Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013


Đình Hài Tượng

Đình Hài Tượng, đình hải tượng, đình ht, hải tượng, ht
Vị trí: Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đình Hài Tượng nằm tại 16 ngõ Hài Tượng, vốn là những ngôi đình do nhân dân ba làng Trúc Lâm, Văn Lâm, Phong Lâm (tên Nôm là làng Chắm Trên, làng Chắm Giữa, làng Chắm Dưới) lập nên để thờ các vị tổ nghề thuộc da: Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung và ba người bạn là Phạm Thuần Chính, Phạm Đức Chính và Nguyễn Sỹ Bân.

Người làng Chắm giữa, tức làng Phong Lâm (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) lên cư trú và hành nghề ở ngõ Hài Tượng từ thế kỷ XVIII. Những người thợ ở đây sản xuất các loại giày dép theo kiểu truyền thống, do đó hình thành nên tên ngõ. Đền và đình của thôn Hài Tượng, tổng Hữu Túc cũ, nay là số 14 ngõ Hài Tượng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đình thờ tổ nghề giày dép, có dạy nghề cho dân làng Chắm ở xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Một số người làng Chắm, lên làm ăn ở Thăng Long hành nghề đã lập đình thờ vọng tổ nghề (vị tổ nghề được thờ làm thành hoàng nên nơi thờ cũng gọi là đình).

Vào thời Lê-Mạc (năm 1565), cả ba ông có mặt trong đoàn sứ bộ sang Trung Quốc bang giao. Trên đường đi, đoàn sứ bộ có qua Hàng Châu, các ông đã chú ý đến nghề thuộc da, đóng giầy mà lúc đó ở nước ta, nghề này chưa phát triển. Hoàn thành công việc sứ bộ, ba ông quay lại Hàng Châu học nghề da giầy.
Các ông học và nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày, khi về nước đã truyền nghề cho dân làng Phong Lâm. Từ đó nghề thuộc da, đóng giày ngày càng phát triển thịnh đạt. Các ông được triều đình ban phong chức quan "Thượng y" ở Quốc Tử Giá

http://vietsuntravel.com.vn/wp-content/uploads/2011/10/a.jpg
Ngõ Hài Tượng dài một trăm sáu mươi mét, chỗ trước kia là một xóm nhỏ ở cạnh một cái hồ nông đầy rác, sau được lấp đi. Lối đi từ phố Tạ Hiện vào trong ngõ bắt đầu hai bên là hai ngôi nhà một tầng nhỏ cũ ( số 22 và 24) chứng tỏ bên trong là một xóm cũ mới cải tạo lại, vì đi sâu không kể liên tiếp một bên là ba bốn cổng sau khá to rộng của mấy ngôi nhà lớn bên Hàng Bạc ( như cổng sau nhà Chân Hưng với lớp nhà trong cũng khá lớn); một bên là bức tường của ngôi đình Hài Tượng, có cổng bên ( số 16) còn cổng trước quay ra phố Tạ Hiện, trong cùng mới có một dãy nhà hai tầng nhiều gian được xây trên bãi cỏ trống vào những năm đầu 1940.  

Khách Sạn Camel City  Số 8 / 50 ngõ Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn,
Camel khách sạn thành phố lộng lẫy nằm trên một trong 36 Phố cổ nổi tiếng, trong vòng mười phút đi bộ đến trung tâm của khu Phố cổ, và khoảng cách đi bộ ngắn để tất cả các điểm thu hút chính như hồ Hoàn Kiếm, Nhà hát múa rối nước, Nhà hát lớn Hà Nội, nhà hàng, quán bar, trung tâm mua sắm, kinh doanh và giải trí. Nó cũng rất thuận tiện để truy cập vào tất cả các điểm du lịch lịch sử xung quanh Hà Nội như đền thờ của Văn Học, chùa Một Cột, Bảo tàng Nghệ thuật Việt Nam. Khách sạn có cung cấp sự tiện lợi tốt nhất để khám phá vẻ đẹp của cửa hàng Hà Nội.
Tất cả các nhân viên của chúng tôi là đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp sẽ làm cho bạn cảm thấy ở khách sạn thành phố Camel như ở nhà. Mỗi phòng là tạo điều kiện với truyền hình quốc tế vệ tinh, truy cập internet tốc độ cao miễn phí, điện thoại quay số trực tiếp, giặt, ATM ...
Bên cạnh việc quản lý và hoạt động khách sạn, Camel City khách sạn cũng bao gồm trong tour du lịch dịch vụ. Với hàng chục các chương trình tour tham quan toàn trọn gói cho khách du lịch nước ngoài, chúng ta hoàn toàn hướng dẫn họ đến những nơi vẻ đẹp của Việt Nam từ Bắc vào Nam 

Sau đó đến thăm đền Tiên Hạ

Đền Tiên Hạ, den,tien,ha
Đền Tiên Hạ hiện toạ lạc tại số nhà 46 ngõ Phất Lộc, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Xưa nơi đây thuộc giáp Tiên Hạ, phường Đông Các, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức của Thăng Long
Phất Lộc là tên một làng cổ ở huyện Đông Quan, tỉnh Thái Nình. Vào thế kỷ XVIII năm Đinh Dậu niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717) có một người họ Bùi đã đến Thăng Long theo học trường Quốc Tử Giám rồi ở lại luôn tại đây. Sau đó người làng cũng theo lên, dần dân thành một ngõ toàn dân làng Phất Lộc, do đó mà tên làng thành tên ngõ. Bùi Tú Lĩnh người soạn văn bia đình Thanh Hà là người thuộc dòng dõi này.
Đền Tiên Hạ thờ Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370), nguyên có tên là Cốt, tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Thủa nhỏ ông nổi tiếng là thần đồng. Ông đã từng làm thơ giới thiẹu về minh không khỏi có phần tự phụ:
Giới Hiên tiên sinh tái long miếu
Có chí nuốt trâu từ niên thiếu
Tuổi mới mười hai thái học sinh
Vừa đến mười sáu dự thi đình
Hai mươi bốn tuổi làm quan gián
Hai mươi sáu tuổi sứ Yên Kinh.
Sự thực đúng như thế: đỗ Hoàng giáp khoa Giáp Thìn niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), ông được các vua Trần sử dụng và đã tỏ ra có năng lực toàn diện; đã làm quan trị nhậm ở nhiều nơi: An phủ sứ Thanh Hoá, Kinh lược sứ ở Lạng Giang, đều nổi tiếng có tài chính ự. Ông cũng từng theo các nhà vua ra trận, đánh Ngưu Hống, đánh Ai Lao, mài sườn núi ghi chiến công. Hồi làm Tào viện sứ ở Khoái Châu, ông có kế hoạch đạt kho Tào thưởng chứa thóc để chấn cấp cho dân đói, vua Trần xuống chiếu cho các lộ trong nước phỏng theo các ông mà làm ở địa phương mình. ông cũng thành thạo về luật pháp, dựng nhà Bình doãn xử kiện, không ai bị xử oan hoặc bị xử quá nặng so với tội của mình. Chính công đã cùng với Trương Hán Siêu biên soạn bộ “Hoàng Triều đại điển” và khảo soạn bộ “Hình Thư” để ban hành. Nguyễn Trung Ngạn có khả năng kiêm quản nhiều việc một lúc: năm 1332, ông vừa phụ trách việc thẩm hình trong triều, lại vừa làm An phủ sứ Thanh Hoá; năm 1337 vừa phụ trách Viện Quốc sử, lại vừa làm An phủ sứ Nghệ An. Khi được nhận công tác ngoại giao, ông đx giữ dúng phép tắc để giữ gìn quốc thể. Năm 1324, vua Nguyên sai Mã Hợp Mưu, Dương Tông Thuỵ sang báo tin lên ngôi. Bọn chúng đi lại nghênh ngang hống hách bị Nguyễn Trung Ngạn lấy lý lẽ bẻ lại. Hợp Mưu đuối lý phải xuống ngựa bưng chiếu đi bộ. Vua rất hài lòng. Trải thờ 5 triều vua, bàn luận, tâu bày phần nhiều bổ ích, văn chương, sự nghiệp nổi tiếng một thời. Suốt mấy chục năm đảm nhiệm các trọng trách, cuối cùng Nguyễn Trung Ngạn được giữ vị trí cao nhất trong triều: Đại hành khiển, Thượng thư hỡu bật, Đại học sĩ, Trụ quốc khai huyện bá, Thân Quốc công. ông là một nhà chính trị và nhà văn có tài. Tập thơ của ông được chép toàn bộ trong “Toàn bộ thi lục” của Lê Quý Đôn. Phan Huy Chú khen thơ ông hùng hồn, mạnh mẽ, có phong cách của thơ Đỗ Phủ. Tác phẩm được góp lại trong “Giới Hiên Thi Tập”.
Ông hưởng thọ 82 tuổi. Sau khi ông mất, nhà vua vô cùng thương tiếc, đã cho tổ chức tang lễ trọng thể, phong cho ông làm Thượng đẳng phúc thần và cho phép các nơi lập đền thờ.
Trải qua thời gian dài tồn tại, ngôi đền đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần, trong đó phải kể đến lần trùng tu lớn vào năm Bính Dần, Tự Đức 19 (1866) đã được văn bia ghi lại. Các công trình kiến trúc của đền được bố cục theo kiểu chữ “Công” (I). Từ ngoài vào gồm các công trình sau: cổng đền là một kiến trúc nhỏ hơn kiểu vòm cuốn, trên đỉnh là một nậm rượu, hai bên xây hai cột đồng trụ, đỉnh trụ trang trí búp sen. Qua cổng là một sân nhỏ lát gạch Bát Tràng. Phía trong sân là khu thờ tự gồm: tiền tế, nhà cầu và hậu cung. Các kiến trúc này được khuôn lại trong hệ thống tường bao. Tiền tế là một lớp nhà một gian hai dĩ, làm theo kiểu dầu hồi bít đốc tay ngai, kết cấu bộ khung gỗ nhà tiền tế gồm 4 vì được làm theo kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị” các thanh xà, rường, hoành, kẻ, được bào trơn, bào soi. Nhà cầu gồm 1 gian có hình vuông, trần nhà được bưng kín bằng ván gỗ. Phần kết cấu gỗ được đặt trên 4 cột xi măng vuông 20 cm x 20 cm. Hậu cung gồm một gian hai dĩ chạy ngang. Các bộ vì đỡ mái làm theo kiểu quá giang trụ trốn, bào trơn. Chính giữa hậu cung xây một bệ gạch caco 80 cm, phía trên bài trí hai bộ long ngai bài vị thờ thần, được đặt trang trọng trong khám thờ chạm rồng.
Hiện nay tại di tích còn lưu giữ bộ di vật văn hoá có giá trị lịch sử và nghệ thuật như: hoành phi, câu đối, long ngày, bài vị, khám… Đặc sắc nhất là hệt hống bia đá, gồm 5 tấm, trong đó có tấm bia: “Tiên Hạ linh từ trùng tu bi ký” lập năm Bính Dần niên hiệu Tự Đức thứ 19 (1866).
Một điều đáng chú ý là tại đây, trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến đã là nơi huấn luyện 72 tiểu đội trưởng đầu tiên của Liên khu I Hà Nội và ngõ Phất Lộc đã đứng vững cho đến tận đêm Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút quân ra khỏi thành phố.
Con đường rút bí mật và an toàn nhất được vạch ra là đường qua gầm cầu Long Biên đến Bãi Giữa, vượt qua lạch bên kia sông Hồng sang vùng tự do Đông Anh, Phúc Yên. 18 giờ, ngày 17 tháng 2 năm 1947, các tiểu đoàn của Trung đoàn Thủ đô từ đền Phất Lộc lần lượt hành quân ra “Cột đồng hồ” vượt đê sông Hồng, qua cầu Long Biên đi về hướng bắc. 5 giờ sáng ngày 18 tháng 12 năm 1947, trung đoàn lần lượt qua sông do 20 chiếc thuyền của đồng bào bí mật chở mà địch không hề hay biết.
Đến với di tích đền Tiên Hạ, chúng ta không chỉ có dịp tìm hiểu, nghiên cứu về danh nhân văn hoá Nguyễn Trung Ngạn ở thế kỷ XIII, XIV mà còn được biết thêm về một địa danh lịch sử góp phần làm nên chiến công 60 ngày đêm mở đầu cho cuộc Toàn quốc kháng chiến ở thủ đô Hà Nội.

Cốm vòng

Đến Hà Nội, có lẽ không ai không nhớ đến một thứ quà ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa non. Đó chính là Cốm làng vòng. Tuy nhiên, không phải dịp nào, thời gian nào đến Hà Nội, bạn cũng được thưởng thức đặc sản Cốm  làng vòng. Bởi thứ quà vừa dân dã vừa thanh tao này chỉ có vào mua thu. Vào các mùa khác trong năm, bạn có thể tìm mua bánh cốm tại phố Hàng Than. Từ lâu bánh cốm Hàng Than đã trở thành đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, là món quà được ưa chuộng của du khách thập thương.
dac san ha noi lam qua - com vong
Cốm Vòng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét