Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Tổ đình Thiên Thai

Tổ đình Thiên Thai , tổ đình thiên thai, tổ đình, thiên thai
Vị trí: xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổ đình Thiên Thai nằm ở phía Bắc chân núi Dinh Cố (ấp 3 xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ), được khởi công xây dựng năm 1925 bởi Hòa Thượng Thích Huệ Đăng. Nhưng mảnh đất này trước đó đã là nơi trì niệm của sư tổ Huệ Đăng. Phía sau Tổ Đình có Thạch Động. Thạch Động được tạo dựng công phu trong hang đá, là nơi Hoà Thượng Huệ Đăng sông tu hành trong điều kiện lúc đầu chưa dựng được ngôi chùa như hiện nay.
Tổ đình Thiên Thai toạ lạc trên diện tích tương đối rộng (6ha), được chia làm 4 khu vực chủ yếu đó là : điện chính (Thiên Thai), Thạch Động, Thiên Khánh và Thiên Bửu Tháp (được xây dựng năm 1936). hai câu đối bằng chữ Hán trước cửa Thạch Động: "Tá thạch vi tường thục lão tăng cùng đáo đế, Vĩ phong tác chiến thuỳ chi đại đạo lạc vô cương" (tạm dịch: Đá mượn làm tường, ai có biết lão tăng nghèo đến thế; Gió dùng thay quạt, người đâu hay đạo lạc vô cương).
 Cụ tổ Thiên Thai đạo hiệu Huệ Đăng (ngọn đèn Huệ soi sáng mãi tương lai), tên thật là Lê Quang Hoá, sanh năm 1873 tại xã An Đông, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Lê Quang Hoá tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp từ năm 17 tuổi. Năm 1895 phong trào chống Pháp của Phan Đình Phùng thất bại. Nhiều cơ sở, tổ chức ở Bình Định bị phá vỡ, anh em chiến sỹ bị bắt, bị tù đày. Ông tìm đường vào Nam và đi tu. Nhưng hoài niệm cứu nước vẫn canh cánh trong lòng bậc chân tu, thể hiện trong cuộc sống, trong giảng dạy đạo pháp Phật giáo cho đệ tử, đã đào tạo được nhiều tăng ni yêu nước. Những người trụ trì Thiên Thai đều thực hiện theo tinh thần đạo pháp gắn với dân tộc.Sư tổ Huệ Đăng vốn quen biết cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồi đầu mới dựng chùa, cụ phó bảng có ghé thăm và ở lại Thiên Thai một đêm để đàm đạo với Huệ Đăng.

Có rất nhiều khách sạn ở vũng tàu cho bạn lựa chọn chẳng hạn như Khách Sạn Minh Hiệp ở 54/5 KP Hải Tân, Thị trấn Long Hải, Huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu 

Núi Chân Tiên là điểm đến tiếp theo

Núi Chân Tiên , núi chân tiên, núi ct, nct, chân tiên, ct
Núi Chân Tiên là một thắng cảnh thiên nhiên đẹp ở ấp An Lộc, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Con đường dẫn đến núi Chân Tiên mùa này rợp màu hoa phượng đỏ, dưới chân núi là hàng chục ngôi chùa cổ kính nằm ẩn khuất dưới những tán cây xanh mát.

 Từ TX. Bà Rịa theo hướng về Long Hải đi khoảng 3 km sẽ gặp đường Dinh Cố, rẽ trái là đến danh thắng núi Chân Tiên. Trên đường đi, du khách có thể ung dung thưởng ngoạn cảnh quang tuyệt đẹp hai bên đường với những rừng cây và khối đá nhấp nhô.
Xoay quanh tên gọi của núi là cả một truyền thuyết ly kỳ từ thời khai thiên lập địa. Chuyện kể rằng, thuở xa xưa khi đất trời còn giao hoà với nhau nơi đây núi non đẹp, cây xanh bóng mát, cảnh hạ giới mà chẳng khác gì chốn Bồng Lai. Từ trên trời cao các Tiên ông thường dắt các Tiên đồng, Tiên cô xuống núi này vui đùa. Các Tiên ông ngồi bên tảng đá đàm đạo và đánh cờ. Các cô Tiên thi chạy nhảy tung tăng vui đùa từ tảng đá này sang tảng đá khác và đề lại các dấu chân trên đá cho đến bây giờ. Cũng chính vì thế nên người ta gọi núi này là núi Chân Tiên.
Ngày nay, đến thăm núi Chân Tiên, du khách sẽ được tận mắt rông thấy những dấu chân người in trên đá. Ở vách đá phía tay trái của lối vào, trên một quần thể khá đẹp, người ta thấy dấu vết đôi bàn chân giống như chân của một thiếu nữ nhỏ bé xinh xắn để lại, đến nay vẫn còn hằn sâu trên đá. Đi theo một dốc bậc thang đá lên phía trên. Qua nhiều tảng đá khác và leo lên đỉnh cao nơi có miếu thờ bà “Cửu Thiên Huyền Nữ” sẽ thấy có một bàn chân nhỏ bé xinh xắn rõ nét hơn in đậm và sâu trên vách đá của miếu thờ. Bên dưới bàn chân đó, người dân đã lập một bàn thờ nho nhỏ đề thờ cúng các vị thần tiên đã có dịp về đây du ngoạn. Xuống phía sau miếu Mẫu là một bàn cờ trên một phiến đá bằng phẳng gọi là bàn cờ tiên, nơi các vị Tiên ông ngày xưa chơi cờ. Cạnh bàn cờ tiên là dấu chân trên vách đá. Bàn chân này lớn hơn, nên được gọi là bàn chân của các Tiên ông.
Chùa Long Hòa, di tích lịch sử của tỉnh Bà Rịa  – Vũng Tàu cổ kính, nằm yên tĩnh dưới núi Chân Tiên mà trên đường lên núi Chân Tiên ai cũng phải ghé thăm. Chùa được xây dựng cách nay 283 năm tại xứ Mô Xoài vùng Đồng Nai Hạ, nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện, chùa còn lưu giữ một số tài  liệu hiện vật phản ánh giá trị lịch sử của chùa như: một số Long vị thờ vị tổ sư có công xây dựng chùa; các bức hoành phi câu đối; các nhóm tượng lam bằng gỗ quý có niên đại cách ngày nay trên dưới 200 năm; một quả chuông đồng nặng 105 kg đúc năm 1737… Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Long Hòa vẫn không bị tàn phá, vì vậy kiến trúc xây dựng và nghệ thuật trang trí, các hiện vật trong chùa đến nay vẫn còn nguyên vẹn, đầy đủ.       
Tổ  đình Thiên Thai cũng nằm trên đường du khách đến tham quan và khám phá núi Chân Tiên. Tổ đình Thiên Thai toạ lạc trên diện tích 6ha, được chia làm 4 khu vực chủ yếu đó là: Thiên Thai, Thạch Động, Thiên Khánh và Thiên Bửu Tháp.
Trong số những ngôi chùa linh thiêng nằm dưới núi Chân Tiên còn có chùa Thiên Bửu Tháp được xây dựng khoảng năm 1930, cũng là một thắng cảnh đẹp của huyện Long Điền. Trong thời Pháp thuộc, các tăng ni, sư  sãi đã tự tiêu hủy ngôi chùa, không cho Pháp chiếm đóng dùng làm căn cứ. Sau ngày giải phóng, năm 1989-1990 chùa được xây lại trong khuôn viên rộng 3ha, bằng phẳng thoáng mát và đẹp. Từ phía ngoài cổng chùa đi vào có một cụm các pho tượng miêu tả Quan Thế Âm Bồ Tát tay cầm bình cam lộ, tay bắt quyết, đứng trên tòa sen cứu sinh độ thế. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Sơn. Giữa là ngôi nhà chính, hai bên là các dãy nhà phụ. Mái chùa được thiết kế có hình dạng các lọ lục bình lớn, giống như bình nước cam lồ của đức Phật. Đến thăm chùa Thiên Bửu Tháp, du khách có dịp tìm hiểu thêm sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa tôn giáo Việt Nam.

 Món ngon không thể bỏ qua khi đến Vũng Tàu

- Đến với Vũng Tàu đừng nên bỏ qua món "Bạch tuộc nướng sa tế". Đây là vùng có rất nhiều bạch tuộc mà ngon nhất. Có thể đến quán Cô Nên nằm ở Bãi Trước gần Cáp Treo. Ở đây thực đơn chuyên về món nướng. Ngòai ra (với mình) đậm đà ngon nhất bạn có thể lấy mốc khách sạn Green gần bên đường La Văn Cầu đi thẳng xuống biển thấy quầy nước số 25 cô Trinh sát bên là 1 chị bán bạch tuộc nướng rất ngon, giá cả phải chăng (cũng nên thử trả giá). Chỗ này cũng có ghẹ tươi sống.
- Ghẹ ở đây nuôi khá nhiều, to và chất lượng. Giá cũng thấp hơn những vùng biển khác. Bạn nên đến Vựa Hùng Phương, số 100 đường Hạ Long. Quán khá uy tín, chất lượng, đúng giá nhất, nấu luôn cho bạn nếu muốn. Ngòai ra còn có tôm tích, tôm mũ ni, tôm sú, sò điệp, mực... Có đóng thùng cho bạn mang đi xa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét