Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Chợ Lùng Phình

Chợ Lùng Phình, chợ lùng phình, chợ lp, lùng phình, lp

Vị trí: xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Vị trí: Chợ Lùng Phình thuộc địa phận xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 70km. Đặc điểm: Đến đây, du khách sẽ có dịp được tận hưởng sự giao thoa bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong vùng đất này.

Vị trí: Chợ Lùng Phình thuộc địa phận xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 70km.
Đặc điểm: Đến đây, du khách sẽ có dịp được tận hưởng sự giao thoa bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong vùng đất này.
 

Từ Tp. Lào Cai, xuôi theo quốc lộ 4D, du khách sẽ đến xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tiếp tục xuôi theo tỉnh lộ 153, qua thị trấn Bắc Hà khoảng 10km, du khách sẽ đến với Lùng Phình.

Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một khách sạn sapa phù hợp hoặc bạn có thể chọn Khách Sạn Sao Mai ở Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, Lào Cai

Sau đó đi chợ phiên Bắc Hà

Chợ phiên Bắc Hà, chợ phiên bắc hà, chợ phiên, bắc hà, lào cai
Chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai không đơn thuần là nơi mua bán như các chợ khác, mà đi chợ còn là “cái cớ để người ta gặp nhau, trò chuyện cùng nhau”.
Nằm cách thành phố Lào Cai 60 km về hướng Đông Bắc, chợ phiên Bắc Hà từ lâu được biết đến là một trong những phiên chợ đặc sắc, với đầy đủ những nét văn hóa và màu sắc cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông vùng Tây Bắc.

lao-cai.jpg
Chợ phiên Bắc Hà với nét đặc sắc 
về văn hóa và đời sống của đồng bào Mông

Chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai
Tuần nào cũng vậy, vào chủ nhật, từng đoàn người lại kéo nhau về thị trấn Bắc Hà họp chợ. Chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai họp vào chủ nhật. Hiện nay, chợ được xây mới và chia ra từng khu vực bán hàng như: Khu vực hàng ăn, bán đồ tạp hóa, đồ thổ cẩm, đồ trang sức, khu vực bán gia súc...
lao-cai.jpg
Chợ phiên vùng cao Tây Bắc là nguồn cảm hứng của nhiều nhiếp ảnh gia
Chị Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 1986), một người bán hoa quả đã lâu ở chợ phiên Bắc Hà chia sẻ: "Chợ phiên chỉ là nơi "mua niềm vui, bán nụ cười" mà thôi. Hàng hóa nhiều khi chỉ là “cái cớ để người ta gặp nhau, trò chuyện cùng nhau”. Nếu đi chợ bình thường như dưới xuôi, người ta dễ bắt gặp thái độ niềm nở chào mời của chủ cửa hàng. Nhưng ở chợ phiên vùng cao, đặc biệt ở Bắc Hà lại rất khác. Ai mua cũng được, xem chán rồi qua hàng khác cũng không sao. Người bán luôn giữ một thái độ dửng dưng và ít khi kỳ kèo chuyện giá cả".

lao-cai.jpg
Chợ phiên Bắc Hà là để "mua niềm vui, bán nụ cười", 
là "cái cớ để gặp nhau"
Lên đường đi chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai
Trên dường đi, du khách sẽ gặp núi cao, vực sâu và những thửa ruộng bậc thang. Khách du lịch nhiều khi phải dừng xe để thu vội những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ đó vào ống kính và sẽ gặp từng nhóm người dân tộc cười nói ríu rít, dắt ngựa thồ hàng mang đến chợ bán. Để kịp phiên chợ, họ phải đi từ rất sớm, thậm chí có những người đi từ ngày hôm trước đến trưa hôm sau mới đến được chợ.

lao-cai.jpg
Phiên chợ vùng cao luôn được tô điểm
bởi đồ thổ cẩm đẹp không thua gì gấm hoa
Trước đây, chợ Bắc Hà họp trên một quả đồi thoai thoải, sau này, chợ được xây mới trên nền bê-tông và được chia ra từng khu vực bán hàng nên đã phần nào mất đi vẻ đẹp nguyên sơ. Chợ Bắc Hà là nơi bày bán đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc, xẻng, dao, các loại rau, hoa quả, mật ong.
lao-cai.jpg
Các loại rau xanh là đặc sản của những phiên chợ vùng cao
như chợ 
Sa Pa, chợ Bắc Hà, Lào Cai
Nhưng thu hút phụ nữ dân tộc và khách du lịch nhiều nhất chính là khu bán các đồ trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây duyên dáng. 

lao-cai.jpg
Chiếc váy bướm truyền thống của người phụ nữ Mông
Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ. Khách du lịch nước ngoài thường trầm trồ trước những bức tranh được dệt thủ công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa và đẹp mắt.
lao-cai.jpg
Đồ thổ cẩm với họa tiết sinh động, sắc màu
Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người Mông bản Phố, được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất đặc trưng. Khu bán ngựa là nơi thu hút nhiều đàn ông nhất, họ đến từ các bản làng xa xôi, thậm chí cả những người từ các tỉnh Bắc Giang, Hà Tây... cũng lên đây để buôn ngựa về xuôi.
lao-cai.jpg
Khu bán ngựa trong chợ
Trong tiếng ồn ào mua bán, nghe đâu đó tiếng khèn và tiếng hát lúc trầm lúc bổng của các chàng trai trẻ như mời gọi các cô gái. Khách du lịch đến Bắc Hà, nhất là khách nước ngoài, rất thích thú với những khám phá mới về cuộc sống, phong tục của người dân nơi đây.

lao-cai.jpg
Cô bé người Mông đen
với trang phục truyền thống của dân tộc mình
Trong xu hướng bị thương mại hóa các chợ vùng cao hiện nay, chợ Bắc Hà là một trong những nơi hiếm hoi còn giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo của các phiên chợ xưa. 
lao-cai.jpg
Những người bán hàng lặng lẽ, chú tâm, không chèo kéo khách mua hàng
Đến Bắc Hà, bạn sẽ không gặp cảnh mời chào chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ, họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Chiều đến, chợ bắt đầu vãn khách; người đàn ông say rượu ngồi ngất ngưởng trên lưng ngựa, người phụ nữ dắt ngựa về bản là một hình ảnh đọng lại trong tâm trí du khách.

Lên Sa Pa ăn mầm đá

Lên Sa Pa ăn mầm đá
Tưởng món “mầm đá” chỉ có trong truyện Trạng Quỳnh, nào ngờ vừa đặt chân đến Sa Pa (Lào Cai), anh bạn người bản địa vỗ vai bảo: “Lên Sa Pa mà không ăn “mầm đá” coi như chưa được thưởng thức đặc sản xứ mù sương này”. Nói rồi, anh bạn kéo chúng tôi đến một con phố nhỏ cạnh nhà thờ của người Công giáo. Đó là con phố duy nhất bán món… “mầm đá”.
"Đệ nhất món"
Phố nhà thờ ở thị trấn Sa Pa có tên gọi chính thức là đường Phạm Xuân Huân. Đặt tên đường vậy nhưng người địa phương chẳng mấy khi nhớ, họ gọi đó là phố nhà thờ hay là phố "mầm đá".
Người bản địa gọi vậy cũng có lý bởi mấy mươi năm nay, từ khi người Sa Pa biết làm du lịch, họ đã nghĩ cách giữ chân du khách bằng những món đặc sản.
Trong một căn phòng vuông chằn chặn của nhà hàng giữa phố được bài trí theo kiểu phong cách Tây ta lẫn lộn. Cô gái phục vụ bàn là người Mông, tay cầm giấy bút nhỏ nhẹ: "Các anh dùng Sa Pa "đệ nhất" hay Sa Pa "đệ nhị", chúng em chỉ còn một ít "mầm đá", nếu các anh muốn bọn em sẽ đi lấy thêm". 
Một lúc sau, phục vụ bàn đem ra một đĩa rau xào với mỡ lợn bóng nhẫy. Chúng tôi đang tròn mắt ngạc nhiên thì anh bạn người địa phương cười bảo, đấy là "mầm đá". Thì ra "mầm đá" là một món rau lạ có hình thù khá lạ mắt rất đẹp. Quan sát kỹ, "mầm đá" giống với rau cải ngồng nhưng có thêm nhiều nhánh mọc xung quanh. Hình dáng theo kiểu hình tháp nhọn, có màu xanh tươi tắn rất đẹp mắt.
"Mầm đá" có vị ngọt dìu dịu, thơm như cơm tám nhưng đậm hơn. Điều đặc biệt, "mầm đá" chỉ có thể xào với mỡ lợn mới trở thành "đệ nhất món". Nếu xào với dầu thực vật hay với những loại mỡ khác tự nhiên đổi sang màu vàng và không có mùi thơm.
Ông chủ quán giữa phố cười khà khà bảo, cái anh "mầm đá" này khó tính lắm. Xào lửa to quá cũng không được, nhỏ lửa thì hỏng ngay, nhất là phải đảo tay liên tục và chỉ ưa củi đun từ gỗ pơmu. Đun bằng bếp gas hay loại củi nào khác thì mất hết mùi vị.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây ở Sa Pa có những đặc sản được du khách rất thích thú là thịt thú rừng hay các loại rau từ núi Phan Xi Păng. Nhưng mấy năm trở lại đây, xuất hiện món "mầm đá" đã "đánh bật" hết thảy các đặc sản khác để trở thành vị trí mà dân nhậu gọi là Sa Pa "đệ nhất món".
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét