà, của mẹ.
Món ăn là sự kết hợp của những nguồn nguyên liệu dân dã, đồng quê như gạo nếp, đỗ xanh, vừng và dừa nạo nên cũng mang hương vị giản dị và mộc mạc như nhiều thức bánh cổ truyền khác. Gạo nếp và đỗ xanh sau khi ngâm sẽ được đãi sạch rồi đồ cho chín tới. Sau đó, hỗn hợp xôi đỗ cùng nước cốt dừa sẽ được bắc lên bếp và quấy đều tay không nghỉ trong vòng một tiếng rưỡi.
Công đoạn vất vả nhất của chè xôi nén chính là khâu giã đập lên bề mặt xôi liên tục trong vòng 4-5 tiếng. Hỗn hợp này khá dính nên yêu cầu người làm vừa phải có sức khỏe vừa phải có đôi bàn tay khéo léo để cho ra thành phẩm thật hoàn hảo. Cuối cùng, món ăn sẽ được trang trí bằng vừng và dừa nạo để thêm đẹp mắt và ngon miệng.
Khâu thẩm mỹ được đầu bếp rất chú trọng.
Khâu thẩm mỹ được đầu bếp rất chú trọng.
Miếng chè xôi nén sau khi "ra lò" phải đạt yêu cầu dẻo mềm nhưng không dính, thơm mùi nếp, ngọt nhẹ của nước cốt dừa. Ăn chè xôi nén đúng điệu nhất là ngâm nhi cùng chén chè tươi đăng đắng, trong một buổi chiều đầu hè và ngắm nhìn dòng người qua lại.
Anh chủ quán cho biết, bà nội anh trước đây đã tự tay làm và bày bán món ăn đặc biệt này trong nhiều năm tại phố Cửa Nam. Bí quyết và công thức nấu ăn cũng do chính bà anh truyền lại, do đó giữ nguyên được hương vị truyền thống năm nào.
Quán nhỏ mang một cái tên thân thuộc, khiến bất cứ ai đi ngang qua, dù không ghé vào cũng sẽ bị ấn tượng: "chè Bà Tôi". Tất cả những công đoạn chế biến và chọn lựa nguyên liệu được chủ quán thực hiện gần giống với cách thức "như các cụ trước đây". Nghĩa là, không dùng chất bảo quản và chất tạo màu hóa học, đồ ăn chỉ ăn được dùng trong ngày và màu sắc đẹp mắt của các loại chè trong quán đều được làm từ tự nhiên như màu xanh của lá nếp, màu vàng của hạt giành giành.
Thêm vào đó, các loại chè ở đây đều chỉ được bán theo hình thức "mùa nào thức ấy" nên nếu có thèm chè ngô non, bạn phải nhanh chân thưởng thức. Chúng chỉ được bán trong 3 tháng chính vụ mà thôi.
Giá một đĩa chè xôi nén là 30.000 đồng.
Giá một đĩa chè xôi nén là 30.000 đồng.
Sáng lập quán là một đôi bạn trẻ, vốn không theo nghề kinh doanh hay ẩm thực nhưng tình yêu với các món ăn truyền thống, đặc biệt là hương vị các món chè do bà mình chế biến trong ký ức tuổi thơ đã thôi thúc họ đưa ra một quyết định liều lĩnh. Dẫu họ vẫn biết rằng các món ăn kiểu này vẫn còn xa lạ và ít có cơ hội chinh phục được giới trẻ bởi phong cách thưởng thức có phần "già nua", lại không thích hợp để nhâm nhi, tán gẫu cùng bạn bè.
Tâm sự về quyết định mở quán, chị Tú, chủ quán cho biết, khi có điều kiện thưởng thức ẩm thực nhiều quốc gia, chị nhận thấy rằng đồ ăn Việt Nam rất ngon về hương vị và tinh tế trong cách chế biến nhưng về khâu trình bày còn sơ sài, kém thẩm mỹ và không được quảng bá nhiều nên ít được thế giới biết tới. Do đó, khi mở quán, chị cùng người bạn đồng hành đã quyết định giữ nguyên mùi vị xưa nhưng cải tiến khâu trình bày để món ăn thêm bắt mắt với mục tiêu hàng đầu là có thể đưa món ăn đã biến mất lâu nay sớm quay trở lại và khiến càng nhiều người biết tới càng tốt.
c4-840760-1370241646_600x0.jpg
Những món chè trong thực đơn của quán còn khá sơ sài, chỉ vài ba món, hơn nữa lại chế biến theo đúng cách cổ truyền, ít đường, đặc và không dùng đá. Vì thế, nếu lần đầu thưởng thức, bạn sẽ khó có thể "mê" ngay được. Đối tượng khách chủ yếu của quán thời gian mới mở này thường là người trung tuổi cho đến các cụ già - những người đã từng yêu mến món ăn này trong quá khứ. Đặc biệt, trong những ngày rằm, mùng một, quán luôn rơi vào tình trạng cháy hàng bởi thực khách thường lựa chọn mua về để thắp hương.
Chị chủ quán chia sẻ: "Có một thực tế là món ăn kiểu này chưa thể thu hút được các bạn trẻ bởi kiểu ăn không mấy thời thượng. Điều này cũng khiến những người mở quán hơi buồn một chút bởi nếu được họ quan tâm thì tốc độ lan truyền sẽ rất lớn". Tuy nhiên, chị kể về một kỷ niệm khó quên, lần đó, khi chuẩn bị đóng cửa quán, một chàng trai còn mặc nguyên áo đồng phục, độ tuổi 9X xuất hiện tại quán. Cậu cho biết, ngày nhỏ từng được ăn một món chè do bà ngoại nấu nhưng không nhớ tên cũng như cách làm.
Cậu đã đi tìm và ăn thử nhiều nơi nhưng chưa tìm được câu trả lời. Sau khi nếm qua món chè xôi nén tại đây, cậu học sinh đã tìm ra được chính xác món ăn năm xưa của bà mình. "Điều này khiến cả nhóm rất vui mừng không chỉ vì giúp được cậu học sinh đó mà còn vì nỗ lực đưa món ăn này đến gần hơn với các bạn trẻ của mình đã phần nào có kết quả", chị Tú tâm sự.
Không gian quán khá nhỏ hẹp nhưng cô cậu chủ quán cũng cố gắng trang trí và bày biện để đem lại một không khí cổ xưa và mộc mạc nhất từ những chiếc bát sứ hoa văn truyền thống, chiếc bình vôi cổ hay bộ ấm chén cổ. Hầu hết những vật dụng này đều do mẹ của chủ quán, vốn là một họa sĩ, tự tay chọn lựa và sưu tầm.
Ngoài chè xôi nén xanh (tạo màu bằng lá nếp) và chè xôi nén vàng (tạo màu bằng lá giành giành), quán chè Bà Tôi còn có thêm một số loại chè nấu theo kiểu truyền thống như chè bí đỏ (chè lam qua), chè ngô non, chè con ong, chè kho và bánh chay. Những món ăn này nhìn chung hơi khó ăn một chút những khá thanh đạm, có lợi cho sức khỏe.
Không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, những người mở quán mong muốn có thể đưa các món ăn truyền thống Việt Nam có thể trở nên phổ biến ở ngay trên đất nước mình, bên cạnh "cơn bão" đồ ăn Tây đang ngày một lớn mạnh.
Nếu muốn tìm về một món ăn mà bạn từng có cơ hội thưởng thức ngày nhỏ, hoặc đơn giản chỉ là tò mò muốn nếm thử món quà vặt lạ lẫm, bạn có thể ghé qua địa chỉ: chè Bà Tôi, 85 Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội. Quán có hộp mang về, nhỏ gọn và khá tiện lợi. Giá của một đĩa chè xôi nén là 30.000 đồng cho 2-3 người ăn. Các loại chè khác có giá chỉ khoảng 7.000 đồng một bát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét