Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Lễ rước Mục đồng

Lễ rước Mục đồng, lễ rước mục đồng , rước mục đồng, rước mđ, mục đồng, mđ

Vị trí: Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Theo các bậc cao niên, làng Phong Lệ xưa có tên gốc là xứ Đà Ly, sau chia làm hai làng là Phong Bắc nay thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, và Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

Dù chia tách địa lí hành chính như vậy, song ngày Lễ hội rước Mục Đồng, người dân hai địa phương cùng về tham dự.
Cụ Ông Văn Tứ, 87 tuổi, Trưởng ban tư lễ đình Thần Nông kể, theo truyền thuyết, làng Phong Lệ xưa có một cồn cỏ giữa đồng. Ngày kia, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng bị dính chặt xuống đất như có bàn tay giữ lại. Dân làng cho là có thần linh "cư ngụ" nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó cồn có tên là cồn Thần. Sau một thời gian, đàn trâu trong làng chạy lạc lên cồn, đám trẻ đến tìm, nhưng người và trâu không xảy ra chuyện gì. Từ đó có tiếng đồn lan ra là cồn Thần chỉ dành cho trẻ mục đồng đến gần. Xóm cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Qua nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, gọi là lễ rước Mục Đồng.
Cụ Ngô Tấn Văn, 80 tuổi, thôn Phong Nam cho biết, ngày trước có lệ cứ 3 năm một lần làng tổ chức lễ rước Mục Đồng. Sau giãn dần ra 6 năm, rồi cuối cùng là 12 năm mới tổ chức một lần. Năm 12 tuổi, cụ là trẻ chăn trâu được tham dự lễ hội rước Mục Đồng. Ngày trước, lễ hội rước Mục Đồng tổ chức rất lớn, 3 ngày 3 đêm, có giết trâu, có hát mục đồng, không khí trong làng nhộn nhịp, vui tươi.
Ông Ngô Văn Nghĩa, 67 tuổi, Trưởng ban tổ chức lễ rước Mục Đồng cho biết: "Ngày xưa, từ cuối tháng Ba âm lịch, khi vụ mùa đã xong là lúc chuẩn bị cho lễ hội bắt đầu. Không khí trong làng rộn ràng, tất bật để chuẩn bị lễ hội. Ngoài cờ nhỏ của mục đồng, còn có 17 cây "đại kì" của chư phái tộc. "Đại kì" với cán lớn bằng tre dài 5 mét, có khoan lỗ đút cây ngang qua để treo các con giống. Nào là tứ linh (lân, long, quy, phượng), tứ nghệ (sĩ, nông, công, thương). Nhưng nhiều nhất vẫn là cày, bừa, cuốc, gàu dai, gàu sòng, dừng, nia... Để được chiếm giải trong lễ hội, các tộc họ có điều kiện "sáng tác" các hình tượng bằng gỗ rất công phu, mĩ thuật. Mang trên mình nhiều thứ như vậy nên cây cờ lớn thường rất nặng, phải chọn 3 lực điền khoẻ mạnh với đầy đủ nai nịt ngang lưng mới đủ sức mang cờ. Sau 60 năm lễ hội bị gián đoạn, đây là lần thứ hai, tổ chức lễ hội đặc sắc này (lần thứ nhất tổ chức vào năm 2007).
Lễ rước Thần Nông, hay rước Mục Đồng ở làng Phong Lệ là một hình thức coi trọng nghề nông, giá trị người nông dân được nâng cao. Trong xã hội phong kiến ngày xưa xem thường những kẻ chăn trâu. Tuy nhiên, khi đến làng Phong Lệ (xưa) trong những ngày rước Thần Nông, trẻ chăn trâu được tôn vinh, xem trọng.
Chiều ngày 27-11-2010, các bô lão, dân làng, các mục đồng trong làng cùng cờ, ban nhạc cổ tổ chức rước "Thần" từ Cồn Thần bằng kiệu hoa uy nghi về đình làng Phong Lệ an vị tế vọng Thần. Đến Cồn Thần, đám rước dừng lại. Kiệu Thần được đặt gần vào nơi di tích có tảng đá lớn gắn trên "đài" xây bằng xi-măng. Cụ Ông Văn Tứ, Trưởng ban tư lễ đứng ra làm lễ cúng triệu thỉnh Thần Nông. Cụ và Ban tư lễ khấn vái, xin âm dương để cung thỉnh rước Thần. Sau lễ cúng, cụ ra hiệu cho người đánh kẻng cổ nổi lệnh báo tin: "Thần Nông đã giáng hạ". Lúc này, tất cả lại chỉnh đốn trang phục, hàng ngũ chuẩn bị rước Thần Nông về đình làng. Trong âm vang của tiếng trống chiêng, tiếng nhạc cổ, dưới ánh sáng bập bùng của các ngọn đuốc, đèn lồng khiến không gian huyền bí.
Sáng ngày 28-11 (DL), trời vừa hửng sáng đã vang lên tiếng trống giục giã dân làng về dự lễ. Tất cả tề tựu trong sân đình Thần Nông (đình Mục Đồng). Trùm Mục (người cai quản các mục đồng) lễ phục tươm tất, trịnh trọng tiến vào hậu tẩm khấn vái rồi cung thỉnh bài vị Thần Nông đặt vào kiệu do 4 mục đồng khiêng. Đám rước lên đường với chiêng trống, kẻng cổ vang động khắp làng. Sau cùng là đoàn mục đồng vai mang giỏ bịt mõm trâu, dây thẹo buộc trâu diễu hành quanh đồng ruộng trong âm vang của nền nhạc cổ bát âm. Vừa đi, thi thoảng người phụ trách dùng loa xướng lên:
- Chúng mục đồng làng Phong Lệ ta!
- Dạ! (mục đồng đáp lại).
- Rước Thần Nông về làng Phong Lệ ta!
- Giá hạ! Giá hạ! (*) (mục đồng đáp lại 3 lần).
- Cầu cho tốt lúa tốt gieo. Vũ thuận phong điều, hò reo một tiếng!
- Giá hạ! Giá hạ! (mục đồng đáp lại 3 lần).
Đám mục đồng đang lội qua đám ruộng với bầy trâu và khi đi qua một đám cỏ bên đường, đoàn rước còn dừng chân để cổ vũ cho các trò chơi kéo co, rồng rắn, nhảy dây… của các mục đồng. Đoàn rước khiêng kiệu về đình làng cúng tế chính thức. Bài vị Thần Nông được đặt lên bàn thờ nơi hậu tẩm chính Đình. Hoa, xôi, gà, trái cây…, lần lượt được bày trên bệ thờ khắp ba gian đình. Mục đồng nghiêm chỉnh đứng trước đình làm lễ. Các chức sắc trong làng nghiêm trang đứng thành hai hàng chứng minh lễ cúng tế. Tế lễ xong, các mục đồng được mời vào ăn cỗ cùng với chư vị chức sắc trong làng, không phân biệt thứ hạng. Tối, tại sân Nhà thờ Tiên Hiền, làng Phong Lệ có tổ chức hát mục đồng và hát tuồng 

Khách Sạn L''Indochine - Banahills Thon An Son, Xa Hoa Ninh, Huyen Hoa Vang, Da Nang, Dãy núi Bà Nà, Đà Nẵng là một trong những khách sạn tại đà nẵng phù hợp với bạn.
 Với tổng cộng 48 phòng và Bungalow, khách sạn L'Indochine với thiết kế khác lạ, mang nét phong cách kiến trúc Chăm Pa độc đáo, chắc chắn sẽ khiến quý khách có những bất ngờ thú vị. Các phòng của ks L'Indochine đều có cửa sổ nhìn xuống rừng quốc gia Bà Nà. Từ đây quý khách có thể phóng tầm mắt ngắm khung cảnh rừng núi hùng vĩ xanh thẳm và thành phố Đà Nẵng dưới chân mình. Bar D'hiver ấm cúng với đồ uống phong phú sẽ mang tới quý khách những giây phút lãng mạn bên cạnh bạn bè người thân. 

Sau đó thăm chùa Linh Ứng - Bà Nà

Chùa Linh Ứng - Bà Nà, chùa linh ứng - bà nà , chùa lu-bn, linh ứng-bà nà, lu-bn

Chùa nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc Khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ. Đây là khu du lịch nằm cách thành phố Đà Nẵng 28 km về phía Tây, thuộc thôn An Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, mới được khai trương vào tháng 9 năm 1998. Bà Nà cao 1482m.







Chùa nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc Khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ. Đây là khu du lịch nằm cách thành phố Đà Nẵng 28 km về phía Tây, thuộc thôn An Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, mới được khai trương vào tháng 9 năm 1998. Bà Nà cao 1482m.
Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Ngày 21 – 9 – 1999 (12 – 8 năm Kỷ Mão), Thượng tọa Thích Thiện Nguyện, trụ trì chùa Linh Ứng – Ngũ Hành Sơn, đã tổ chức trọng thể lễ đặt đá xây dựng chùa Linh Ứng – Bà Nà và Thích Ca Phật đài.
Về kiến trúc và thờ tự, hai ngôi chùa cùng tên Linh Ứng được thực hiện giống nhau và cùng một thầy trụ trì.
Đặc biệt, trong khuôn viên chùa Linh Ứng – Bà Nà, ở độ cao khoảng 1.400 m, Thượng tọa Thiện Nguyện đã cho xây dựng Thích Ca Phật đài bằng xi măng cốt sắt do thợ cả Nguyễn Quang Xô đảm nhận. Tượng đức Phật Thích Ca cao 27m, ngang gối 14m, thiền định trên đài sen cao 6m, là pho tượng Phật lớn nhất nước ta hiện nay. Phật đài được chùa tổ chức lễ khánh thành trọng thể vào ngày 06 – 3 – 2004 (16 – 2 năm Giáp Thân).

Gỏi cá Nam Ô

Ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó làm từ cá sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm... nhưng ngon và thích hợp nhất là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ, ép nước để ráo rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính.
Nước cốt cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng… vốn chỉ mọc trên trên đèo Hải Vân. Tuy nhiên, giờ đây, các món rau khác như dưa chuột, xoài, chuối… được dùng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách.
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng 2
Gỏi cá Nam Ô, thử là dễ nghiện.
Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại cuốn bánh tráng hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn. Cho rau lên bánh tráng, gắp thêm vài miếng cá lấm tấm thính riềng vàng ruộm, cuộn lại, chấm vào bát nước chấm và “cắn”. Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng, ớt cay thơm, quyện với các loại lá mang hương rừng khiến người lâng lâng khó tả khi cái ngon thấm vào từng tế bào lưỡi.
Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét