Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Hội Đền Chèm

Hội Đền Chèm, hội đền chèm, đền chèm, chèm, từ liêm, hà nội
Vị trí: xã Thuỵ Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Nằm ở vị trí bên tả ngạn sông Hồng, ngay trên con đê thuộc xã Thuỵ Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Đình Chèm còn được gọi là đền Chèm, thờ Đức Ông Lý Ông Trọng cùng Đức Bà Bạch Tĩnh Cung và ông Sứ Nguyễn Văn Chất.  Đức Thánh Lý Ông Trọng, người đã có công lớn với hai Triều đại Hùng Duệ Vương và An Dương Vương. Ông cũng là nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc, khi được cử đi sứ sang nước Tần và giúp vua Tần dẹp yên sự quấy nhiễu của quân Hung Nô.
Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông hồng.
Lễ hội Chèm là lễ hội lớn trong vùng, được tổ chức trong 3 ngày 14/15/16 tháng 5 (âm lịch). Lễ hội có sự tham gia của nhân dân ba làng: Thụy Phương, Hoàng Xá, Hoàng Liên (Liên Mạc) theo truyền thuyết địa phương thì ba làng kết nghĩa anh em, làng Chèm là anh cả, làng Xá là anh hai và làng Liên là anh ba.
Lịch Lễ hội được tiến hành theo trình tự như sau:
Ngày 14/05:
Buổi sáng, lễ khai mạc được bắt đầu lúc 7h sáng, với đông đủ các cụ ông cụ bà trong trang phục lễ hội cổ truyền cùng nhân dân trong vùng và khách thập phương tham dự lễ hội. Nghi lễ rước nước (Nghênh Thủy), được tiến hành ngay sau lễ khai mạc. Đoàn rước xuất phát từ đình, đi xuống bến ngự, các thành viên của đội rước trong trang phục truyền thống diễn lại sự tích khi Đức Thánh Chèm ra trận. Đi đầu là đội múa rồng do các thanh niên đảm nhiệm, tiếp đó là đội đánh chống, đánh chiêng. Theo sau là hàng tổng cờ vừa đi vừa múa cờ, kế đến là hàng chức việc cầm vũ khí; gươm hầu, bát bửu, chấp kích, tiếp theo là 3 đôi khiêng chĩnh (chóe) để đựng nước. Tiếp đến là 2 đội nhạc lễ; bát âm, đồng văn (trống) tấu bài lưu thủy rộn ràng, réo rắt. Đi sau là đội quân phù giá (cấm vệ quân hầu Thánh) hầu hết là nam thanh niên khỏe mạnh cởi trần, đóng khố đỏ, thắt lưng đỏ, khăn đỏ đội đầu, khăn đỏ bịt khẩu khiêng kiệu Ông và kiệu Bà. Đặc biệt, trước kiệu Đức Thánh Bà có hai cụ phù giá nữ. Theo tục làng Chèm, phù giá nữ phải là người tứ đức vẹn toàn, chồng đã quá cố, chưa hề mắc một tai tiếng nhỏ về phẩm cách. Xuống tới bến, đoàn rước lần lượt xuống thuyền. Sau đó từ từ chèo ra khoảng sông Hồng, đến đoạn cửa đình nơi gần giữa sông, thuyền chính quay 3 vòng để lấy nước. Người được chọn lấy nước là một ông già mặc lễ phục áo the, khăn xếp, dùng gáo múc nước sông cho vào 3 cái chĩnh cổ. Lễ rước nước sẽ được tiến hành trong suốt 3 ngày lễ hội, nước này được lấy để làm lễ Mộc Dục tắm bài vị cho Đức Thánh. 
Buổi chiều, được bắt đầu bằng tiết mục cúng phát tấu do các cụ ông trong trang phục truyền thống thực hiện. Sau cúng phát tấu, là lễ rước Văn từ chùa Chèm về Đình Chèm (đây là rước văn tế từ nơi soạn chúc văn về đình để phục vụ cho nghi lễ tế tại đình.) Khi văn tế đã về đình, đội tế lễ của ba làng cùng làm lễ tế để nhập tịch.  
Ngày 15/05:(Chính hội)
Buổi sáng, có lễ rước nước với ba con thuyền rồng của ba làng bơi ra giữa sông Hồng múc nước sông đổ vào chĩnh rồi biểu diễn quay thuyền ba vòng trước khi bơi vào bờ. Cùng với lễ rước ở dưới sông là đoàn dâng hương tế Thánh ở trong đình. Khi nước đã được rước về, đoàn tế lễ làm lễ bái ban Mộc Dục Đức Ông, Đức Bà cùng lễ khai quang, lễ kỳ yên và tiết mục phóng sinh chim bồ câu tại cửa đình. 
Buổi chiều, Là lễ rước Đức Thánh hoàn cung và yên vị tại đình. Tiếp đó nhân dân cùng khách thập phương về dâng hương và lễ Đức Thánh. Sau cùng lễ bái ban Mộc Dục cụ Sứ được tiến hành cho đến xế chiều.
Ngày 16/05: 
Sáng được bắt đầu bằng lễ rước nước như các hôm trước, sau đó là đoàn dâng hương của làng làm lễ tế Thánh. Tiếp đó là các đoàn của các làng lân cận đến lễ Thánh. Chiều làm lễ rước văn từ chùa Chèm về đình Chèm. Đến xế chiều, các cụ ông trong đội tế của ba làng cùng làm lễ tế hạ hội.
Lễ hội ngoài phần lễ còn có phần hội, được tổ chức rất quy mô với những hội thi và các trò chơi truyền thống được diễn ra trong cả 3 ngày như: thi làm chè kho, thi bơi, thi vật, thi bắt vịt nước, chơi cờ người, tổ tôm điếm, chọi gà, đấu vật… Ngoài các chương trình vui chơi còn có giao lưu văn nghệ hát quan họ giữa các làng.
Lễ hội đình Chèm là một lễ hội cổ truyền đặc sắc gắn liền với lịch sử của dân tộc, rất tiêu biểu cho sinh hoạt văn hóa phổ biến trong cư dân nông nghiệp lúa nước đồng bằng sông Hồng. Đồng thời nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, yêu đất nước quê hương của người Việt Nam.

Khách Sạn Tràng An Plaza - An Dương Vương 391 An Dương Vương, Quận Tây Hồ,Hà Nội, Việt Nam là một trong những khách sạn tại hà nội phù hợp cho bạn nghỉ ngơi.
 Nếu bạn đang muốn tìm một khách sạn có vị trí thuận lợi thuộc Hà Nội, không lựa chọn nào tốt hơn Trang An Plaza Hotel - An Duong Vuong. Khách sạn nằm cách trung tâm thành phố 10 km và dễ dàng tiếp cận các địa điểm khác trong thành phố . Mang dáng vẻ gần gũi và gần với Phủ Tây Hồ, Ho Tay, Bao Tang Dan Toc Hoc làm cho khách sạn này có một vẻ đẹp quyến rũ đặc biệt.
Tại Trang An Plaza Hotel - An Duong Vuong, dịch vụ hoàn hảo và thiết bị tối tân tạo nên một kì nghỉ khó quên. Những tính năng hàng đầu của khách sạn bao gồm phòng gia đình, phục vụ ăn tại phòng, nhà hàng, Wi-Fi ở khu vực công cộng, thang máy.
Hãy trải nghiệm qua thiết bị phòng chất lượng cao cấp, bao gồm tủ đồ ăn uống nhẹ, truy cập internet có dây, phòng không hút thuốc, bồn tắm, máy lạnh, giúp cho bạn phục hồi sức khỏe sau một ngày dài. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Khi bạn tìm kiếm chỗ tạm trú thoải mái và tiện nghi ở Hà Nội, hãy bắt đầu cuộc hành trình đến Trang An Plaza Hotel - An Duong Vuong.

Sau khi thăm dự lễ hội bạn hãy thăm Đình Chèm nhé

Đình Chèm, dinh,chem
Đình Chèm thuộc xã Thuỵ Phương,huỵện Từ Liêm,Hà Nội,cách trung tâm Thủ Đô khoảng 12km về hướng tây bắc. Từ trung tâm Hà Nội, bạn đi theo trục đường Kim Mã-Cầu Giấy,rồi rẽ phải theo đường Thăng Long-Nội Bài. Đến Đông Ngạc chúng ta không theo đường lên cầu,mà rẽ trái theo đường đê, đi chừng 800m thì đến Đình Chèm. Có một lối đi khác là chúng ta đi theo đường Cổ Ngư xưa,lên đê Yên Phụ rồi rẽ trái ,cứ theo con đường đê đó cũng dẫn tới cầu Thăng Long, để đến đình Chèm. Ngôi đình Chềm đã được xây dựng cách đây khoảng 2000 năm và là nơi thờ Lý Ông Trọng.
Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng có công dẹp giặc cứu nước.
Đây là ngôi đình tồn tại hàng ngàn năm bên bờ sông Hồng với kỳ tích "kiệu đình ", được coi là một trong số ít những ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng có công dẹp giặc cứu nước. Đình thờ Thượng Đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng và Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sống vào thời An Dương Vương.
Chèm (có thuyết cho rằng phải viết là Trèm) là tên nôm, tên chữ là Thụy Điềm, sau đổi là Thụy Hương, rồi lại đổi là Thụy Phương. Chữ Chèm, Trèm, tiếng Việt cổ là T’lem, và khi đọc theo lối Hán hoá là Từ Liêm, có thể coi đó là nguồn gốc tạo nên tên gọi huyện Từ Liêm ngày nay.
Làng Chèm xa xưa có người họ Lý tên Thân, hiệu là Ông Trọng. Ông có vóc dáng khổng lồ. Thời Hùng Duệ Vương, nước ta có giặc Ái Lao, Chiêm Thành và phía Bắc thường quấy nhiễu biên thuỳ, Lý Ông Trọng nhận chức Chỉ huy Sứ giết tan giặc, mở mang bờ cõi.
Sang thời An Dương Vương, nhà Tần bị giặc Hung Nô quấy phá, vua Tần sai sứ sang cầu Thục Phán cho tướng tài sang giúp. Vua Thục cử Lý Ông Trọng đi sứ nhà Tần, vua Tần phong ông là Tư Lệnh Hiệu Uý thống suất 10 vạn quân đi dẹp giặc Hung Nô.
Thắng trận khải hoàn, vua Tần phong ông chức Phụ Tín Hầu, gả công chúa cho và giữ ở lại nước Tần. Nhưng Lý Thân nhất quyết về lại quê nhà, công chúa nước Tần cũng theo về sống với ông ở Chèm cho tới khi mất. Lý Ông Trọng trở thành Thành hoàng của làng. Trong thánh phả nước Việt, Lý Ông Trọng đứng hàng thứ ba sau Thánh Tản và Thánh Gióng.
Đình làng Chèm có lẽ là ngôi đình duy nhất ở nước Nam ta quay hướng về phương bắc. Hình như đó là cái cách dân Chèm biểu lộ thành ý với bà công chúa sống xa xứ nhưng rất mực yêu chồng được luôn hướng về nơi quê cha đất tổ.
Đình nằm trên diện tích gần 2 mẫu, dáng uy nghi theo thế chữ đinh với những cây cột trụ to. Những mái cong của ngôi đình được phủ lên một lớp rêu phong cổ kính. Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu, bên trong đình, các cột, mái được  chạm trổ tinh vi, bên ngoài có tam quan, có bốn cột đồng trụ.
Gian trong cùng của ngôi đình có hai bức tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và bức tượng công chúa nước Tần - Hoàng phi Bạch Tỉnh Cung cao 8 trượng bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888. Hiện ở Đình Chèm vẫn còn lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách thế kỷ 18, cùng chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm.
Để tưởng nhớ công lao của Lý Ông Trọng, nhân dân làng Chèm (Thuỵ Phương); làng Hoàng (Hoàng Xá); làng Mạc (Liên Mạc) cùng lập đền thờ và lo cúng tế từ xưa tới nay. Điều ngạc nhiên là hầu hết các lễ hội đều tổ chức vào mùa xuân nhưng riêng có hội làng Chèm mở giữa mùa hè. Diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, các nghi thức quan trọng của lễ hội đều được tổ chức tại đình Chèm trong đó có lễ rước nước rất long trọng.

 http://image.qdnd.vn/ImageHandler/Upload//phucthang/2011/4/1/11032011tcq05103604515.jpg
Nghi môn ngoại (Bốn cột đồng trụ cổ kính ngay sát bờ sông)

http://image.qdnd.vn/ImageHandler/Upload//phucthang/2011/4/1/11032011tcq06103534281.jpg
Nghi môn nội (Tàu Tượng) hướng thẳng ra sông Hồng.

http://image.qdnd.vn/ImageHandler/Upload//phucthang/2011/4/1/11032011tcq07103618640.jpg
Phương đình (nhà tiền tế) và hai nhà bia ở hai bên.

http://image.qdnd.vn/ImageHandler/Upload//phucthang/2011/4/1/11032011tcq08103627296.jpg
Mái đình được chạm trổ tinh vi.

http://image.qdnd.vn/ImageHandler/Upload//phucthang/2011/4/1/11032011tcq09103634984.jpg
Chiếc lư hương ngàn năm tuổi.
Hàng ngàn năm nay, Đình Chèm vẫn ngự sát bên bờ sông Hồng nặng phù sa. Theo sách Việt điện u linh cũng như ngọc phả của đình thì đình Chèm được xây dựng từ thế kỷ thứ VII. Từ khi khởi dựng đến nay, do tọa lạc trên khu đất sát kề bờ sông Hồng, nên hàng năm, vào mùa mưa lũ, đình Chèm luôn bị ngập lụt.
Đình Chèm đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa lớn và mở rộng. Theo văn bia tại đình và dòng chữ Hán ghi trên thượng lương thì tòa Hậu cung được xây dựng năm Long Đức thứ 3 (1631) và được trùng tu năm Quang Trung thứ 5 (1792) năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793); tòa Đại bái được sửa chữa năm Cảnh Thịnh thứ 5 (1797)... Đặc biệt vào những năm 20 của thế kỷ XX, dân vùng Chèm đã tiến hành một việc quan trọng và táo bạo là nâng toàn bộ ngôi đình lên cao.
Đến nay, tất cả kiến trúc của đình Chèm vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, từ bố cục đến kiểu dáng cả một tổng thể những di tích cổ kính nằm hài hòa trong một không gian rộng thoáng, bên sông Hồng.

Phở rán ở 206 Khâm Thiên

Từ miếng bánh phở lớn và trắng mềm ban đầu, đầu bếp sẽ cắt thành những miếng vuông chừng khoảng nửa bàn tay. Sau đó, bánh được rán sơ qua cho vàng đều, và khi có khách gọi, bánh sẽ được rán giòn và hơi cháy cạnh thơm phức. Khi cho ra đĩa, phở rán sẽ như những chiếc bánh pizza nhỏ, có vị thơm của bánh, ăn vào cảm thấy giòn tan ở lớp ngoài, và mềm dai ở lớp bánh bên trong. Phở sẽ ăn kèm với nước sốt thịt bò nóng hổi. Nước sốt đặc sánh, gồm thịt bò, hành tây, cà rốt và tim cật, bầu dục (nếu bạn gọi suất đầy đủ). Bạn có thể thêm một chút dấm, dưa góp, su hào ngâm và rau sống vào bát nước sốt để thêm khẩu vị ưa thích.
alt
alt





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét