Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Cầu sông Hàn (cầu Quay)

Cầu sông Hàn (cầu Quay), cầu sông hàn, cầu quay sông hàn ,cầu quay đà nẵng

Vị trí: Thanh Khê, Đà Nẵng
Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Đây là cây cầu đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam thiết kế và thi công. Và còn đặc biệt hơn khi đây là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn - cây cầu quay  đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân.
Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất khi có thêm cầu Sông Hàn. Cầu không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.
Năm 1998, một năm sau khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1, công trình cầu Sông Hàn mang tính bứt phá đã được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, một công trình sẽ có một chỗ đứng trong lịch sử phát triển của thành phố.
Công trình cầu dây văng này có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng nhưng phải thi công trong 2 năm liên tục. Từ nguồn cảm hứng của cây cầu sau khi hoàn thành vào đầu năm 2000, đường Bạch Đằng được lột xác lần thứ hai trong cuộc đời dài hơn 3 thế kỷ.
Cây cầu là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng vì chính nhân dân thành phố đã đóng góp phần lớn tiền xây dựng cầu. Cây cầu đã trở thành một trong những điểm thu thu hút khách du lịch.
Hàng ngày, vào khoảng 2 giờ sáng, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục, nằm xuôi theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua. Tuy nhiên hiện nay do nguyên nhân kinh phí, người ta không quay cầu hàng ngày, mà chỉ thực hiện khi có yêu cầu của Cảng vụ Đà Nẵng.
Hiện thành phố đã có thêm vài cây cầu mới nữa bắc ngang sông Hàn, như cầu Thuận Phước bắc ngang cửa sông nhìn ra vịnh Đà Nẵng, được đánh giá như là cầu Mỹ Thuận thu nhỏ về mặt mỹ quan. Tuy nhiên sẽ không có cây cầu nào tạo được nhiều cảm xúc đối với người dân thành phố như những gì mà cầu Sông Hàn đã đem lại.

Khách Sạn Stargazer ở  77 Tran Phu Street, Hai Chau, Sông Hàn, Đà Nẵng, Việt Nam là một trong nhiều khách sạn ở đà nẵng phù hợp với bạn
 Với 15 phòng, khách sạn này có tất cả các tiện nghi và dịch vụ bạn mong chờ từ một khách sạn 2 sao. Du khách sẽ thấy điều hòa nhiệt độ, bàn, máy sấy tóc, truy cập internet (không dây), màn hình tivi lcd/tinh thể lỏng, vòi hoa sen ở mỗi phòng. Để làm kỳ nghỉ của du khách hoàn thiện hơn, khách sạn ở Đà Nẵng này có quán cà phê, quán bar/tiệm rượu, dịch vụ giặt là/giặt khô, dịch vụ phòng, đưa đón khách sạn/sân bay, tour, WiFi , bãi đỗ xe. Vị trí thuận tiện, nhân viên tận tụy và các tiện nghi hạng nhất làm khách sạn này là một nơi yêu thích của các du khách. Để tiếp tục đặt phòng của bạn tại Khách Sạn Stargazer Hotel Đà Nẵng, hãy nhập ngày bạn đến và đi vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi.

Sau đó thăm Chợ Hàn

Chợ Hàn, chợ hàn, cho han
Chợ Hàn thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nằm giữa bốn đường phố Trần Phú, Bạch Đằng, Hùng Vương và Trần Hưng Đạo.
Chợ Hàn vốn có lịch sử từ lâu, ban đầu chỉ là một tụ điểm buôn bán nhỏ tự sản, tự tiêu. Nhưng với điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thuỷ nên dần dần trở thành một chợ lớn, do nằm bên cạnh sông Hàn nên có tên là chợ Hàn.

Chợ được xây dựng đưa vào hoạt động vào những năm 1940. Tại đây, Pháp cho xây dựng ga xe lửa trung chuyển Tourane marché để chuyên chở hàng hoá đến ga chính. Theo đà buôn bán phát triển, một số thương gia người Hoa và người Việt đã xây dựng quanh chợ một khu thương mại khá sầm uất với các cửa hiệu tạp hóa, vàng bạc, thuốc bắc...  Năm 1989, chợ được xây mới hoàn toàn, gồm hai tầng khang trang với diện tích 28.000m². Kiến trúc chợ đẹp và thoáng, cách bày trí hàng hoá gọn gàng tạo cho những người đi chợ không có cảm giác mệt mỏi.
Thời trước dân Đà Nẵng gọi chợ Hàn là “chợ nhà giàu” vì khách mua thường là những người thuộc giới thượng lưu, còn bây giờ mọi người đều thích đến đây để mua sắm. Hoạt động buôn bán diễn ra nhộn nhịp suốt cả ngày, hàng hoá phong phú và nổi tiếng với thực phẩm tươi sống (gà, vịt và thuỷ hải sản...), các loại hoa tươi và trái cây tươi. Chợ Hàn còn nổi tiếng với sự đa dạng các mặt hàng vải, áo quần và giày dép, đặc biệt là những gian hàng mắm du khách thường thích mua về làm quà - món ăn rất đặc trưng và gần gũi của người dân miền Trung.
Ngoài ra, sức hấp dẫn của chợ Hàn còn ở giá cả hàng hoá tương đối rẻ, bởi lẽ đây là chợ đầu mối cung cấp hàng sỉ cho các chợ nhỏ lẻ khác.

Bánh xèo Đà Nẵng

Những ai đã từng đến thăm Đà Nẵng ắt hẳn không dưới một lần thưởng thức món bánh xèo nổi tiếng nơi đây.
Bánh xèo Đà Nẵng
Tôi vẫn thích bánh xèo ở ngay Đà Nẵng bởi nó không nhỏ tới mức “làm điệu” như bánh khoái, nhưng không bự chác như ở Sài Gòn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Tôm thì tôm đồng, tôm sông còn nhảy tanh tách. Thịt thì thịt ba chỉ tươi roi rói nửa nạc nửa mỡ. Rau sống thì ngoài những lọa rau phổ thông như , xà lách, húng quế còn nhất thiết phải có đủ chuối chát, rau cải con… Nước tương được pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống. Thêm xấp bánh tráng mỏng hoặc có thể những lá cải cay to hơn bàn tay có thể thay thế bánh tráng dùng để cuốn bánh xèo…
Bánh xèo hấp dẫn du khách
Cứ lâu lâu không ăn bánh xèo, cứ mưa dầm gió rét, trời trở se lạnh thì người Đà Nẵng lại bất chợt nhớ bánh xèo. Khi chuẩn bị bột và các nguyên liệu phụ như giá, thịt, dầu phụng xong, người ta bắt tay vào đổ bánh xèo. Mọi người trong gia đình xum tụ quanh bếp lò cùng nhau “ xèo, xèo, xèo” vừa ấm cúng lại vừa thi vị. Những chiếc chảo con thân trệt được bày lên bếp như những chiếc cồng chiên trông lạ mắt. Khi chảo nóng, người ta dùng một nhúm thân hành nhúng dầu phụng thấm đều quanh chảo và đặt vào lòng chảo một vài con tôm và thịt ba chỉ xắt nhỏ. Thịt và tôm đã được ướp mắm, muối, gia vị và chấy sơ qua cho vừa chín. Dầu chín toả mùi thơm thì dùng vá múc nước bột gạo đổ vào chảo. Bột gặp dầu nóng phát ra tiếng kêu “xèo, xèo” nghe rất vui tai. Có lẽ vì những âm thanh này mà người ta đặt tên bánh là bánh xèo chăng?
Bánh xèo Đà Nẵng
Tiêu chuẩn ăn Bánh xèo ngon là nhờ nước tương, bánh phải giòn vừa phải có mùi béo ngậy của dầu phụng, vị ngọt của tôm và thịt nạc, rau phải xanh và đủ loại, thiếu 1 trong các yếu tố trên thì chưa phải là 1 đĩa bánh xèo ngon. Bánh phải ăn nóng mới đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa mà chỉ dùng tay. Khi thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét