Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

K9 - Đá Chông

K9 - Đá Chông, k9, đá chông
Vị trí: Ba Vì, Hà Nội
Đá Chông có diện tích 234 ha nằm trên quả đồi lớn gọi là U Rồng trong dãy núi Tản Viên, giáp địa giới hành chính của ba xã Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ và huyện Ba Vì , tỉnh Hà Tây.Xưa kia, đây là khu đồi thông yên tĩnh, xen kẽ với các loài cây gỗ lớn, lá rộng, tạo thành khu rừng nguyên sinh đầy sức quyến rũ
Đá Chông có diện tích 234 ha nằm trên quả đồi lớn gọi là U Rồng trong dãy núi Tản Viên, giáp địa giới hành chính của ba xã Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ và huyện Ba Vì , tỉnh Hà Tây.Xưa kia, đây là khu đồi thông yên tĩnh, xen kẽ với các loài cây gỗ lớn, lá rộng, tạo thành khu rừng nguyên sinh đầy sức quyến rũ. Trên đồi có những tảng đá đứng lô nhô, sắc nhọn như những mũi chông lớn nên gọi là Đá Chông. Truyền thuyết kể lại rằng đây là bãi chông chà, dấu tích của những trận chiến dữ dội giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thời tiền sử. Địa danh này có một đặc điểm rất kỳ lạ là Sông Đà qua Lai Châu về Hòa Bình chảy xuôi qua đằng Khê Thượng, đến đây đột ngột chuyển dòng ngược về hướng Bắc, tạo thành một khúc gầy, đến ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì) gặp sông Hồng, gông Thao để rồi cùng chầu về Đền Hùng, đất Tổ
Năm 1957 trong một lần Bác Hồ cùng các đồng chí quân uỷ Trung ương đi kiểm tra diễn tập của Sư đoàn 308, khi dừng chân tại địa điểm này, bác thấy phong cảnh ở đây sơn thủy, hữu tình, khí hậu ôn hòa mát mẻ. Phía đông có dãy núi Tản Viên, có sông Đà liền kề. Phía tây có dãy núi Thiết Sơn (Lưỡi hái), thế đất có dáng hình “phong thuỷ" lại lợi nhiều về mặt quân sự, Bác đã quyết định chọn vị trí này là “Khu căn cứ địa" để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài.
Thể theo nguyện vọng của Bác, ngôi nhà sàn do chính Bác sửa thiết kế và cắm hương đã được khởi công xây dựng tháng 5 năm 1958 và hoàn thành tháng 3 năm 1960. Nhà Bác nhìn về hướng Nam, phía trước có hòn non bộ "thiên tạo", có nhiều cây cổ thụ xung quanh nên rất mát mẻ. Tiếp đến là các nhà làm việc của Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ được lần lượt xây dựng.
 
Địa danh Đá Chông còn có tên khác là K9, K84 (địa danh mật) do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quy định. Gần 9 năm làm việc ở đây (1960 - 1969) Bác đã tiếp hai người khách nước ngoài, đó là anh hùng phi công vũ trụ Giéc man Titốp (Liên xô) Và phu nhân của Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu. Hai người khách này đã trồng lưu niệm hai cây Vàng Anh trước ngôi nhà làm việc của Bác. Ngày nay, hai cây Vàng Anh vẫn tỏa cành xanh biếc như để lại dấu ấn mối tình hữu nghị của hai dân tộc Trung – Xô với Việt Nam đời đời bền vững.
Năm 1969 Bác Hồ qua đời, khu Đá Chông lại được chọn là nơi giữ gìn thi hài của Bác những năm kháng chiến chống Mỹ (Từ ngày 23/12/1969 đến ngày18/7/1975).
Sau khi Tổ quốc thống nhất, Bác Hồ được về an nghỉ tại Thủ đô Hà Nội (Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) để nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế về thăm viếng Bác. 

Có rất nhiều khách sạn ở hà nội cho bạn lựa chọn. Chẳng hạn như Khách Sạn Khoang Xanh Suối Tiên ở Xã Vân Hòa, Huyện Ba Vì, Hà Nội
Khách sạn Khoang Xanh Khách sạn Khoang Xanh hiện nay đã xây dựng được hơn 160 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 3 sao. Du khách sẽ nhận được sự phục vụ tận tình bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và mến Khách. Nhà hàng Suối Tiên Hệ thống nhà hàng Suối Tiên 1 và Suối Tiên 2 phục vụ các món ăn đặc sản vùng Núi và ẩm thực vùng Trung du. Với đầy đủ tiện nghi, sự phục vụ ân cần sẽ mang lại cho Du khách cảm giác ngon miệng và thoải mái trong khi thưởng thức hương vị ẩm thực. Với diện tích lớn, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, Nhà hàng có thể phục vụ được cả những Hội nghị lớn với hơn 800 thực khách. 

Hồ Tiên Sa là điểm đến tiếp theo

Hồ Tiên Sa, ho,tien,sa
Hồ Tiên Sa thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội, cách trung tâm khoảng 60km.
Là một thắng cảnh đẹp của tỉnh Hà Tây. Ðến với hồ Tiên Sa, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của thiên nhiên.
Khu du lịch hồ Tiên Sa có diện tích 151ha, được đầu tư xây dựng trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Hà Tây.
Ðến với hồ Tiên Sa, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của thiên nhiên: ngắm nhìn chim, thú, vườn hoa cây cảnh và thưởng thức các món ăn dân tộc hấp dẫn. Một vườn xoài bạt ngàn, hàng chục thú thuần dưỡng đang nô đùa, từng đàn chim bồ câu bay lượn sẽ khiến du khách cảm thấy vô cùng thú vị. Du khách cũng có thể chọn một trong 30 lều câu cá kích thước lớn nhỏ khác nhau nằm rải rác ven hồ mà ngồi thả cần câu. Từng đàn cá rô phi, cá trắm... đã được nuôi thả trong 5 năm sẽ giúp du khách có những giây phút thư giãn thoải mái. Ðặc biệt, khu du lịch hồ Tiên Sa còn có một hệ thống trượt composite, một bể bơi và dưới thác Nhị Long là khu vui chơi thể thao dưới nước với các trò chơi mạo hiểm đầy lôi cuốn. Từ nay đến 2010, Khu du lịch Hồ Tiên Sa sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình vui chơi dịch vụ, nhà nghỉ, nhằm mục tiêu trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trong tổng thể du lịch Ba Vì, thực sự phát huy hết tiềm năng của các loại hình du lịch ở đây.
Ngoài việc đón khách du lịch, Khu du lịch hồ Tiên Sa còn nhận phục vụ hội nghị, hội thảo, tập huấn và thi đấu thể thao, đua thuyền, lướt ván.
Với phong cảnh hấp dẫn, hệ thống dịch vụ hoàn hảo và các hạng mục vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng phong phú của Khu du lịch sinh thái hồ Tiên Sa sẽ trở thành điểm hẹn lý tưởng, thu hút đông đảo du khách gần xa.

Xuýt xoa lẩu lòng ngày gió về

Lòng được chế biến sạch sẽ, giòn dai, nhâm nhi cùng bát cháo nóng ngon ngọt, thơm phức trong tiết trời se lạnh vừa ngon miệng lại ấm bụng.
Vào những ngày trời dịu mát hay những khi có không khí lạnh bỗng nhiên ùa về, nồi lẩu nóng hổi nghi ngút khói là món ăn mà những người “có tâm hồn ăn uống” thường nghĩ tới đầu tiên và không khỏi cảm giác thèm thuồng. Nổi tiếng là “thiên đường lẩu” ở Hà Nội, phố Phó Đức Chính đã trở nên quen thuộc với các quán lẩu ếch, lẩu riêu cua, bò nướng nằm san sát nhau, kéo dài gần như cả dọc phố. Nhưng nếu muốn thử một lần “đổi gió” cho bữa tụ tập anh em, bạn bè thì quán lẩu lòng nằm tách biệt ở đoạn gần cuối phố là một địa điểm bỏ túi không tồi.
lau-long-02.jpg
Nếu không phải là khách quen hoặc được bạn bè giới thiệu, hẳn nhiều người đi đường sẽ chẳng dám “mạo hiểm” ghé vào bởi tâm lý món lòng lợn chế biến ở các hàng ăn thường rất mất vệ sinh và không đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhưng những thực khách đã một lần ăn thử ở đây rồi chắc chắn sẽ chẳng bận tâm hay lo ngại gì nữa bởi có thể tận mắt nhìn thấy những cỗ lòng được mang ra cắt thái hoàn toàn sạch sẽ và chất lượng.
Lẩu lòng nghe có vẻ lạ tai nhưng thực chất nó là biến tấu của món cháo lòng quen thuộc. Nói thì đơn giản vậy nhưng để có được một nồi lẩu lòng ngon ngọt như ở quán thì không dễ chút nào. Thoạt đầu, khi nồi lẩu mới được bưng ra đặt trên bếp, nhiều người sẽ cảm thấy hụt hẫng vì trông chẳng màu mè, hấp dẫn như lẩu riêu hay lẩu ếch. Nhưng khi nồi lẩu bắt đầu bốc khói, một mùi thơm lan tỏa khó cưỡng khiến thực khách cứ phải liên tục hít hà và muốn thưởng thức ngay lập tức. Anh chủ quán tiết lộ nước cháo phải được ninh bằng xương bay (loại xương thường dùng nấu bột/cháo cho các bé) và chim trời Hà Tĩnh mới ngọt thơm được như vậy. Hơn nữa, bí quyết còn nằm ở chiếc nồi gang được đúc rất dày giúp món lẩu cháo dù được đun bao lâu cũng không bị khê và còn giữ cho món ăn luôn nóng hôi hổi.
lau-long-03.jpg
Tùy theo sở thích và yêu cầu của thực khách mà chủ quán sẽ mang ra những đĩa lòng khác nhau, từ tràng, dạ dày, cuống tim cho đến lòng xe điếu, gan, dồi lợn đều có đủ cả. Cách ăn cũng giống như các loại lẩu khác, thực khách thả dần các loại lòng vào nồi nước cháo sôi trên bếp, vừa nhâm nhi lòng vừa nhúng rau cải cúc, nấm kim châm ăn kèm. Sau khi đã chán với kiểu ăn nhúng thả này, bạn có thể múc cháo ra bát rồi ăn kèm với quẩy giòn rụm. Trong không khí se se lạnh của những ngày cuối thu, cùng người thân, bạn bè quây quần bên nồi lẩu thơm phức, vừa lai rai lòng vừa xì xụp bát cháo nóng thật không gì “thú” bằng. Một nồi lẩu lòng có giá 250.000 đồng dành cho khoảng 3 - 4 người ăn.
Địa chỉ quán ở 150 phố Phó Đức Chính, nằm về phía gần Cửa Bắc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét