Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Thiền tôn Phật Quang

Thiền tôn Phật Quang, thiền tôn phật quang, thiền tôn, phật quang
Vị trí: Phước Hưng TX Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
KP.5, Phước Hưng TX Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ÐT: (64) 827 138
Thiền tôn Phật Quang là một ngôi chùa nhỏ nằm trong thung lũng núi Dinh, thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, do TT. Thích Chân Quang làm trụ trì. Dù điều kiện di chuyển khó khăn và phương tiện sinh hoạt chốn núi non rất mực thiếu thốn. Song, cứ đến những ngày đại lễ hàng năm, chùa lại quy tụ số lượng Phật tử về tham dự rất đáng kinh ngạc – trung bình trên dưới 10 nghìn lượt Phật tử một kỳ lễ, đó là chưa kể có những năm có số lượng đột biến! 
Trước kia, khi điều kiện còn thiếu thốn, để lên chùa dự lễ trên ngọn núi Dinh cao 500 mét, Phật tử phải hết sức vất vả. Phần là vì núi non hiểm trở, phần là vì phải bước xuống 1 dốc đá khá cao (trên 200 bậc đá) để xuống được thung lũng của chùa. Ngày nay, do sự phát tâm của Phật tử, nên một con đường đèo khá đẹp đã được xây, cho phép xe cộ có thể quẹo từ quốc lộ 51 để đi thẳng lên chùa một cách thuận tiện. Phần nữa, 2 đường tời đã được dựng lên, cho phép đưa những cụ già hay những em nhỏ có thể bỏ qua 200 bậc đá mà vẫn được xuống chùa một cách an toàn.

Còn về phần cảnh quan của chốn núi non này thì có lẽ không phải bàn. Những vách đá cheo leo cao vút có thể nhìn thấy biển, những rừng cây rậm rạp thay màu theo 4 mùa, những ngọn gió biển đem theo hương rừng trong lành. Tất cả đều đọng lại trong long người đến một cảm giác khỏe khoắn và phấn chấn kỳ lạ. Đặc biệt, nếu lên núi Dinh trong dịp tháng tư này, chúng ta còn có thể được nghe những âm thanh rộn rang, ngân vang của những chú ve rừng nữa.

Xuống thung lung để vào chùa, thì quang cảnh lại càng đặc biệt hơn. Những con đường đá trải dài uốn qua khu rừng trúc, chốc thoảng ta lại gặp những dòng suối rì rào, những khối đá hoang sơ, những cành đại thụ to lớn. Tất cả những điều đó, đã làm cho những chuyến hành hương ngày dài của Phật tử bỗng trở thành một chuyến du lịch thú vị. Và TT Phật Quang không chỉ là điểm đến tâm linh cao siêu, bỗng chốc cũng trở thành một nơi thư giãn nhẹ nhàng!
 Về thiên tạo là hung vĩ và trong lành như thế, và nhân tạo cũng không kém phần trang trọng. Khắp nơi đều được giăng cờ hoa, banner hướng dẫn rất tưng bừng, rộn ràng. Khu vực sân khấu lễ đài luôn được trang trí và thiết kế âm thanh, ánh sang chuyên nghiệp. Khu vực nghỉ ngơi của Phật tử được sắp xếp rất gọn gang, bố trí hợp lý để thuận lợi việc đi lại...
Có thể nói, TT Phật Quang có thể không hoàn hảo những cái chi tiết, nhưng lại vô cùng hoàn chỉnh về cái tổng thể!


Khách Sạn Rạng Đông Ấp Hải Sơn, Tt.Long Hải, H.Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu  là một trong những khách sạn ở vũng tàu phù hợp với bạn.

Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa là điểm đến tiếp theo

Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa, nhà thờ chánh tòa bà rịa, nhà thờ, bà rịa
Phường Phước Hưng, Thị Xã Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu
Giáo phận Bà Rịa được tách từ giáo phận Xuân Lộc năm 2005, là một trong các giáo phận đàn em, nhưng việc sống Tin Mừng đã phát triển tại đây rất sớm (khoảng năm 1698). Trên 300 năm hình thành và phát triển, nhờ ơn Chúa và sự góp sức chung lòng của các thừa sai: dòng Tên, Hội Thừa Sai Paris, thừa sai thuộc Thánh Bộ, dòng Phanxicô, các linh mục, tu sĩ và giáo dân vùng Vũntàu Bà Rịa đã viết nên trang sử của mình và góp phần vào trang sử Giáo hội Việt Nam.
Từ sắc chỉ cấm đạo của nhà Nguyễn năm 1630-1665, và cuộc khai phá đất Phương Nam (1698), các Kitô hữu đến vùng đất Bar-Ya hay Ba-ria (Bà Rịa), Dou-nai (Ðồng Nai), Ben-go (Bến Gỗ), Dat-do (Ðất Ðỏ)... để yên bề sinh sống và giữ đạo. Họ được các thừa sai dòng Tên đi theo phục vụ. Năm 1670, ở Xích Lam (Ðất Ðỏ), gần Bà Rịa đã có gần 300 gia đình Công giáo. Năm 1692, Ðức cha F. Pérez kinh lý các họ đạo tại vùng Bến Gỗ. Theo Ðức cha M. Labbé, năm 1670, "miền Ðồng Nai có ít nhất trên 2,000 giáo dân". Sự việc các cha dòng Tên ở Ðồng Nai, được cha Juan Antonio nhắc tới từ năm 1700, cụ thể năm 1738, cha Johann Grueber phục vụ 8,000 giáo hữu. Ngày 2-7-1740, Ðức cha E.F. de la Baume (khâm sai Tòa Thánh) ra nghị định phân chia địa sở cho các thừa sai hoạt động, trong đó Ðồng Nai được trao cho các cha dòng Tên coi sóc (trừ Bến Gỗ thuộc Hội Thừa Sai Paris). Theo cha Adrien Launay, năm 1747, vùng Ðồng Nai có số giáo hữu như: Ben-go (Bến Gỗ) 200 giáo hữu thuộc Hội Thừa Sai Paris. Các cha dòng Tên coi sóc: R. Dou-nai (Ðồng Nai) 400, Ben-go (Bến Gỗ) 250, Da-lua 500, Ke-tat 70, Dou-mon 40, R. Moxoai (Mô Xoài) 400, Ba-ria (Bà Rịa) 140, Nui-nua (Núi Nứa) 50 và Ðất Ðỏ 380.
Năm 1844, giáo phận Ðàng Trong được chia thành hai: Ðông Ðàng Trong (Quy Nhơn) và Tây Ðàng Trong (Saigòn). Tây Ðàng Trong gồm 6 tỉnh Nam Kỳ, xứ Cao Miên (Khơ Me) và các tỉnh phía Nam Ai Lao. Vùng đất Bà Rịa, Vũng Tàu, có đông giáo hữu thuộc giáo phận Tây Ðàng Trong do Ðức cha D. Lefèbvre Ngãi coi sóc.
Năm 1850, Tòa Thánh tách trọn phần đất Khơ Me để thành lập giáo phận mới gọi là Nam Vang, trao cho Ðức cha J.C. Miche Mịch coi sóc. Từ ngày phân chia giáo phận đến hết năm 1862, các thừa sai, linh mục, tu sĩ và giáo dân thuộc giáo phận Bà Rịa ngày nay đã phải gánh chịu cơn bách hại cách tàn khốc. Ngoài các bản án được triều đình phê chuẩn cụ thể như vụ thiêu sinh 4 ngục: ngục Dinh (Phước Lễ), ngục Thơm (Long Kiên), ngục Thành (Long Ðiền) và ngục Ðất Ðỏ (Phước Thọ) gồm 700 người. Ðêm 7-1-1862), nhà cầm quyền cho đốt bốn ngục thiêu sinh 444 giáo hữu thuộc 5 họ lẻ: Ðất Ðỏ, Thơm, Dinh, Thành, Gò Sâm (Thạnh Mỹ) hạt Bà Rịa, các vị tử đạo được thừa sai Croc Hòa và cha Trí mai táng trong ba ngôi mộ thập thể ngày 8-1-1862.
 
Năm 1924, giáo phận Tây Ðàng Trong được đổi tên thành giáo phận Saigòn. Năm 1954, gần 800,000 người Công Giáo từ Bắc Việt di cư vào Nam và ở rải rác khắp các tỉnh từ miền Trung trở vào, một số rất đông đã tụ về miền Xuân Lộc Bà Rịa Vũng Tàu tạo nên các xứ đạo mới như Hố Nai, Gia Kiệm, Phương Lâm, Vũng Tàu... Năm 1960, Tòa Thánh chia giáo phận Saigòn thành 3 giáo phận: một giữ tên cũ giáo phận Saigòn, giáo phận Ðà Lạt và giáo phận Mỹ Tho. Vùng đất giáo phận Xuân Lộc thuộc giáo phận Saigòn.
Ngày 14-10-1965, Ðức Phaolô VI ban sắc chỉ tách giáo phận Saigòn thành 3 giáo phận: giáo phận Saigòn vẫn giữ tên cũ, giáo phận Phú Cường và giáo phận Xuân Lộc. Giáo phận Xuân Lộc gồm 3 tỉnh: Long Khánh, Biên Hòa và Phước Tuy (Bà Rịa). Tòa Thánh bổ nhiệm Ðức cha Giuse Lê Văn Ấn làm giám mục tiên khởi. Khi thành lập, giáo phận Xuân Lộc gồm: 164,144 giáo dân trong tổng số dân 521,595 người với 133 giáo xứ, 135 linh mục triều, 19 linh mục dòng, 50 tu sĩ (La San, Gioan Thiên Chúa, Xitô, Ða Minh), 200 nữ tu (Thánh Phaolô, Mến Thánh Giá, Ða Minh). Năm 1974, có 374,560 giáo hữu trên tổng số 1,048,164 dân với 155 giáo xứ, 218 linh mục triều, 25 linh mục dòng, 97 đại chủng sinh, 215 tiểu chủng sinh, 109 tu sĩ, 949 nữ tu, 168 trường trung - tiểu học.
Ðức cha Giuse Lê Văn Ấn đã mở mang giáo phận Xuân Lộc về mọi phương diện. Ngài đã xây dựng những cơ sở cần thiết cho giáo phận như tòa giám mục Xuân Lộc, chủng viện, Trung Tâm Hành Hương Ðức Mẹ Bãi Dâu. Ngày 17-6-1974, ngài đã qua đời sau một cơn bạo bệnh.
Ðức cha Ða Minh Nguyễn Văn Lãng được Tòa Thánh chỉ định làm giám mục Chính Tòa Giáo phận Xuân Lộc ngày 11-8-1974. Từ giữa năm 1975, tình hình chính trị Việt Nam thay đổi, Ðức cha Ða Minh đã sáng suốt lèo lái con thuyền giáo phận Xuân Lộc trong những khó khăn thử thách lớn lao.
 
Vì nhu cầu mục vụ của giáo phận Xuân Lộc ngày càng tăng, Ðức cha Ða Minh, với sự chấp thuận của Tòa Thánh, đã làm lễ tấn phong giám mục cho cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật và đặt ngài làm giám mục phó giáo phận Xuân Lộc ngày 16-7-1975.
 
Ngày 22-2-1988, Ðức cha Ða Minh Nguyễn Văn Lãng đột ngột qua đời, Ðức cha Nguyễn Minh Nhật lên làm giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc trong thời kỳ đất nước đang đổi mới. Ngài đã tích cực xây dựng giáo phận, nhất là thúc đẩy phong trào học hỏi giáo lý trong toàn giáo phận, đào tạo Hội Ðồng Giáo Xứ và đặc biệt đào tạo các ơn gọi linh mục.

Năm 1992, cha Tôma Nguyễn Văn Trâm được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc. Ngài được tấn phong ngày 7-5-1992.
Ngày 30-9-2004, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Ða Minh Nguyễn Chu Trinh làm giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc. Ngày 11-11-2004, lễ tấn phong giám mục được tổ chức tại nhà thờ chính tòa giáo phận Xuân Lộc, cũng ngày này Ðức cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật chính thức nghỉ hưu.
Ngày 22 tháng 11 năm 2005, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã thiết lập Tân Giáo Phận Bà Rịa, tách ra từ giáo phận Xuân Lộc, vừa đồng thời bổ nhiệm Ðức Cha Tomas Nguyễn Văn Trâm, làm giám mục chính toà tiên khởi của tân giáo phận Bà Rịa.
 
Giáo Phận Mới Bà Rịa nằm trọn trong địa giới hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích 1,975 km2, dân số công giáo là 224,474 người giữa tổng dân cư 908,622 người, tức khoảng 24.7%. Số linh mục giáo phận là 67; số linh mục dòng là 35, nam tu 192 và nữ tu 406. Nhà Thờ Giáo Xứ Bà Rịa, được dâng kính hai thánh tông đồ Giacôbê và Philipphê, trở thành Nhà Thờ Chánh Toà của Tân Giáo Phận Bà Rịa. Tân Giáo Phận Bà Rịa thuộc về Giáo Tỉnh Sài Gòn.
Bánh khọt Những chiếc bánh nhỏ tròn nằm gọn trong lòng bàn tay giòn tan, nhấn nhá thêm con tôm tươi, rau sống và đu đủ ngâm chua luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng với du khách. Điều này được minh chứng rất rõ ở lượng người ào kéo đến quán hay số người “mốc mỏ” chờ đến lượt được phục vụ tại quán bánh khọt Gốc Vú Sữa (14 Nguyễn Trường Tộ). Song điểm trừ của quán bánh khọt danh tiếng này là chỉ bán vào các ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ nên nếu đến Vũng Tàu không đúng các dịp này, đừng đi về luôn mà thử "tạt dọc" các quán bánh khọt được đánh giá cao khác như quán Bà Hai (đường Trần Đồng), quán bánh khọt 41 (đường Nguyễn Trường Tộ).

Bài viết: http://news.zing.vn/Den-Vung-Tau-thuong-thuc-7-mon-ngon-post246551.html

Nguồn Zing News

Bánh Canh Long Hương (Quán Thúy) 

Bánh Canh Long Hương là món ăn nổi tiếng tại thị xã Bà Rịa. Sợi bánh được làm từ bột gạo pha với bột lọc để có độ dai và màu trắng trong, nước lèo được hầm từ xương và thịt có vị ngọt đậm đà.
Một tô bánh canh nóng hổi, ăn kèm với giá, rau cần và các loại rau thơm là món điểm tâm sáng tuyệt vời của du khách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét