Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Tịnh xá Ngọc Sơn

Tịnh xá Ngọc Sơn, tịnh xá ngọc sơn, tx ngọc sơn, tx ns, ngọc sơn, ns

Vị trí: phường Vĩnh Thanh, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tên thường gọi: Tịnh xá Ngọc Sơn Tịnh xá tọa lạc ở số 71bis đường Mậu Thân (đường Mạc Cửu cũ), phường Vĩnh Thanh, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 077.866951. Tịnh xá thuộc hệ phái Khất sĩ, Giáo đoàn 4.



Đài Quan Âm

Tịnh xá được Giáo đoàn 4 Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam cho xây dựng vào năm 1964, trên khu đất rộng 4.500m2 do Phật tử Trần Thị Tuyết cùng một số Phật tử cúng dường. Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: HT Thích Giác Phúc (1964 – 1968), Đại đức Thích Giác Cần (1968 – 1977), Đại đức Thích Minh Tông (1977 – 1980). Thượng tọa Thích Minh Nhuần trụ trì từ năm 1980 đến nay.

Chánh điện bài trí đơn giản, trang nghiêm. Giữa chánh điện là một pháp tháp ba cấp, tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, trước có pho tượng đản sinh. Phía sau tịnh xá là tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm đặt giữa hồ sen.
Tịnh xá được xây dựng lại từ năm 1968 đến năm 1971. Từ năm 1981 đến nay, Thượng tọa Thích Minh Nhuần đã cho sửa chữa hồ sen năm 1992, xây Tăng xá năm 1995, và tham gia nhiều hoạt động Phật sự tại địa phương.

Có rất nhiều khách sạn ở phú quốc cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn Khách Sạn Kim Thanh ở  D1-2-3 Nguyễn Tri Phương , Rạch Giá , Kiên Giang để nghỉ ngơi.
 Dù là đi nghỉ hay công tác, mỗi phòng trong số 25 phòng của khách sạn 1.5 sao này đều được thiết kế để giúp du khách thư giãn thoải mái đầy phong cách. Một vài điểm đặc biệt bạn sẽ thích thú là điều hòa nhiệt độ, phòng không hút thuốc, màn hình tivi lcd/tinh thể lỏng, bồn tắm. Du khách sẽ thích thú với các tiện nghi và dịch vụ tuyệt vời của khách sạn trong đó có nhà hàng, dịch vụ giặt là/giặt khô, tour, dịch vụ đỗ xe. Khách sạn làm mọi thứ để tập trung vào các trải nghiệm của du khách, đảm bảo sự dễ chịu và thư giãn cho du khách.

Sau đó thăm Chùa Thập Phương

Chùa Thập Phương, chùa thập phương , chùa tp, ctp, thập phương, tp

Chùa thường được gọi là chùa Lớn, tọa lạc tại số 9/2 đường Lê Lai (số cũ là 35/6 đường Mậu Thân), phường Vĩnh Thanh, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cạnh mé sông đường Nguyễn Công Trứ.

Cổng chùa - 1990

Chùa Thập Phương - 1990

Tên thường gọi:
Chùa Thập Phương Chùa thường được gọi là chùa Lớn, tọa lạc tại số 9/2 đường Lê Lai (số cũ  là 35/6 đường Mậu Thân), phường Vĩnh Thanh, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cạnh mé sông đường Nguyễn Công Trứ. ĐT: 077.869528. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được dựng từ cuối thế kỷ XVIII, lúc đầu chỉ là một thảo am. Chúa Nguyễn Ánh đã có ghé viếng chùa và sau đó đã ban sắc tứ cho chùa.
Năm 1890, ông Phạm Thường Mỹ xin dời chùa về đường Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Thanh, trùng tu ngôi chùa và cung thỉnh Hòa thượng Thích Vĩnh Thùy về trụ trì. Đến năm 1904, ông Hương Võ xin dời chùa về Ngã Ba Cột Dây Thép.
Hòa thượng Thích Bửu Ngươn kế tục trụ trì vào năm 1924. Trong gần 50 năm trụ trì chùa, Hòa thượng đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện, xây cất giảng đường, hậu đường... bên cạnh công việc hoằng dương chánh pháp, ấn tống kinh điển, đào tạo tăng tài cho Giáo hội. Hòa thượng viên tịch năm 1971.
Thầy Thích Chí Hoằng kế thế trụ trì từ năm 1971 đến năm 1988. Hòa thượng Thích Bửu Nguyên kế tục  trụ trì chùa từ năm 1988 đến nay.
Chùa được trùng tu vào các năm 1890, 1904, 1990, 1995 và 1997.
Chùa có phòng thuốc Nam và châm cứu miễn phí phục vụ cho dân nghèo.

Thưởng thức vị đắng thanh của Nấm tràm Phú Quốc

Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm. Lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa.
Loại nấm này có nhiều ở Phú Quốc và có thể làm món gà luộc xúp nấm hoặc chọn cá rựa, cá nhồng lấy thịt làm chả cá viên nấu với nấm thì phải biết... ngon tuyệt cú mèo!
Sau một, hai cơn mưa đầu mùa, những người sống bằng nghề hái nấm đã bắt đầu chuẩn bị thu hoạch nấm tràm. Họ vào rừng, thăm những khu vực để xem nơi nào nấm đã bắt đầu phát triển, độ một tuần sau là có thể đến nơi có nấm để thu hoạch. Thường họ đi cả gia đình, cặm cụi hái cả ngày đến khi đầy giỏ mới ra về.
Rời rừng tràm, mang những bao nấm hái được, họ ghé ngang nhà của cư dân sống gần đó, chia lại vài con gà giò và sẵn mượn luôn nồi, bếp. Gà luộc vừa chín tới, cho một mớ nấm tươi mới hái đã chuẩn bị sẵn vào. Nồi nước luộc gà trở thành món súp nấm chưa ăn đã thấy thèm. Cả đám xúm vào xé gà chấm muối ớt, nhai quên cả nói năng. Nhưng ngon nhất lại là những chén súp nấm nóng hổi, những chiếc nấm vừa chín cho vào miệng cảm giác giòn, xốp, càng nhai càng thấy vị đắng nhân nhẩn cứ lan dần. Húp miếng nước súp ngọt lừ mùi vị của nấm và thịt gà, lúc này vị của nấm mới thấy rõ, đắng nhưng thật thanh. Chính cái vị đắng này mà nhiều người đâm ghiền món nấm tràm. Họ ăn nấm nhưng không uống nước, để sau buổi ăn mới bày thêm bàn trà nhâm nhi như để tận hưởng thêm hương vị có một không hai của nấm tràm.
Ở Phú Quốc, nấm tràm được nấu với tôm, mực là một món ăn phổ thông, nhà nào tới mùa cũng có. Nhưng nếu chịu khó một tí, kiếm cá rựa hoặc cá nhồng lấy thịt làm chả cá viên nấu với nấm thì mới đúng là tuyệt cú mèo. Khi chuẩn bị ăn, đập vào nồi nước sôi mấy cái hột vịt như người miền Tây hay ăn chè đậu xanh cho trứng vịt, ăn kiểu này cũng là một gu đặc sắc của món nấm tràm.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét