Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Tượng đá An Kỳ Sinh

Vị trí: xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Tượng đá An Kỳ Sinh trên đỉnh Yên Tử là pho tượng đá nguyên khối lạ kỳ nhất trên non thiêng Yên Tử. Bao năm qua người ta vẫn đến đây lễ bái, phụng thờ nhưng chưa ai thực sự hiểu được huyền tích ra đời của pho tượng.
Nằm ở độ cao hơn 900m, cách chùa Vân Tiêu 569m, trên một vùng đất phẳng và rộng giữa đường hành hương lên chùa Đồng có pho tượng đá lộ thể, đó là tượng An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) độc đáo, vừa như một khối đá tự nhiên vừa như có bàn tay con người tạo dựng, sừng sững trên núi cao mây phủ, tạo một không khí thần tiên cho không gian nơi này. Du khách thập phương thượng sơn những tưởng như đi trong cõi Tiên Phật.
Chuyện xưa kể rằng: vào thời Tần Thủy Hoàng (nửa cuối thế kỷ thứ III trước công nguyên) ở làng Phù Hương đất Lạng Gia có người tên là An Kỳ Sinh thường đi chữa bệnh cho dân nghèo ở miền biển. Người đương thời gọi ông là "Thiên Tuế Ông". Khi Tần Thủy Hoàng đi Đông Du có mời ông đến nói chuyện y thuật và cho tặng phẩm. Ông mang tặng phẩm vua ban cúng vào đình làng Phụ Hương rồi đi. Ông men theo bờ biển đi mãi đến vùng núi Bạch Vân Sơn (núi mây trắng) ở nước ta, thấy có nhiều cây thuốc quý, ông đắc ý ở lại hái lá cây luyện linh đan, làm thuốc cứu đời, dựng am cỏ để tu tiên.
Khi mới đến Bạch Vân Sơn ông dựng am bào chế thuốc tại am Dược, sau chuyển lên khu vực dựng tượng đá hiện nay rồi mất ở đây. Tượng "người hóa đá" tự nhiên trên núi Yên Tử như phục mệnh trở về với sự trường tồn tĩnh lặng của đạo. Phải chăng phía bên kia của cái "vô thường" ta có thể hiểu nghĩa là "đá hóa người".
Sự giao lưu văn hóa từ thời Âu Lạc với nền văn hóa Trung Hoa trong lịch sử cổ đại diễn ra sớm hơn sự ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ, điều đó lý giải cho việc An Kỳ Sinh như một thông điệp về sự khởi sinh, nơi tĩnh lặng, trường tồn. An (yên) nghĩa gốc là an định (yên lặng), Kỳ - nghĩa gốc lá cờ, kỳ đài (định giới hạn), Sinh - nghĩa gốc là sinh trưởng (sự sinh sôi như mầm cây mới nhú). Hợp nghĩa 3 chữ An Kỳ Sinh là sự khởi sinh nơi tĩnh lặng, trường tồn.
Trước đây núi Yên Tử có tên là Bạch Vân Sơn, từ khi An Kỳ Sinh hiển đạo, đời sau lấy tên người đặt cho tên núi nên gọi là An Tử Sơn (Yên Tử Sơn). Quan hệ tới An Kỳ Sinh nay chỉ còn pho tượng đá cao 2,2m không kể phần bệ tượng. Tượng đá An Kỳ Sinh càng kỳ diệu bởi bàn tay gia công của nghệ nhân đã gắn linh hồn cho một phiến đá tự nhiên nhưng tài tình đến mức đã giữ cho pho tượng còn nguyên dáng dấp của một phiến đá trời sinh.
Thật lạ là trong khi đường leo núi, đoạn từ tháp 7 tầng đi lên chùa Đồng, đoạn nào cũng dốc, đá núi lởm chởm thì chỗ đặt tượng thờ An Kỳ Sinh lại bằng phẳng, mặc dù rộng chưa đầy 100m2. Một số người bán hàng ở đây cho biết, chỉ duy nhất ở đoạn này, trên hành trình lên chùa Đồng không bao giờ xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy. Khi đi qua đoạn này, du khách thập phương thường kiên nhẫn đứng lại, chờ đến lượt mình được vào lễ bái chứ không tranh giành nhau như ở chùa dưới.
Người ta quan niệm, tượng An Kỳ Sinh là một pho tượng kỳ lạ nên ẩn chứa trong đó nhiều phép màu huyền bí. Bởi vậy, khi đến đây người đi chùa thường lấy một tờ tiền mới, chà lên mình tượng để cầu phúc, cầu sức khỏe và tài lộc. Cũng có người cho rằng tượng là hiện thân của Yên Kỳ Sinh - một vị đạo sỹ tinh thông bách bệnh, từng luyện nên linh đan trường sinh bất tử nên khi nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo, vô phương cứu chữa đã đến đây lập đàn cúng tế, xin cho bệnh tật tiêu tan, tai qua nạn khỏi đã rất linh ứng.
Người tu hành theo Đạo Phật hay theo Đạo Giáo khi đã đắc pháp có tuổi thọ sống ngang trời đất, đi vào cõi vĩnh hằng. Nơi tượng đá An Kỳ Sinh như là sự khở đầu bước vào ranh giới cõi thiêng liêng nhất trên đỉnh non thiêng Yên Tử.

Có nhiều khách sạn ở hạ long cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn Khách Sạn Thương Mại Uông Bí ở Số 496 - Quang Trung - TP Uông Bí - Quảng Ninh
 Khách sạn Thương Mại – Thuong mai Hotel; Trực thuộc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Uông Bí Quảng Ninh. Tọa lạc tại Trung tâm Thành phố Uông Bí (Số 496 - Đường Quang Trung - Thành phố Uông Bí - Quảng Ninh); Sau khi được cải tạo, nâng cấp, mở rộng; Đạt tiêu chuẩn 3 sao, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, hiện đại. Có thể nói vị trí của Khách sạn Thương Mại thực sự thuận tiện cho Quý khách đến Thăm quan du lịch, thực hiện Công vụ và Nghỉ dưỡng tại Thành phố Uông Bí Quảng Ninh.

Chùa Đồng là điểm đến tiếp theo

Chùa Đồng, chùa đồng yên tử, chùa đồng, cđ
Chùa Đồng có tổng trọng lượng gần 70 tấn, nằm ở đỉnh Bạch Vân Sơn thuộc khu di tích danh lam Yên Tử (Đông Triều - Quảng Ninh) với độ cao 1.068m, được đúc hoàn toàn bằng đồng nhập ngoại,

Chùa Đồng tên chữ là "Thiên Trúc Tự" mang tên đất nước của Phật Tổ Như Lai, phù hợp với vị trí "Vô Thượng" của đỉnh Yên Tử. Toạ lạc trên độ cao 1.068m, chùa Đồng (Yên Tử) đã được Trung tâm Sách kỷ lục VN ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới. Chùa Đồng được ví như một "kỳ quan mới" tại khu danh thắng Yên Tử - một ngôi chùa hiện đang giữ rất nhiều kỷ lục mà không phải ai cũng biết.

Tương truyền rằng đỉnh Yên Sơn (nơi đặt chùa Đồng) trước kia được gọi là "núi thiêng" - nơi có thể cầu mưa, hô phong hoán vũ. "Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu" - Yên Tử linh thiêng là thế và cũng hấp dẫn mọi người vì thế.

Tại điểm đặt chùa Đồng ngày nay, xưa là một ngôi chùa bằng Đồng có quy mô nhỏ. Trong chùa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, chuông và đồ thờ đều bằng đồng sau thất lạc.

Vào thời Lê - Trịnh, một nội nhân họ Trịnh dựng lại chùa mái lợp bằng đồng. Chùa xưa không còn, dấu tích còn lại là những lỗ chân cột đục sâu vào nền đá. Đây là ngôi chùa Đồng thứ tư được xây dựng trên đỉnh núi Yên Tử. Ngôi chùa Đồng đầu tiên được xây dựng từ thời Vua Cảnh Hưng (hậu Lê, năm 1780). Ngôi chùa Đồng đầu tiên này bị thiên nhiên làm hư hại, sau đó bị kẻ gian lấy cắp.


Ngôi chùa thứ hai bằng bêtông cốt đồng được dựng năm 1930, do bà Bùi Thị Mỹ (chùa Long Hoa) thiết kế. Ngôi chùa thứ ba được dựng năm 1993 từ đóng góp hảo tâm của ông Nguyễn Sơn Nam (Việt kiều Mỹ). Nhà nghiên cứu Phật giáo Trần Ngọc Hằng (Giáo hội Phật giáo VN) đánh giá: "Chùa Đồng giá trị không chỉ ở chất liệu đồng. Đồng ở đây còn phải được hiểu là chữ "đồng" trong quan niệm người Việt - đồng lòng, đồng nhất, đồng chí, đồng tâm hiệp lực. Trong thời đại mới, chữ "đồng" với ý nghĩa "đại đoàn kết" vẫn luôn là bài học của cả dân tộc. Với ý nghĩa to lớn như vậy, chắc chắn ngôi chùa Đồng lần này sẽ trường tồn cùng dân tộc".


Ngày 03 tháng 6 năm 2006 dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Phật học Đại Đức Thích Thanh Quyết (Thượng Tọa Thích Thanh Quyết) và Ban Quản lý Dự án chùa Đồng, bằng công đức thập phương trong và ngoài nước đã khởi lễ đúc chùa Đồng. Chùa được khánh thành vào ngày 30 tháng 01 năm 2007, tọa lạc trên đỉnh non thiêng ở vị trí giữa hai ngôi chùa được xây dựng trước đây.


Chùa Đồng hiện nay là một công trình độc đáo nhất Đông Nam Á, trọng lượng 70 tấn, chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m. Chùa mang vóc dáng một đài sen nở. Trong chùa thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử.


Theo nhận thức của người xưa, chùa Đồng - Yên Tử là nơi con người có thể cầu viện được " sinh lực của vũ trụ" cho mọi mặt của cuộc đời. Dòng sinh lực vũ trụ này như mọi nguồn hạnh phúc chảy xuống mặt đất làm nảy nở sự sống. Dòng tôi chảy của sự thiêng liêng đó chỉ xảy ra ở những mảnh đất hội được những điều kiện nhất định. Chùa Đồng, nơi mà tín đồ, phật tử đặt niềm tin vào sự linh ứng mỗi lần đến thăm viếng để được nhập vào nguồn sinh khí vô biên đó.

Chùa có chuông mây, chuông gió, chuông mưa. Mỗi lần thỉnh chuông là mây, mưa, gió kéo về Yên Sơn rất linh nghiệm. Cạnh chùa có giếng tiên (giếng nhỏ chỉ bằng một cái đấu nằm trên đỉnh núi mà không bao giờ cạn). Đến chùa Đồng lễ Phật, uống nước giếng tiên là niềm ao ước của khách thập phương mỗi lần về Yên Tử.


Chùa Đồng - nơi ngự vì của Phật Tổ Việt Nam. Nơi thờ vong Phật Tổ Như Lai nước Thiên Trúc - tiền kiếp của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, nơi tôn vinh ý nghĩa của chữ "Đồng". Lên đỉnh Yên Sơn, đi trong mây không phân biệt đâu là trời, đâu là đất, đâu là người ở nơi hòa đồng giữa trời đất và người (thiên, địa, nhân). Từ đỉnh Yên Sơn nhìn về 4 hướng là cả vùng Đông Bắc như dải lụa xanh thẳm, cảnh đẹp lạ thường.


Ngày 17 tháng 5 năm 2008, Chùa Đồng Yên Tử là một trong những địa danh của Việt Nam được chọn là những thắng tích phật giáo cho các đại biểu tham dự đại lễ phật đản thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam đến thăm quan, chiêm bái.


Từ giờ trở đi, du khách thập phương đến Yên Tử sẽ được chiêm ngưỡng một "bông sen vàng" độc nhất vô nhị trên đỉnh trời. Những câu chuyện ly kỳ, huyền bí về chùa Đồng sẽ tiếp tục được truyền tụng bởi giờ đây, chùa Đồng đã trở thành "ngôi chùa của những kỷ lục"...


Có lẽ chiếc khánh và quả chuông ở chùa Đồng là hai vật được các con nhang phật tử xoa, sờ nhiều nhất. Mọi người bảo, trong quả chuông và khánh tại chùa Đồng có rất nhiều... vàng ròng. Ngày đúc chuông, khánh, du khách thập phương tụ hội về đông chẳng kém trảy hội Yên Tử. Có những người đã thả vào mẻ đúc cả chục kilôgam vàng bốn số chín. Nhiều người đeo vòng, lắc hoặc nhẫn vàng cũng thi nhau công đức trực tiếp vào chuông, khánh. "Phúc đức lắm bà con ạ!" - một đệ tử nhà phật tay vừa xoa chiếc khánh vừa nói chậm rãi. Cách công đức độc đáo này khiến nhiều người nghĩ rằng, phúc đức sẽ được truyền lại cho muôn đời con cháu.
Để ngôi chùa Đồng có thể toạ lạc một cách vững chãi trên đỉnh núi cao nhất dãy Yên Tử, công việc tạo mặt bằng không hề đơn giản. Từ khoảnh đất chỉ rộng có 2m2 những người công nhân xây dựng đã tạo được một mặt bằng rộng 19m2 để làm móng đỡ chùa. Nền đá cứng bị phong hoá lâu năm khiến cho việc đập, khoan vào lòng núi trở thành một thử thách cam go. Máy khoan vượt núi phục vụ làm việc rất hạn chế nên đập đá bằng tay phổ biến và thông dụng hơn.



 "Bông sen vàng trên đỉnh núi thiêng" nặng hơn 70 tấn và được hợp thành từ 6.000 chi tiết khác nhau cũng đạt thêm một kỷ lục về sự phức tạp khi lắp ghép.Từ những viên ngói, gạch lát nền cho đến những cây cột, kèo lớn đều được cân, đo, đong đếm từng ly để bảo đảm về mặt thẩm mỹ giống như trong thiết kế ban đầu. 

 Gà đồi Tiên Yên :

Tiên Yên là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh. Từ Hạ Long, theo Quốc lộ 18 ngược bắc 70km sẽ gặp thị trấn Tiên Yên. Nếu dừng chân ở Tiên Yên, các du khách sẽ được tao ngộ thêm nhiều món  trong kho tàng ẩm thực của Quảng Ninh như bánh gật gù,  bò lúc lắc và chắc chắn các bạn sẽ không thể bỏ qua món gà đồi Tiên Yên.
tien yen de nhat ga doi 1 Các món ăn ngon ở Hạ Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét