Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng

Nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng, nhà thờ phái chư tộc quá giáng, nhà thờ, chư tộc quá giáng

Vị trí: xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng nay nằm ở thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 12km về phía Nam,
Nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng nay nằm ở thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 12km về phía Nam, được xây dựng năm Tân Tỵ 1821. Đền thờ Quan Thánh và các vị tiền hiền của bốn tộc Đinh, Lê, Trần, Nguyễn - những người có công theo Chúa Nguyễn vào Nam khai phá đất đai lập nên làng Quá Giáng xưa, bao gồm vùng Quá Giáng, Giáng Nam, Trà Kiểm, An Lưu và xóm Cồn Mong. được xây dựng năm Tân Tỵ 1821. Đền thờ Quan Thánh và các vị tiền hiền của bốn tộc Đinh, Lê, Trần, Nguyễn - những người có công theo Chúa Nguyễn vào Nam khai phá đất đai lập nên làng Quá Giáng xưa, bao gồm vùng Quá Giáng, Giáng Nam, Trà Kiểm, An Lưu và xóm Cồn Mong.
Nhà thờ được chia làm hai phần: phần tiền đường và phần chính điện. Nối nhà tiền đường và chính điện là hai dãy hành lang có mái che tạo nên một kiến trúc khép kín kiểu chữ nhật gọi là sân trời. Tiền đường xây theo lối chồng rường giả thủ, chân giả thủ đều trang trí hình quả bí, phía trên được trang trí hình đài hoa sen. Hai dãy cột chính mỗi dãy bốn cột cao 5m chống đỡ hai vì kèo và hai dãy cột quân thấp hơn chống đỡ hai mái phụ. Trên các thanh xà, kèo đều được trang trí cỏ cây, hoa lá, muông thú, bát bửu và các đường trang trí khác, đuôi kèo được chạm khắc hình tượng cá chép hoá rồng.
Phần nhà thờ chính được xây dựng theo lối kéo tam đoạn - kéo chuyền với ba gian bốn mái. Bốn cột chính cao 5m cùng 8 cột quân cao 3m và 16 cột con chống đỡ vì kèo. Đầu các thanh trính được khắc hình đầu rồng, giữa được trang trí chữ thọ và các đường nét trang trí hoa lá khác. Bộ cửa thượng song hạ bản cùng với bộ mắt cửa thể hiện rõ phong cách kiến trúc của Hội An với bàn tay tài hoa khéo léo của người thợ làng Kim Bồng nổi tiếng.
Mái nhà thờ lợp ngói âm dương với hình ảnh loan phụng hòa minh trên nóc, hai bên là hai con rồng ngoái đầu lại nhìn nhau, các con giống trong “tứ linh” cũng được đưa lên mái trước của tiền đường. Hàng năm dân làng có hai kỳ Xuân Thu tế lễ vào các ngày 20/2 và 12/7 âm lịch để tưởng nhớ lại các vị tiền hiền đã mở mang vùng đất này. Nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 1/2/2000.

Khách Sạn Hà Bình ở 516 Đường 2 Tháng 9 - Tp. Đà Nẵng  là một trong những khách sạn tại đà nẵng phù hợp với bạn.
 Hà Bình là khách sạn tương đương 2 sao, với 7 tầng gồm 15 phòng, được thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại sang trọng nhưng cũng không kém phần tinh tế, trang nhã... 10 phút từ sân bay quốc tế hay nhà ga, Quý khách chỉ lái xe 7 phút có thể chiêm ngưỡng Cầu Sông Hàn tuyệt đẹp.
Khách sạn – Nhà nghỉ Hà Bình nằm ngay quận trung tâm thành phố, đối diện Cung Tuyên Sơn, nơi thuờng xuyên diến ra các sự kiện nghệ thuật lớn của Việt Nam như: Hoa Hậu Việt Nam, Miss Teen, Vietnam Top Model, các giải Thể thao toàn quốc và quốc tế.
Chỉ 5 phút lái xe, du khách có thể ngắm hoặc tản bộ trên nền cát trắng tuyệt vời của Bãi biển Sao Biển hay bãi biển Mỹ Khê. Nằm giữa một vùng Non Nuớc hữu tình, du khách sẽ cảm nhận cảm giác thú vị khi hoà mình trong sóng nước trong xanh của biển thiên đường.
Khách sạn Hà Bình là tâm điểm thuận lợi để du khách viếng thăm các danh lam thắng cảnh tại Đà Nẵng. Du Khách thăm thú khu du lịch sinh thái biển như: Bãi Bụt, Bãi Rạng; nhìn ngắm tượng Phật cao 7 m của Chùa Linh Ứng từ phía Bắc... Phía Tây với Bà Nà - Suối Mơ, được ví như Sapa, Đà Lạt của miền Trung. Phía Nam với núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ, mang dấu ấn huyền thoại của lịch sử. Ngoài ra Khách Sạn Hà Bình còn nằm giữa vùng kế cận của 3 di sản văn hoá Thế Giới: Phố Cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn và Cố Đô Huế cách đấy 30 km.

Sau đó thăm làng cổ Tuý Loan

Làng cổ Tuý Loan, làng cổ tuý loan , làng túy loan, làng tl, ltl, túy loan, tl
Vị trí: Làng Túy Loan nằm ở hướng tây nam thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Đặc điểm: Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam.
Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ. Dòng sông mang cùng tên làng “Tuý Loan” uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị.
Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn. Đình làng Tuý Loan được xây ở vị trí trung tâm, vào năm Thành Thái thứ nhất (1889) với diện tích trên 110m² trong khuôn viên rộng hơn 8.000m², thoáng đãng, hướng quay ra sông, nhìn về thế núi, sát đường lớn và đặc biệt có cây đa cổ thụ cành lá xum xuê chắc đã có hơn trăm tuổi gây ấn tượng và cảm xúc khó quên. Tại văn bia đặt trong đình còn có bài ký của Tam giáp tiến sĩ Nguyễn Khuê người huyện Thanh Trì (Hà Nội) ghi lại việc lập đình. Bài ký có đoạn: “Đình gồm một tòa chính tẩm, một tòa tiền đường đều làm bằng gỗ quý và lợp ngói”. Văn bia ở Nhà ngũ tộc trong làng ghi rằng năm vị tiền hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê được chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương nam (năm Hồng Đức nguyên niên 1470). Năm vị dừng chân chọn nơi đây để lập nghiệp khai khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là Tuý Loan.

http://www.avala.vn/data/ckf/images/tloan.jpg


Đã hơn một thế kỷ trôi qua, đình làng vẫn còn gần như nguyên vẹn, trang nghiêm, trầm mặc dưới bóng đa cổ thụ và giữa bao các rặng tre làng. Sân đình có xây trụ biểu, bình phong, vẽ các câu đối... rất uy nghi, tôn kính. Hằng năm, đến ngày mồng chín tháng giêng làng cúng đầu năm và hội làng cũng được tổ chức dịp này với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao bổ ích, vui nhộn như: đua thuyền, hát hò khoan đối đáp, thi nướng bánh tráng... thu hút những trai tài, gái sắc, dân làng nhiều nơi và khách thập phương đến dự hội và tham quan. Đến ngày 11-12 tháng 8 âm lịch hằng năm, cả làng lại long trọng thiết lễ tế đình để tỏ lòng biết ơn các vị tiền hiền đã có công khai khẩn lập làng và cầu mong quốc thái dân an.

http://www.vinabooking.vn/uploads/danang/Goc_lang_c_Tuy_Loan.jpg

Mái đình, cây đa, bến nước... là biểu tượng đặc trưng của làng cổ Việt Nam. Ở đây, làng Tuý Loan có vị trí thuận lợi, là nơi hội tụ giữa đường thủy và đường bộ. Cảnh vật nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc, có dòng sông, bến nước, bãi bờ, làng quê, đồng lúa, cầu qua, chợ búa... Tương truyền Túy Loan xưa phát triển sầm uất, nổi tiếng trù phú, cảnh trên chợ dưới sông tấp nập. Chợ Tuý Loan như là một trung tâm quy tụ hầu hết sản vật quanh vùng: cá mắm từ Hội An, Đà Nẵng lên, lâm sản từ miền Tây xuống, chiếu, nón, nong rổ Cẩm Nê về... Nghề làm bánh tráng và mì Quảng ở Tuý Loan nổi tiếng từ xa xưa. Hiện nay còn trên 5 lò bánh, trong đó có lò Bà Tỉnh với nghề gia truyền hơn 40 năm. Để có bánh tráng ngon phải chế biến đủ năm thứ gia vị mắm, muối, đường, tỏi và mè. Còn để có con mì ngon dẻo, phải chọn ra được gạo 13/2 sản xuất từ vùng đất cát không phèn của xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc). Pha chế là bí quyết, một nghệ thuật của làng để bánh tráng và mì có hương vị độc đáo mà chẳng nơi nào sánh được. Dân gian đã truyền tụng câu ca rằng:
Tuý Loan trăm thứ đều ngon
Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ !
Khách đến Đà Nẵng, ra Bắc vào Nam hãy ghé lại Tuý Loan, dạo một vòng quanh làng và chợ họp ven sông, thưởng thức hương vị mì Quảng và bánh tráng, chiêm ngưỡng đình làng và không gian làng cổ. Có dịp dự hội làng quý khách sẽ rất thú vị và có ấn tượng khó quên về một làng cổ, một đình làng với cảnh sắc thiên nhiên mộc mạc, con người ân tình và nồng hậu, đậm đà bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam rất đáng tự hào và trân trọng. 

Bánh xèo Đà Nẵng

Những ai đã từng đến thăm Đà Nẵng ắt hẳn không dưới một lần thưởng thức món bánh xèo nổi tiếng nơi đây.
Bánh xèo Đà Nẵng
Tôi vẫn thích bánh xèo ở ngay Đà Nẵng bởi nó không nhỏ tới mức “làm điệu” như bánh khoái, nhưng không bự chác như ở Sài Gòn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Tôm thì tôm đồng, tôm sông còn nhảy tanh tách. Thịt thì thịt ba chỉ tươi roi rói nửa nạc nửa mỡ. Rau sống thì ngoài những lọa rau phổ thông như , xà lách, húng quế còn nhất thiết phải có đủ chuối chát, rau cải con… Nước tương được pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống. Thêm xấp bánh tráng mỏng hoặc có thể những lá cải cay to hơn bàn tay có thể thay thế bánh tráng dùng để cuốn bánh xèo…
Bánh xèo hấp dẫn du khách
Cứ lâu lâu không ăn bánh xèo, cứ mưa dầm gió rét, trời trở se lạnh thì người Đà Nẵng lại bất chợt nhớ bánh xèo. Khi chuẩn bị bột và các nguyên liệu phụ như giá, thịt, dầu phụng xong, người ta bắt tay vào đổ bánh xèo. Mọi người trong gia đình xum tụ quanh bếp lò cùng nhau “ xèo, xèo, xèo” vừa ấm cúng lại vừa thi vị. Những chiếc chảo con thân trệt được bày lên bếp như những chiếc cồng chiên trông lạ mắt. Khi chảo nóng, người ta dùng một nhúm thân hành nhúng dầu phụng thấm đều quanh chảo và đặt vào lòng chảo một vài con tôm và thịt ba chỉ xắt nhỏ. Thịt và tôm đã được ướp mắm, muối, gia vị và chấy sơ qua cho vừa chín. Dầu chín toả mùi thơm thì dùng vá múc nước bột gạo đổ vào chảo. Bột gặp dầu nóng phát ra tiếng kêu “xèo, xèo” nghe rất vui tai. Có lẽ vì những âm thanh này mà người ta đặt tên bánh là bánh xèo chăng?
Bánh xèo Đà Nẵng
Tiêu chuẩn ăn Bánh xèo ngon là nhờ nước tương, bánh phải giòn vừa phải có mùi béo ngậy của dầu phụng, vị ngọt của tôm và thịt nạc, rau phải xanh và đủ loại, thiếu 1 trong các yếu tố trên thì chưa phải là 1 đĩa bánh xèo ngon. Bánh phải ăn nóng mới đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa mà chỉ dùng tay. Khi thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét