Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Chùa Pháp Lâm

Chùa Pháp Lâm, chùa pháp lâm, pháp lâm
Vị trí: Hải Châu, Đà Nẵng
Chùa tọa lạc số 500 đường Ông Lích Khiêm, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Chùa do Chi hội An Nam Phật học Đà Nẵng vận động xây dựng ngôi chùa hội quán vào năm 1934.
Mặt tiền chùa

Tam quan chùa

Tên thường gọi:
Chùa Pháp Lâm Chùa tọa lạc số 500 đường Ông Ích Khiêm, thành phố Đà Nẵng. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Chi hội An Nam Phật học Đà Nẵng vận động xây dựng ngôi chùa hội quán vào năm 1934. Kiến trúc sư Đặng Cao Đệ vẽ kiểu kiến trúc Á Đông. Chùa Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng mang tên Pháp Lâm từ năm 1970. Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già cao 1,10m và 2 tượng Bồ tát Quan Thế Âm, Đại Thế Chí được đúc bằng đồng.
Chùa đang được đại trùng tu từ tháng 01 – 2005.
Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo thành phố Đà Nẵng. Chùa là nơi đón tiếp hàng vạn du khách, tăng ni, Phật tử đến tham quan, chiêm bái, sinh hoạt hàng năm.

Khách Sạn Viễn Đông 140 Lê Duẩn,Hải Châu, Đà Nẵng là một trong những khách sạn ở đà nẵng phù hợp với bạn.
 Hãy ngồi thoải mái và thư giãn ở một trong 18 phòng của khách sạn, tất cả đều được thiết kế để đem lại sự dễ chịu cho du khách. Một vài điểm đặc biệt bạn sẽ thích thú là điều hòa nhiệt độ, bàn, máy sấy tóc, truy cập internet (không dây), tivi, bồn tắm. Bạn cũng tìm thấy ở khách sạn thang máy, dịch vụ giặt là/giặt khô, nhà hàng, dịch vụ phòng, đưa đón khách sạn/sân bay. Du khách sẽ tìm thấy ở khách sạn hướng tới dịch vụ này các tiện nghi cao cấp đem lại giá trị tuyệt vời. Để tiếp tục đặt phòng của bạn tại khách sạn Vien Dong Hotel Đà Nẵng, hãy nhập ngày bạn đến và đi vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi.

Chợ Cồn

Chợ Cồn, chợ cồn, cho con
Chợ Cồn là khu chợ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng và là chợ lớn nhất thành phố. Đã có thời kỳ, đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam.

Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn. Chợ có một mặt hướng về đường Hùng Vương, một mặt hướng về đường Ông Ích Khiêm, phía Bắc là một con hẻm, phía Đông sát đường xe lửa. Phía đường Ông Ích Khiêm trước là kho đạn, sau là trại gia binh của cảnh sát và công binh cho đến năm 1975, hiện nay đã trở thành các ki ốt liên đới với hệ thống buôn bán của chợ Cồn nối rộng.

Tháng 12 năm 1984, chợ được xây dựng lại gồm 3 tầng khang trang với diện tích 14.000 m² và có tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng. Nhưng người dân thành phố Đà Nẵng vẫn quen gọi là "Chợ Cồn" thay vì tên chính thức.

Bánh bèo Đà Nẵng

Từ lâu, bánh bèo, bánh ướt đã trở thành món ăn vô cùng quen thuộc đối với người dân Đà Nẵng bởi sự dân dã, mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị của nó. Người dân Đà thành có thể ăn bánh bèo vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nó có thể dùng như là món chính hoặc món ăn vặt cho tất cả mọi người.
bánh bèo, bánh ướt
Bánh bèo cũng có rất nhiều loại được phân biệt bởi hình dáng và cách ăn bánh bèo. Bánh bèo tai thì nhỏ bằng lỗ tai được sắp sẵn lên đĩa mà thường là đĩa thiết ăn mới ngon, bánh bèo chén được đúc sẵn trong chén tròn nhỏ, trẹt miệng còn bánh ướt được bày trong đĩa và cắt khúc. Và tất cả đều có một điểm chung là rắc nhân lên trên mặt bánh (người Đà Nẵng vẫn gọi là “nhưn”).
bánh bèo, bánh ướt
“Nhưn” bánh bèo, bánh ước được làm từ tôm, cá bào lấy thịt, bỏ xương, sau đó ướp gia vị và sấy khô queo trên than hồng cho không còn mùi tanh nữa, bởi vậy khi ăn vào miệng thực khách sẽ chỉ nghe thi thoảng mùi bùi bùi, béo béo. Ngoài ra vẫn có loại “nhưn” được làm từ thịt nạc, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam tươi rất đẹp mắt mà tôi vẫn thường gọi là “nhưn ướt” nhằm tăng thêm nhiều mùi vị cho món ăn dân dã này. Bánh bèo còn được ăn kèm với nem chua, chả bò cây hoặc có thể là chả lụa khi ăn bánh ướt.
bánh bèo, bánh ướt
Tuy nhiên, món bánh bèo, bánh ướt có ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Nước mắm của bánh bèo rất đơn giản, đó là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường, tất cả tạo nên vị thanh ngọt, chua chua rất đặc trưng. Thực khách ngồi chồm hổm quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh, thỉnh thoảng kề đĩa cho người bán: “Cho con thêm chút mắm”, “Vắt thêm chút chanh dì ơi” đã trở thành hình ảnh thân thuộc với người dân địa phương.
Bạn có thể tìm thấy các quán bánh bèo, bánh ướt bánh lọc ở bất kỳ con phố, ngõ hẻm nào trong thành phố. Thậm chí nếu du khách ở ngay tại khách sạn, vẫn có thể thưởng thức các món ăn dân dã này, chỉ cần chiều chiều ra ban công vừa hóng gió, vừa lắng tai nghe tiếng rao: "Bánh bèo, bánh ướt đây" của các chị gánh dạo, là đã có ngay một dĩa bánh ngon lành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét